Vietcombank lãi 9.100 tỷ sau 5 tháng
Đây là một trong những số liệu được ông Nghiêm Xuân Thành, Chủ tịch HĐQT Vietcombank chia sẻ về tình hình hoạt động của ngân hàng này trong những tháng đầu năm.
Đáng chú ý, kết quả tăng trưởng lợi nhuận này của Vietcombank diễn ra trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng chung của toàn ngành thấp kỷ lục và các ngân hàng thương mại Nhà nước khác đều ghi nhận tăng trưởng tín dụng âm từ đầu năm.
Cụ thể, số liệu mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, tăng trưởng tín dụng đến 16/6 mới đạt 2,13% so với đầu năm, chưa bằng một nửa so với cùng kỳ năm trước (5,7%).
Trong đó, tín dụng vào lĩnh vực nông nghiệp mới tăng 0,3%; tín dụng xuất khẩu tăng 4,94%; tín dụng lĩnh vực công nghệ tăng 2,92%; công nghiệp phụ trợ 2,27%…
Theo ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ tín dụng Ngân hàng Nhà nước, tín dụng tăng trưởng chậm là điều dễ hiểu trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp hiện nay.
“Dù Việt Nam kiểm soát dịch bệnh rất tốt, các doanh nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn. Đây là tình hình chung, cũng lo nhưng phải chịu”, ông Hùng nói.
Vụ trưởng Tín dụng cũng nhấn mạnh quan điểm, không thể thúc đẩy tăng trưởng tín dụng bằng cách hạ chuẩn cho vay vì dễ phát sinh nợ xấu cho hệ thống.
Theo ông Nghiêm Xuân Thành, Chủ tịch HĐQT Vietcombank, trong khi thanh khoản của các tổ chức tín dụng rất dồi dào, lãi suất liên ngân hàng thấp, mà tín dụng không tăng tức là sức hấp thụ vốn của nền kinh tế đã có những dấu hiệu giảm sút rõ nét.
Với riêng Vietcombank, nhà băng này vẫn ghi nhận mức tăng trưởng tín dụng 3% trong 5 tháng đầu năm, và là ngân hàng duy nhất trong nhóm 4 ngân hàng thương mại Nhà nước tăng trưởng tín dụng dương giai đoạn này.
“Năm nay Vietcombank được Ngân hàng Nhà nước giao chỉ tiêu tăng trưởng tối đa 10%, với tốc độ tăng trưởng 3% sau 5 tháng đầu năm, ban lãnh đạo kỳ vọng tăng trưởng năm nay sẽ đạt 10% theo chỉ tiêu mà cơ quan quản lý giao”, ông Thành nói.
Cập nhật thêm về kết quả kinh doanh của ngân hàng, Chủ tịch Vietcombank cho biết, dù nhiều khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 nhưng nợ xấu của ngân hàng vẫn ở dưới 1%.
Video đang HOT
Ngoài ra, ngân hàng này đã trích lập dự phòng bao nợ xấu với tỷ lệ 260%, tương đương mỗi 100 đồng nợ xấu lại Vietcombak đang được trích lập 260 đồng dự phòng.
Cũng trong 5 tháng đầu năm, dù phải chia sẻ lợi nhuận để giảm lãi suất cho doanh nghiệp nhưng nhà băng này vẫn ghi nhận 9.100 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Theo tính toán từ ban lãnh đạo, với tốc độ này, cùng việc giảm 2.240 tỷ lợi nhuận cả năm 2020 cho việc giảm lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp, Vietcombank dự kiến lợi nhuận năm nay tương đương số thu về năm trước, xấp xỉ 23.000 tỷ đồng.
Ngoài Vietcombank, nhiều nhà băng cũng đã công bố kết quả kinh doanh 5 tháng đầu năm (giai đoạn dịch Covid-19 bùng phát trong nước).
