Vietcombank – Khát vọng vươn ra biển lớn
Liên tiếp dẫn đầu hệ thống ngân hàng về hiệu quả kinh doanh trong năm 2018 và năm 2019, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam ( Vietcombank) không ngừng tạo dấu ấn đột phá của “người dẫn đầu” với khát vọng “vươn ra biển lớn”…
Khẳng định vị trí dẫn đầu 2019
Giai đoạn vừa qua, Vietcombank đã để lại dấu ấn sâu đậm với những mục tiêu liên tiếp được chinh phục. Quy mô tổng tài sản của Vietcombank hiện nay đã đạt trên 1 triệu tỷ đồng, tăng gần gấp đôi so với đầu năm 2015; quy mô lợi nhuận tăng gấp 3 lần, cao nhất ngành ngân hàng; chất lượng tài sản được quản trị thực chất với tỷ lệ nợ xấu dưới 1%.
Cơ cấu hoạt động của Vietcombank chuyển dịch mạnh mẽ, hệ thống mạng lưới trong và ngoài nước phát triển mở rộng, giá trị vốn hóa cao nhất trên thị trường chứng khoán, môi trường làm việc được đánh giá thuộc nhóm tốt nhất Việt Nam.
Vietcombank nổi bật ở chất lượng tài sản và hiệu quả kinh doanh. Sau đợt phát hành tăng vốn cho Mizuho Bank và GIC (quỹ đầu tư thuộc Chính phủ Singapore), Vietcombank vươn lên dẫn đầu hệ thống về quy mô vốn chủ sở hữu, đồng thời là ngân hàng đầu tiên đạt chuẩn Basel II. Trong danh sách Global 2000 năm 2019 của Forbes, Vietcombank xếp ở vị trí 1.096, thứ hạng cao nhất tới nay và dẫn đầu trong ba ngân hàng Việt Nam có tên trong bảng.
Chiến lược phát triển Vietcombank đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 đã xác lập trở thành Ngân hàng số 1 tại Việt Nam, một trong 100 Ngân hàng lớn nhất trong khu vực châu Á, một trong 300 tập đoàn tài chính ngân hàng lớn nhất thế giới
Với thế mạnh về kinh doanh ngoại tệ, Vietcombank đóng vai trò quan trọng trong hệ thống thanh toán quốc gia. Năm qua, doanh số thanh toán quốc tế – tài trợ thương mại của ngân hàng đạt 78,3 tỉ USD. Không kể các giao dịch liên ngân hàng, doanh số mua bán ngoại tệ của Vietcombank đạt 46,5 tỉ USD, dịch vụ chuyển tiền kiều hối đạt 2,2 tỉ USD.
Đây thực sự là các con số nổi bật trong hệ thống tài chính. Vietcombank cũng là nhà phát hành thẻ số một tại Việt Nam, dẫn đầu về số lượng máy POS và số lượng máy ATM.
Tháng 8/2019, Forbes Việt Nam công bố Top 50 thương hiệu dẫn đầu, thương hiệu Vietcombank được xác định ở mức 246 triệu USD, dẫn đầu nhóm ngành tài chính, ngân hàng, bảo hiểm tại Việt Nam. Uy tín và thương hiệu giúp Vietcombank sở hữu tập khách hàng lớn bao gồm cả khách hàng cá nhân và doanh nghiệp.
Chia sẻ về những thành tích ấn tượng trong hoạt động kinh doanh thời gian vừa qua, ông Nghiêm Xuân Thành, Chủ tịch HĐQT Vietcombank nhấn mạnh: Trước hết, những đột phá ấn tượng đó xuất phát từ nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định, tăng trưởng kinh tế cao, công tác điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng đạt nhiều thành tựu. Cùng với đó, Vietcombank đã đề ra tầm nhìn và xây dựng chiến lược phát triển đúng đắn, bài bản.
Video đang HOT
Thứ hai, Vietcombank đã đổi mới mạnh mẽ trong quản trị điều hành, triển khai đồng bộ các dự án chuyển đổi nhằm từng bước áp dụng các chuẩn mực và thông lệ quốc tế tốt nhất. Thứ ba, Vietcombank xác định khách hàng là trung tâm, niềm tin của khách hàng đối với Vietcombank ngày càng gia tăng chính là tài sản vô hình có giá trị to lớn, là cơ sở cho sự phát triển mạnh mẽ của Vietcombank.
Sau cùng, theo Chủ tịch HĐQT Vietcombank, yếu tố con người đóng vai trò then chốt trong thành công của ngân hàng. Vietcombank luôn chú trọng phát triển đội ngũ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo dựng môi trường làm việc thân thiện, khuyến khích sáng tạo cùng với chính sách đãi ngộ minh bạch gắn với cơ chế đánh giá công bằng, tạo động lực thúc đẩy tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc.
Khát vọng vươn tầm thế giới
Chiến lược phát triển Vietcombank đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 đã xác lập trở thành Ngân hàng số 1 tại Việt Nam, một trong 100 Ngân hàng lớn nhất trong khu vực châu Á, một trong 300 tập đoàn tài chính ngân hàng lớn nhất thế giới, một trong 1.000 doanh nghiệp niêm yết lớn nhất toàn cầu, có đóng góp lớn vào sự phát triển của Việt Nam.
