Vietcombank năm 2018 đạt lợi nhuận hợp nhất hơn 18.000 tỷ đồng, tăng 63% nhưng vẫn có 5 vấn đề cần lưu ý
Một trong những rủi ro là cho vay tập trung vào một số khách hàng, nhóm khách hàng có liên quan chủ yếu là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước với dư nợ lớn.
Phát biểu khai mạc Hội nghị triển khai nhiệm vụ kinh doanh năm 2019, ông Nghiêm Xuân Thành, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam ( Vietcombank – VCB) cho biết, năm 2018 ngân hàng đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
Cụ thể, lợi nhuận trước thuế đạt hơn 18.000 tỷ đồng, tiếp tục dẫn đầu trong khối các ngân hàng thương mại và cao hơn cả 2 ngân hàng đứng sau cộng lại.
Trong khi đó, nợ xấu của Ngân hàng ở mức thấp nhất từ trước tới nay và thấp nhất trong các tổ chức tín dụng Việt Nam là dưới 1%.
Vietcombank cũng đi đầu về quản trị rủi ro khi là ngân hàng thương mại có vốn nhà nước đầu tiên được áp dụng Basel II theo phương pháp tiêu chuẩn, đã được NHNN trao quyết định vào cuối tháng 11.
Trong năm 2018, Vietcombank cũng tăng cường huy động vốn không kỳ hạn và ngoại tệ đạt hơn 910.926 tỷ đồng, trong đó riêng huy động thị trường 1 đạt hơn 823.830 tỷ đồng, tăng 13,7% so với năm 2017.
Ông Nghiêm Xuân Thành, Chủ tịch Vietcombank phát biểu khai mạc Hội nghị
Tốc độ tăng trưởng huy động vốn bán buôn và bán lẻ lần lượt là 20,1% và 9,6%. Huy động từ khối FDI tăng 9% so với năm 2017. Tỷ trọng huy động vốn bán buôn tăng mạnh từ 37,6% lên 46,6%, tỷ trọng vốn không kỳ hạn tăng 14,2% và chiếm tỷ trọng 29,5% trong tổng nguồn vốn huy động. Huy động vốn ngoại tệ vượt 6,5 tỷ USD tăng 8,2% so với năm trước và chiếm tỷ trọng 18,4%.
Dư nợ tín dụng ở mức hơn 635.452 tỷ đồng, tăng 14,9% so với năm 2017 và dưới mức trần định hướng của Ngân hàng Nhà nước. Tỷ trọng tín dụng bán lẻ tăng mạnh từ 39,6% lên 46,2%. Dư nợ khách hàng FDI tăng 6,4% đạt hơn 41.000 tỷ đồng.
Tỷ lệ nợ xấu hiện chỉ chiếm 0,97% trên tổng dư nợ, với mức nợ xấu nội bảng ở mức 6.181 tỷ đồng. Dư quỹ dự phòng rủi ro ở mức 10.490 tỷ đồng, tỷ lệ bao phủ nợ xấu nội bảng là 169,7% – cao nhất trong lịch sử hoạt động của nhà băng này.
Về khả năng sinh lời, chỉ số lợi nhuận trên tổng tài sản ROAA đạt 1,37% còn lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROAE đạt 25,42%. Tỷ lệ lợi nhuận biên (NIM) đạt 2,91%. Lợi nhuận của riêng ngân hàng mẹ Vietcombank đạt 18.016 tỷ đồng, còn hợp nhất là 18.356 tỷ, tăng hơn 63% so với năm 2017.
Kế hoạch năm 2019, tổng tài sản tăng thêm 12%, huy động vốn từ nền kinh tế tăng 13%, tín dụng tăng 15%, tỷ lệ nợ xấu dưới 1% và lợi nhuận trước thuế tăng 12%. Tăng trưởng tín dụng từ đầu năm gắn liền với hiệu quả và chất lượng
Video đang HOT
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, ông Đào Minh Tú, Phó thống đốc NHNN Việt Nam nhận định, chiến lược phát triển của Vietcombank đang được thực thi có hiệu quả và đúng hướng với những bước tiến vững chắc và an toàn, xứng đáng với vị thế là ngân hàng thương mại trụ cột của Việt Nam, phấn đấu có quy mô và hiệu quả hoạt động ngang tầm và đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng lớn trong khu vực mà Chính phủ và NHNN giao cho Vietcombank.