Trong đó, ông Nguyễn Văn Lê, Tổng giám đốc SHB cho biết, sau 5 tháng, nhà băng này đã ghi nhận hơn 1.300 tỷ lợi nhuận trước thuế, tương đương 40% kế hoạch lợi nhuận cả năm nay (3.268 tỷ) đã được cổ đông thông qua.
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2020 của Sacombank, bà Nguyễn Đức Thạch Diễm, Tổng giám đốc ngân hàng cũng cho biết, sau 5 tháng tổng tài sản ngân hàng đã tăng 5,23%, chỉ tiêu huy động vốn và dư nợ tín dụng đều tăng gần 5% so với đầu năm.
Với các chỉ tiêu này, Sacombank ghi nhận 1.303 tỷ lợi nhuận trước thuế sau 5 tháng, tương đương 51% kế hoạch cả năm.
Tương tự, cả HDBank, VPBank, TPBank, Vietinbank hiện đều đã công bố con số lợi nhuận thu được sau 5 tháng đầu năm.
Giảm phí bank: Cần sự chung tay của nhà mạng và tổ chức thẻ quốc tế
Trước những tác động tiêu cực từ dịch COVID-19, các ngân hàng rất cần sự chung tay chia sẻ từ nhà mạng thông qua giảm phí tin nhắn SMS.
Giao dịch tại Vietcombank. (Ảnh: CTV/Vietnam )
Từ đầu năm đến nay, trước sự tác động tiêu cực của dịch COVID-19, nhiều ngân hàng đã chủ động giảm phí để chia sẻ với khách hàng.
Tuy nhiên theo thống kê thì phí nhà mạng viễn thông dành cho các tin nhắn SMS của ngân hàng đang cao gấp 3 lần so với tin nhắn thông thường. Bên cạnh đó, các ngân hàng đang phải dồn lực để thực hiện kế hoạch chuyển đổi từ thẻ công nghệ từ sang thẻ công nghệ chip nên ngoài chi phí như hiện nay thì các họ sẽ phải tăng thêm gánh nặng chi phí để thực hiện kế hoạch này.
Chính vì vậy, ngành ngân hàng đang rất cần sự chung tay của Tổ chức thẻ quốc tế và các nhà mạng viễn thông có chính sách hỗ trợ về phí và giảm phí SMS để hỗ trợ ngân hàng đối phó với tác động từ dịch COVID-19.
Tiên phong giảm phí
Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) được ghi nhận là ngân hàng tiên phong và chủ động nhất trong việc triển khai các kế hoạch để hỗ trợ khách hàng trên các phương diện từ gia hạn nợ, miễn, giảm lãi suất, cho vay mới với lãi suất ưu đãi đến giảm phí.
Đối với lĩnh vực ngân hàng điện tử và thanh toán thẻ, Vietcombank đã triển khai các biện pháp giảm phí cùng các hình thức hỗ trợ khác nhằm chia sẻ với khách hàng và hỗ trợ khách hàng phòng, chống tác động tiêu từ của dịch COVID-19 gồm có: Miễn phí chuyển tiền ủng hộ phòng, chống COVID-19 và xâm nhập mặn; giảm phí chuyển tiền liên ngân hàng với giao dịch có giá trị từ 500.000 đồng trở xuống, áp dụng từ 25/2 cho khách hàng cá nhân thực hiện chuyển tiền nhanh liên ngân hàng 24/7 qua tài khoản và qua thẻ.
Bên cạnh đó, Vietcombank cũng giảm phí chuyển tiền liên ngân hàng đối với giao dịch có giá trị từ 500.001 đồng đến 2 triệu đồng, áp dụng từ 23 giờ ngày 25/3, áp dụng cho khách hàng cá nhân thực hiện chuyển tiền nhanh liên ngân hàng 24/7 qua tài khoản và qua thẻ.
Giảm phí chuyển tiền liên ngân hàng cho cả khách hàng cá nhân (thực hiện chuyển tiền liên ngân hàng qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng-IBPS) và tổ chức (thực hiện chuyển tiền đi khác hệ thống) từ ngày 1/4. Giảm phí thanh toán Ecom thẻ nội địa cho 3 hãng hàng không và đường sắt Việt Nam, áp dụng từ 10/4-31/12.