Thực hiện chiến lược đó, những năm gần đây, song song với việc củng cố và khẳng định vị trí số 1 tại Việt Nam, Vietcombank đã không ngừng “vươn ra biển lớn”. Cùng với các công ty con trước đó tại thị trường Mỹ, Hong Kong (Trung Quốc), Văn phòng đại diện tại Singapore; năm 2018, Vietcombank chính thức khai trương hoạt động Ngân hàng TNHH Ngoại thương Việt Nam tại Lào.
Không dừng lại ở đó, mới đây nhất, ngày 01/11/2019, Vietcombank chính thức khai trương hoạt động Văn phòng đại diện tại Mỹ, với trụ sở tại Phòng 1428, tòa nhà One Rockefeller Plaza, thuộc khu trung tâm Manhattan, thành phố New York (Tiểu bang New York, Mỹ).
Trước đó, trong tháng 10/2019 Vietcombank cũng đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận thành lập Chi nhánh tại Úc. Với việc gia tăng hiện diện tại nước ngoài, nhất là tại các thị trường phát triển, khát vọng vươn tầm khu vực và thế giới của Vietcombank đang từng bước trở thành hiện thực. Sự kiện này đã khẳng định tầm vóc, vị thế và là bước tiến quan trọng mang tính chiến lược của Vietcombank trong mục tiêu vươn ra khu vực và thế giới.
“Việc một ngân hàng thương mại của Việt Nam vượt qua những điều kiện khắt khe để được các cơ quan quản lý Mỹ cấp phép hoạt động cho thấy hệ thống ngân hàng Việt Nam đã thực sự hội nhập và đáp ứng nhiều chuẩn mực quốc tế”, ông Nghiêm Xuân Thành khẳng định.
Kế hoạch chiến lược đến năm 2025
Về các mục tiêu kinh doanh dự kiến đạt được vào năm 2025, ông Nghiêm Xuân Thành – Chủ tịch HĐQT Vietcombank cho biết, ngân hàng chuyển dịch trọng tâm kinh doanh vào bốn trụ cột chính là bán lẻ – dịch vụ – kinh doanh vốn – ngân hàng đầu tư.
“Nâng tỷ trọng thu nhập từ ngân hàng bán lẻ và dịch vụ là chủ yếu. Động lực cho tăng trưởng chính là chuyển đổi ngân hàng số, đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng, gia tăng trải nghiệm khách hàng”, ông Nghiêm Xuân Thành nhấn mạnh. Để thực hiện mục tiêu tham vọng trên, Vietcombank đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng với những chương trình, kế hoạch cụ thể và chủ động.
Đầu tiên phải kể đến bancassurance, sự kết hợp giữa ngân hàng và công ty bảo hiểm. Hiểu đơn giản, ngân hàng sẽ trở thành đại lý phân phối các sản phẩm của một đối tác bảo hiểm cho chính khách hàng của ngân hàng.
Với việc “bắt tay” này, công ty bảo hiểm sẽ bán được sản phẩm tới đúng đối tượng tiềm năng, người có thu nhập và tiền nhàn rỗi gửi ngân hàng, còn ngân hàng thu được phí và hoa hồng từ các hợp đồng bảo hiểm. Từ lợi thế về thương hiệu, khách hàng và mạng lưới cũng sẽ giúp Vietcombank trong tương lai gần có thể bán chéo các sản phẩm.
Chẳng hạn, khách hàng vay mua nhà được chào mời mua nội thất, thiết bị điện gia dụng; người mua ô tô được tiếp cận mời mua bảo hiểm xe cơ giới; mua vé máy bay trực tuyến bằng thẻ tín dụng được chào mời đặt phòng khách sạn, mua bảo hiểm du lịch… Một hướng phát triển rất quan trọng của hệ thống tài chính hiện nay là ngân hàng số.
Về xu hướng này, ông Nghiêm Xuân Thành cho biết, Vietcombank hướng đến mục tiêu trở thành ngân hàng đứng đầu về chuyển đổi số. Hiện nay, Vietcombank đã và đang mở rộng hợp tác với các công ty công nghệ tài chính (fintech) để nghiên cứu và đưa ra thị trường các tiện ích thanh toán mới. Ngay trong tháng 11/2019, Trung tâm ngân hàng số của Vietcombank cũng đã được thành lập.
Với nền tảng quan trọng đạt được trong hơn 55 năm và những kết quả đột phá mạnh mẽ trong hoạt động kinh doanh những năm gần đây, tin rằng, Vietcombank sẽ thực hiện thành công chiến lượcđến năm 2025, tiếp tục khẳng định vị thế dẫn đầu thị trường tài chính Việt Nam.
Vietcombank là ngân hàng lớn đầu tiên đưa vào hoạt động Trung tâm ngân hàng số tại Việt Nam. Dự án Ngân hàng lõi Core-banking của Vietcombank sau 5 năm nghiên cứu cũng sẽ chính thức triển khai toàn hệ thống vào đầu năm 2020.
