Vietcombank Lào – dấu ấn vươn tầm khu vực
Năm 2018 đánh dấu cột mốc vàng son trong lịch sử hoạt động của Vietcombank với 55 năm dựng xây, phát triển và cống hiến.
Quầy giao dịch tiếp khách hàng của Vietcombank Lào chiều 9.10.2018 ẢNH: M.Y
Nhưng không chỉ có thế, năm 2018 còn chứng kiến dấu ấn vươn tầm khu vực của Vietcombank: lần đầu tiên trong lịch sử phát triển mạng lưới, Vietcombank thành lập ngân hàng 100% vốn ở nước ngoài và Lào – một quốc gia đang vươn mình phát triển với vị trí chiến lược trên trục đường chính trong hành lang kinh tế Đông – Tây và Nam – Bắc chính là thị trường đầy tiềm năng trong khu vực Đông Nam Á mà Vietcombank lựa chọn cho lần thâm nhập thị trường nước ngoài mang tính cột mốc này.
Những viên gạch đầu tiên
Video đang HOT
Nhìn lại chặng đường 55 năm của Vietcombank, từ những ngày đầu thành lập, Vietcombank đã phát huy tốt vai trò của một ngân hàng đối ngoại chủ lực, phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế trong nước, đồng thời tạo những ảnh hưởng quan trọng đối với cộng đồng tài chính khu vực và toàn cầu. Mang trong mình khát vọng hội nhập lớn, Vietcombank đã đặt những viên gạch đầu tiên ở các thị trường tài chính quan trọng trên thế giới với việc thành lập Văn phòng đại diện tại Paris, Moscow, Singapore và Công ty tài chính VINAFICO tại Hồng Kông.
Với mục tiêu đến năm 2020 đưa Vietcombank trở thành ngân hàng số 1 tại Việt Nam, một trong 100 ngân hàng lớn nhất khu vực; một trong 300 tập đoàn tài chính ngân hàng lớn nhất thế giới và được quản trị theo các thông lệ quốc tế tốt nhất, Vietcombank tiếp tục hiện thực hóa kế hoạch mở rộng sự hiện diện tại nước ngoài, đặc biệt tại các khu vực có nhiều tiềm năng phát triển, trong đó việc thành lập ngân hàng 100% vốn tại Lào có thể coi là bước chuyển mình ý nghĩa của Vietcombank trong năm 2018. Lần đầu tiên trong lịch sử phát triển mạng lưới, Vietcombank lựa chọn hình thức thành lập ngân hàng 100% vốn, thay vì những lựa chọn phát triển dưới hình thức văn phòng đại diện hay công ty tài chính ở các thị trường nước ngoài như trước đó. Song song với đó, việc Vietcombank lựa chọn Lào là thị trường hoạt động tiếp theo có thể coi là bước đi chiến lược quan trọng trong việc phát triển hiện diện kinh doanh ở khu vực Đông Nam Á.
Tiềm năng phát triển của Vietcombank Lào
Việt Nam là quốc gia thuộc top đầu các nước có hoạt động đầu tư tại Lào và Lào cũng là nước mà doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài lớn nhất. Số dự án và vốn đầu tư của Việt Nam sang Lào gia tăng hằng năm. Điển hình là các dự án có quy mô vốn đầu tư lớn như: dự án xây dựng hệ thống phân phối xăng dầu của PV Oil và Petrolimex; dự án mạng viễn thông tại Lào của Tập đoàn Viettel (84 triệu USD)…
Hiện nay có 5 ngân hàng TMCP tại Việt Nam có hiện diện là chi nhánh và ngân hàng con hoạt động tại Lào gồm VietinBank Lào, SHB Lào, Sacombank Lào, Lào Việt Bank và MB Lào. Là ngân hàng thành lập sau nhưng với cơ sở khách hàng phù hợp với thế mạnh của Vietcombank, Vietcombank Lào sở hữu những lợi thế riêng khi phát triển kinh doanh tại thị trường quốc gia Đông Nam Á này. Cơ cấu các dự án đầu tư tại Lào được trải đều trên một số ngành chính như năng lượng, khai khoáng, dầu khí – xăng dầu và công nghiệp chế biến – chế tạo, xây dựng… cũng là các ngành mà Vietcombank có lợi thế và truyền thống trong cung cấp sản phẩm – dịch vụ tín dụng và ngân hàng tại Việt Nam.