Phó Thống đốc NHNN Việt Nam Đào Minh Tú
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, theo ông Tú, hoạt động của Vietcombank cũng còn một số vấn đề tiềm ẩn rủi ro cần quan tâm xử lý trong thời gian tới. Cụ thể:
Thứ nhất, rủi ro tập trung tín dụng lớn khi Vietcombank cho vay tập trung vào một số khách hàng, nhóm khách hàng có liên quan chủ yếu là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước với dư nợ lớn.
Thứ hai, tín dụng đầu tư vào một số lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như xây dựng, bất động sản, tiêu dùng, kinh doanh chứng khoán có xu hướng tăng. Mặc dù tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp nhất trong số các ngân hàng thương mại có quy mô lớn, nhưng có chiều hướng gia tăng và tỷ trọng nợ nhóm 5 ở mức cao.
Thứ ba, một số khoản đầu tư trái phiếu doanh nghiệp tiềm ẩn rủi ro với số dư lớn. Hoạt động của một số công ty con, công ty liên kết chưa hiệu quả.
Thứ tư, quy mô tài sản tăng trưởng nhanh nhưng vẫn còn thấp so với các ngân hàng, tập đoàn tài chính lớn trong khu vực; quy mô vốn chưa tăng trưởng tương ứng, gây khó khăn trong đáp ứng các yêu cầu chặt chẽ về mức độ an toàn vốn.
Thứ năm, công tác hiện đại hóa cả về mô hình tổ chức, chiến lược kinh doanh và đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin của Vietcombank vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, đòi hỏi Vietcombank phải quyết liệt và khẩn trương kiện toàn hệ thống công nghệ lõi, gia tăng giá trị dịch vụ, tính bảo mật, kiểm soát rủi ro và phát triển, đầu tư mạnh mẽ về công nghệ ngân hàng để bắt kịp xu hướng ứng dụng công nghệ số hóa đang diễn ra mạnh mẽ trong lĩnh vực ngân hàng.
Nhuệ Mẫn
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Gọi vốn ngoại vào Việt Nam
Sau gần 20 năm đi vào vận hành, thị trường chứng khoán Việt Nam đã khẳng định vai trò là kênh dẫn vốn quan trọng cho nền kinh tế, là điểm đến đầu tư hấp dẫn của nhà đầu tư trong nước và quốc tế.
Tính đến hết tháng 7/2018, giá trị danh mục của nhà đầu tư nước ngoài trên TTCK Việt Nam đạt 34,2 tỷ USD.
Vốn ngoại đổ mạnh vào chứng khoán Việt
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự phối hợp có hiệu quả của các bộ, ngành, địa phương, sự ủng hộ của cơ quan thông tấn báo chí, thị trường chứng khoán Việt Nam đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, đạt được những thành tựu đáng tự hào.
Thứ nhất, đã tạo lập được một thể chế thị trường chứng khoán phù hợp với trình độ phát triển của nước ta, từng bước tiếp cận các chuẩn mực quốc tế và quá trình hội nhập quốc tế và khu vực.
Thứ hai, đã xây dựng và ngày càng hoàn thiện một hệ thống khuôn khổ pháp lý, cơ chế chính sách từ luật, nghị định cho đến các thông tư, quy chế, quy trình phù hợp với tình hình thực tiễn, bảo đảm cho quá trình giao dịch, vận hành và quản lý thị trường chứng khoán thông suốt, an toàn, công bằng, công khai, minh bạch và có hiệu quả.
Ông Đinh Tiến Dũng, Bộ trưởng Bộ Tài chính
Trong năm 2017, cùng với việc tập trung hoàn thiện chính sách cho thị trường chứng khoán, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ thông qua Nghị quyết số 83/NQ-CP ngày 31/8/2017 về xây dựng Luật Chứng khoán (sửa đổi). Đây là cơ sở quan trọng để tiếp tục thực hiện quy trình xây dựng Luật Chứng khoán (sửa đổi) nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển thị trường chứng khoán ổn định, vững chắc.