Cùng với đó là các dự án hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, chắc chắn Vietcombank sẽ là ngân hàng cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tiên tiến vượt trội tới các đối tác, khách hàng của mình. Với nền tảng quan trọng đạt được trong hơn 55 năm và những kết quả đột phá mạnh mẽ trong hoạt động kinh doanh những năm gần đây, tin rằng, Vietcombank sẽ thực hiện thành công chiến lược đến năm 2025, tiếp tục khẳng định vị thế dẫn đầu thị trường tài chính Việt Nam.
L. Hưng
Theo Tapchitaichinh.vn
Ngân hàng được mùa bán vốn, 'túi tiền' cổ đông được dịp 'phình to'
"Túi tiền" của các nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần phát hành riêng lẻ của Vietcombank cũng như BIDV đều "phình to" hơn đáng kể so với số tiền bỏ ra ban đầu.
Ngân hàng được mùa bán vốn, 'túi tiền' cổ đông được dịp 'phình to'
Chốt phiên giao dịch sáng 4/11, cổ phiếu VCB của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) lại một lần nữa phá đỉnh khi tăng tới 3,3%, lên mức 91.700 đồng/cổ phiếu.
Tính từ đầu năm tới nay, cổ phiếu này đã tăng tới 71% về thị giá.
Hồi đầu năm nay, Vietcombank đã hoàn tất phát hành riêng lẻ hơn 111 triệu cổ phiếu cho GIC - quỹ đầu tư quốc gia của Singapore và cổ đông hiện hữu là Mizuho Bank với giá bình quân khoảng 55.800 đồng/cổ phiếu và kể từ đó, cổ phiếu VCB bắt đầu đà tăng "phi mã".
Tính ra, so với thị giá hiện tại, các cổ đông nước ngoài trên đã tạm lãi khoảng trên 60% chỉ sau khoảng 10 tháng đầu tư vào Vietcombank. Hay dễ hình dung hơn, rót 6.200 tỷ đồng vào Vietcombank, GIC và Mizuho Bank đang tạm lãi tới 4.000 tỷ đồng.
Có phần tương tự với trường hợp của Vietcombank là trường hợp của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).
Ngày 31/10 vừa qua, BIDV công bố đã hoàn tất phát hành riêng lẻ hơn 603 triệu cổ phiếu cho đối tác Hàn Quốc là KEB Hana Bank. Mức giá phát hành là 33.640 đồng/cổ phiếu.
Tuy nhiên, nếu điều chỉnh sau chia cổ tức tiền mặt tổng tỷ lệ 14% cho hai năm 2017 và 2018, mức giá phát hành thực chất là khoảng 35.000 đồng/cổ phiếu (do KEB Hana Bank thống nhất không nhận cổ tức hai năm trên).
Chốt phiên giao dịch sáng 4/11, cổ phiếu BID của BIDV đã tăng 2,7% lên mức 42.100 đồng/cổ phiếu.
Nếu so với mức thị giá này, KEB Hana Bank đang tạm lãi khoảng 20%. Nói cách khác, lượng tài sản mà KEB Hana Bank bỏ ra 20.200 tỷ đồng để mua, nay đang có giá gần 25.400 tỷ đồng.
Một ngân hàng khác cũng đang trong tiến trình bán vốn là Ngân hàng TMCP Quân đội (MB).
Theo một bản báo cáo phân tích của Công ty Chứng khoán Agriseco, MB đang kỳ vọng sẽ thu về khoảng 250 triệu USD từ đợt phát hành sắp tới, tương đương giá "3x" cho mỗi cổ phiếu. Tại đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2019 tổ chức hồi tháng 4/2019, Tổng giám đốc MB Lưu Trung Thái cũng cho biết ngân hàng này kỳ vọng bán cổ phiếu cho nước ngoài với giá trên 30.000 đồng/cổ phiếu, thậm chí đến 40.000 đồng/cổ phiếu.
Nhiều nhà đầu tư đang kỳ vọng thương vụ bán vốn này sẽ trở thành động lực tăng giá cho cổ phiếu MBB vốn nổi tiếng với "sức ì" lớn.
Từ đầu năm đến nay, cổ phiếu MBB đã tăng khoảng 30% về thị giá. Tuy nhiên, nếu không tính "cú rơi" bất ngờ đầu tháng 1, đa phần các nhà đầu tư đang lãi khoảng dưới 20% tính cả cổ tức.
Minh Tâm
Theo Vietnamfinance.vn
Ngân hàng đầu tiên hoàn thành cả 3 trụ cột Basel II VIB là ngân hàng đầu tiên trong hệ thống hoàn thành cả 3 trụ cột Basel II, trước cả các tên tuổi lớn như Vietcombank. Sáng 19/12/2019, Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) tổ chức Lễ công bố Hoàn thành ba trụ cột của Basel II tại VIB. Như vậy đây là ngân hàng đầu tiên trong hệ thống hoàn thành...