Trao đổi với chúng tôi, ông Phạm Mạnh Thắng – Phó tổng giám đốc Vietcombank kiêm Chủ tịch Vietcombank Lào cho biết: “Về cơ bản, Vietcombank Lào được thừa hưởng uy tín và thương hiệu Vietcombank với nền tảng hạ tầng công nghệ hiện đại; sản phẩm dịch vụ đa dạng; hệ thống quản lý rủi ro, giám sát hoạt động chặt chẽ. Nhằm mục đích tạo sức cạnh tranh với các ngân hàng khác, dự kiến Vietcombank Lào sẽ tập trung khai thác và phục vụ các đối tượng khách hàng có mối quan hệ vững chắc với ngân hàng mẹ tại Việt Nam. Đồng thời, không ngừng nghiên cứu đổi mới sản phẩm dịch vụ đảm bảo thích ứng và phù hợp với môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp, cá nhân tại Lào”.
Theo thanhnien.vn
'Ế' gần 48 triệu cổ phiếu Ngân hàng Quân đội do Vietcombank chào bán
Chỉ có hơn 10% số lượng cổ phiếu MBB chào bán được nhà đầu tư đặt mua.
Gần 48 triệu cổ phiếu MBB do Vietcombank sở hữu chưa bán được
NGỌC THẮNG
Chiều 15.10, buổi đấu giá 53,4 triệu cổ phiếu MBB của Ngân hàng Quân Đội do ngân hàng Vietcombank chào bán diễn ra tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội. Kết quả chỉ có 5,934 triệu cổ phiếu được nhà đầu tư đặt mua với giá thành công bình quân 21.900 đồng/cổ phiếu. Như vậy còn hơn 47,46 triệu cổ phiếu MBB vẫn bị "ế" chưa có người mua.
Vietcombank sẽ thu được 219 triệu đồng trong vụ đấu giá này. Toàn bộ số cổ phiếu nói trên chỉ có một nhà đầu tư cá nhân trong nước trúng thầu trong tổng số 10 nhà đầu tư tham gia đấu giá. Số lượng bán được trong đợt đấu giá này chỉ bằng khoảng 11% lượng cổ phiếu mà Vietcombank chào bán..
Trước đó Vietcombank chào bán cổ phiếu MBB với giá khởi điểm 19.641 đồng/cổ phiếu. Nếu so với giá trên sàn cuối phiên 15.10 của MBB là 21.300 đồng thì giá chào bán thấp hơn khoảng 8%. Có lẽ điều này chưa thật sự hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong khi thủ tục đăng ký đấu giá, chờ cổ phiếu về tài khoản... mất một thời gian tương đối dài. Đó là chưa kể hiện nay khi thị trường chứng khoán chung đang có xu hướng giảm thì những đợt đấu giá cổ phiếu số lượng "khủng" không được quan tâm nhiều.
Vào ngày 22.10 tới, Vietcombank sẽ tiếp tục bán đấu giá 45,6 triệu cổ phiếu của ngân hàng Eximbank. Từ đầu năm đến nay, Vietcombank cũng đã thực hiện thoái vốn tại nhiều tổ chức tín dụng như SaigonBank, Công ty Tài chính Cổ phần Xi măng (CFC) và Ngân hàng Phương Đông. Đây là kế hoạch nằm trong lộ trình thoái vốn tại nhiều tổ chức tín dụng khác để giảm tỷ lệ sở hữu xuống dưới 5% theo quy định.
Mai Phương
Theo Thanhnien.vn
Lãi suất huy động "nhảy múa", lãi suất cho vay không thể "ngồi im" Không chỉ các ngân hàng thương mại nhỏ mà ngay cả nhóm "big 4" gồm Vietinbank, Vietcombank, BIDV, Agribank đều đã liên tục điều chỉnh lãi suất huy động trong vài tháng trở lại đây. Lãi suất cho vay cũng đã được điều chỉnh ở mức 0,1-1% tùy từng ngân hàng kể từ tháng 8. Đua tăng lãi suất huy động Trong biểu...