Thứ ba, dần khẳng định và trở thành kênh huy động vốn quan trọng của nền kinh tế. Quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu năm 2017 đạt hơn 3,5 triệu tỷ đồng, tương đương 70,2% GDP, vượt chỉ tiêu của Chính phủ đề ra cho năm 2020. Năm 2018, thị trường tiếp tục duy trì đà phát triển. Tính đến ngày 30/9/2018, mức vốn hóa thị trường đạt gần 4,235 triệu tỷ đồng, tăng 21% so với cuối năm 2017.
Thị trường trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp ghi nhận bước phát triển mới. Vốn hóa thị trường đạt hơn 1,1 triệu tỷ đồng. Tổng quy mô vốn hóa thị trường chứng khoán (bao gồm cả cổ phiếu và trái phiếu) đến thời điểm cuối tháng 9 đạt gần 5,341 triệu tỷ đồng, tương đương 106,65% GDP.
Năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1191/QĐ-TTg ngày 14/8/2017 phê duyệt "Lộ trình phát triển thị trường trái phiếu giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030". Mục tiêu của Lộ trình nhằm phát triển thị trường trái phiếu ổn định, cấu trúc hoàn chỉnh, đồng bộ về các yếu tố cung - cầu; mở rộng cơ sở nhà đầu tư, tăng quy mô và chất lượng hoạt động, đa dạng hóa các sản phẩm; từng bước tiếp cận với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế.
Thứ tư, thị trường chứng khoán ngày càng góp phần tích cực thúc đẩy cổ phần hóa và quá trình cải cách đổi mới doanh nghiệp nhà nước. Năm 2017 là năm ghi nhận hoạt động thoái vốn nhà nước với giá trị thoái vốn thu về đạt mức kỷ lục: Gần 123 nghìn tỷ đồng, gấp 7,8 lần so với năm 2016. Thặng dư thu về cho ngân sách nhà nước đạt hơn 1,9 nghìn tỷ đồng. Điển hình là đợt đấu giá thoái vốn tại Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) thu về cho ngân sách nhà nước gần 110 nghìn tỷ đồng (tương đương 4,8 tỷ USD), hay đợt đấu giá thoái vốn tại Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) thu về cho ngân sách nhà nước hơn 20 nghìn tỷ đồng (tương đương gần 890 triệu USD).
Thứ năm, thị trường chứng khoán đã thu hút đông đảo các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Năm 2017 ghi nhận lượng vốn đầu tư nước ngoài ở mức lớn chưa từng thấy trong lịch sử thị trường chứng khoán Việt Nam với mức mua ròng 47.864 tỷ đồng (gấp 8 lần so với giá trị mua ròng trong năm 2016). Giá trị danh mục của nhà đầu tư nước ngoài tăng mạnh do tăng mua ròng mạnh các cổ phiếu vốn hóa lớn.
Tính đến cuối năm 2017, tổng giá trị danh mục của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 32,9 tỷ USD, tăng 90% so với cuối năm 2016. Giá trị vốn đầu tư gián tiếp vào ròng năm 2017 đạt hơn 2,9 tỷ USD, tăng hơn gấp đôi so với năm 2016.
Bước sang năm 2018, số lượng tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục gia tăng. Tính tại thời điểm 31/8/2018, tổng số tài khoản nhà đầu tư trên thị trường đạt 2,109 triệu tài khoản (trong đó tài khoản nhà đầu tư nước ngoài chiếm 27.146 tài khoản), tăng 9,87% so với cuối năm 2017. Giá trị danh mục của nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục duy trì ở mức cao, tính đến hết tháng 7/2018 đạt 34,2 tỷ USD.