Ngoài ra, gửi thẻ tín dụng trực tiếp cho khách hàng tại các địa chỉ trên lãnh thổ Việt Nam và kích hoạt thẻ qua các kênh ngân hàng điện tử, áp dụng từ 20/4.
Tiếng nói của người trong cuộc
Theo tìm hiểu, để triển khai được dịch vụ của mình, ngoài chi phí đổi mới và đầu tư nâng cấp dành cho công nghệ, các ngân hàng vẫn đang phải chi trả các khoản chi phí cho đối tác hợp tác cung cấp dịch vụ ngân hàng điện tử cho khách hàng như: Phí chuyển tiền trả trung gian thanh toán đối với các giao dịch chuyển tiền liên ngân hàng; chi phí tin nhắn phát sinh trong quá trình khách hàng sử dụng dịch vụ của ngân hàng và ngân hàng phải trả cho nhà mạng/công ty cung cấp dịch vụ đầu số: tin nhắn biến động số dư tài khoản, chi tiêu thẻ, xác thực giao dịch, tin nhắn thông báo lịch trả tiền vay/sao kê thẻ.
Ngoài ra, còn các chi phí để duy trì vận hành hệ thống của ngân hàng.
Trong thời điểm dịch bệnh COVID-19, khi ngân hàng liên tục giảm và mở rộng đối tượng giảm phí dịch vụ thì chỉ có một số ít đối tác có chính sách cùng chia sẻ với ngân hàng thông qua việc giảm phí còn phần lớn các đối tác khác giữ nguyên chính sách phí hoặc thậm chí có xu hướng tăng phí như chi phí tin nhắn SMS.
Theo thống kê thì phí nhà mạng viễn thông dành cho các tin nhắn SMS của ngân hàng đang cao gấp 3 lần so với tin nhắn thông thường. Dù vậy, các tin nhắn SMS vẫn là một trong các cấu phần quan trọng để các ngân hàng triển khai các hoạt động thanh toán điện tử nói chung và thanh toán thẻ nói riêng.
Bà Nguyễn Hồng Vân, Giám đốc Trung tâm thẻ của Vietcombank cho biết 2020-2021 là giai đoạn mà Vietcombank và các ngân hàng đang phải dồn lực để thực hiện kế hoạch chuyển đổi thẻ từ công nghệ từ sang chip nên ngoài chi phí như hiện nay thì các ngân hàng sẽ phải tăng thêm gánh nặng chi phí để thực hiện kế hoạch này.
"Thực tế đối với mảng dịch vụ thẻ, các ngân hàng đều phải đầu tư rất nhiều, với chi phí rất lớn cho các hạng mục đầu tư hạ tầng hệ thống xử lý giao dịch thẻ, hệ thống máy ATM/máy thanh toán thẻ (EDC), bảo trì bảo dưỡng hệ thống ATM/EDC... Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay các ngân hàng còn phải đầu tư thêm chi phí nâng cấp hệ thống ATM/EDC/hệ thống xử lý/hệ thống bảo mật nhiều lớp để tuân thủ các yêu cầu từ cơ quan quản lý về đảm bảo chất lượng dịch vụ và an toàn cho giao dịch thanh toán thẻ và để đảm bảo phù hợp với xu thế thanh toán mới, công nghệ cao," bà Vân chia sẻ.
Cũng theo bà Vân, bên cạnh các chi phí trên, kế hoạch chuyển đổi thẻ theo chuẩn kiểm tra tính đáp ứng tiêu chuẩn thẻ chip nội địa VCCS theo quy định của Ngân hàng Nhà nước cho toàn bộ thị trường cũng khiến Vietcombank và các ngân hàng tại Việt Nam phải bỏ ra chi phí rất lớn để mua về phôi thẻ chip, nâng cấp hệ thống và chi phí thực hiện chuyển đổi cho khách hàng. Tuy nhiên, với mục tiêu đem đến sản phẩm dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao, an toàn, tiện lợi, đáp ứng như cầu cao của khách hàng, Vietcombank hiện vẫn đang hỗ trợ chuyển đổi miễn phí cho khách hàng.