Thứ sáu, sự ra đời và đi vào hoạt động của thị trường chứng khoán phái sinh vào ngày 10/8/2017 đã đánh dấu tiến trình hoàn chỉnh cấu trúc thị trường chứng khoán Việt Nam; đồng thời, khẳng định trình độ phát triển và đáp ứng nhu cầu tất yếu của thị trường tài chính Việt Nam. Sự kiện này cũng đánh dấu bước phát triển mới của thị trường chứng khoán Việt Nam, đưa Việt Nam trở thành quốc gia thứ 5 có thị trường chứng khoán phái sinh trong khu vực ASEAN và là quốc gia thứ 42 trên thế giới có thị trường tài chính bậc cao này.
Gia tăng sức hút của thị trường
Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020, Việt Nam kiên định chủ động đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế. Với hệ thống chính sách mới đang được nghiên cứu xây dựng, chúng tôi tin tưởng sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2018 - 2020 ở mức 6,7 - 7%/năm, ổn định lãi suất, tỷ giá, lạm phát, nợ công và các yếu tố vĩ mô khác. Qua đó, tiếp tục giữ vị thế là quốc gia năng động, là điểm đến đầu tư hấp dẫn cho các nhà đầu tư quốc tế để cùng tham gia sâu hơn, vươn lên cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu. Trên tinh thần đó, Bộ Tài chính cam kết nỗ lực tối đa, đồng hành và tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư quốc tế quan tâm đầu tư, nhất là đầu tư dài hạn vào thị trường tài chính Việt Nam.
Trong thời gian tới, Bộ Tài chính tiếp tục chỉ đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và các đơn vị liên quan xây dựng cơ chế, chính sách nhằm thu hút nhà đầu tư nước ngoài, tiếp tục góp sức phát triển thị trường chứng khoán nói riêng, thị trường tài chính nói chung an toàn và bền vững. Trong đó, tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
Một là, triển khai xây dựng Luật Chứng khoán (sửa đổi), trong đó chú trọng xây dựng các chính sách nhằm đảm bảo cho thị trường chứng khoán hoạt động công khai, minh bạch và bền vững hơn, đồng thời tạo môi trường thông thoáng hơn cho nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.
Hai là, triển khai các giải pháp chính sách đồng bộ nhằm nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam; xây dựng các quy định về xếp hạng tín nhiệm và thiết lập tổ chức định mức tín nhiệm của Việt Nam, tạo cơ sở cho việc phát triển thị trường trái phiếu và các sản phẩm khác.
Ba là, tiếp tục đẩy mạnh công tác cổ phần hóa, thoái vốn của các doanh nghiệp nhà nước gắn với việc niêm yết và đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán, tăng cường quản trị công ty thông qua các giải pháp đồng bộ thực thi Nghị định 71/2017/NĐ-CP về quản trị công ty và phát hành bộ Nguyên tắc quản trị công ty; tăng cường kiểm tra, giám sát về tính minh bạch các thông tin trong báo cáo tài chính của các công ty đại chúng.
Bốn là, triển khai Đề án phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp; hoàn thiện phương án tổ chức thị trường trái phiếu doanh nghiệp và công tác chuẩn bị để có thể sớm đưa thị trường giao dịch trái phiếu doanh nghiệp vào hoạt động trong năm 2018; khuyến khích các công ty có vốn lớn phát hành trái phiếu và đưa trái phiếu lên niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Năm là, tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh chứng khoán phát triển thông qua việc cắt giảm các thủ tục hành chính, giảm bớt thời gian xử lý các công việc; giải đáp và tháo gỡ kịp thời các vướng mắc của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động; tuyên truyền và hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện các quy định pháp luật mới; hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến thuế nhằm tạo môi trường pháp lý thông thoáng cho các doanh nghiệp mở rộng kinh doanh.
Đặc san Toàn cảnh doanh nghiệp niêm yết 2018
Vietcombank bổ nhiệm Giám đốc chi nhánh Hoàng Mai Sáng ngày 28/09/2018, tại Trụ sở Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàng Mai (Vietcombank Hoàng Mai), đã diễn ra lễ công bố Quyết định bổ nhiệm Giám đốc Vietcombank Hoàng Mai. Ông Nghiêm Xuân Thành - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT Vietcombank (bên phải) trao quyết định và tặng hoa chúc mừng ông Đặng Kiên Định...