Ngoài ra, ngân hàng phải chi trả chi phí xử lý giao dịch, phí bản quyền cho các Tổ chức thẻ quốc tế, Công ty chuyển mạch quốc gia Việt Nam (NAPAS), đối tác viễn thông (đường truyền, tin nhắn) và các đối tác khác (thuê mặt bằng đặt ATM)...
Hiệp hội ngân hàng lên tiếng
Hiệp hội Ngân hàng cũng đã có công văn chính thức yêu cầu các Tổ chức thẻ quốc tế có chính sách hỗ trợ các ngân hàng về phí (như giảm phí xử lý giao dịch, phí interchange...) đồng thời cũng có công văn đề nghị các nhà mạng viễn thông giảm phí SMS để hỗ trợ ngân hàng đối phó với tác động từ dịch COVID-19.
Các ngân hàng đánh giá cao vai trò và trách nhiệm của Hiệp hội ngân hàng với các hội viên. Thực tế các ngân hàng đang duy trì, sử dụng tin nhắn SMS là một nhu cầu thiết yếu để đảm bảo an toàn và sự yên tâm cho khách hàng khi sử dụng ngân hàng trực tuyến, thanh toán thẻ. Tuy nhiên, trước những tác động tiêu cực từ dịch COVID-19, các ngân hàng cũng rất cần sự chung tay chia sẻ từ nhà mạng thông qua giảm phí tin nhắn SMS. Điều này không chỉ giúp chia sẻ bớt gánh nặng cho các ngân hàng, mà còn đem lại lợi ích thiết thực cho khách hàng của hai bên.
Trong thời gian qua, NAPAS đã giảm phí và các ngân hàng cũng đã chia sẻ giảm phí tới người dân. Trong thời gian tới, các ngân hàng cũng chờ những đối tác khác trong chuỗi cung ứng dịch vụ thanh toán như Tổ chức thẻ quốc tế, nhà mạng... có hành động tương tự.
Việc giảm phí cũng nhằm thực hiện tốt quyết định số 283/QĐ-TTg về Đề án "Kế hoạch cơ cấu lại ngành dịch vụ đến năm 2020, định hướng đến năm 2025."
Đề án đặt mục tiêu phấn đấu tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ giai đoạn 2016-2020 đạt khoảng 6,6-7,1%. Tỷ trọng khu vực dịch vụ trong GDP khoảng 41,5%-42% vào năm 2020. Giai đoạn 2021-2025, tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ đạt khoảng 7%-7,5%. Tỷ trọng khu vực dịch vụ trong GDP khoảng 43%-44% vào năm 2025.
Về tài chính-ngân hàng, đến năm 2025 tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng/tổng thu nhập của các ngân hàng thương mại 16%-17%; tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống tổ chức tín dụng dưới 3%; ít nhất 2-3 ngân hàng thương mại nằm trong top 100 ngân hàng lớn nhất (về tổng tài sản) trong khu vực châu Á.
Trong giai đoạn 2015-2020, nhiều ngân hàng đã có những đầu tư lớn cho công nghệ, gia tăng các sản phẩm dịch vụ mang hàm lượng tri thức và công nghệ cao nhằm triển khai chiến lược ngân hàng số để tăng thu nhập từ phí dịch vụ, giảm dần sự phụ thuộc vào tín dụng./.
Giá USD hôm nay 6/5 Sáng nay giá USD và đồng Nhân dân tệ (NDT) biến động nhẹ Sáng nay 6/5 giá USD và đồng Nhân dân tệ (NDT) biến động nhẹ . Ảnh: BNEWS/TTXVN Giá ngoại tệ tại các ngân hàng thương mại Tại các ngân hàng thương mại, sáng nay giá USD và đồng Nhân dân tệ (NDT) tăng nhẹ. Lúc 8 giờ 25 phút, tại...