Vietcombank: Dư nợ tín dụng đến cuối tháng 6 tăng 5%
Vietcombak cho biết, dư nợ tín dụng đến cuối tháng 6 tăng 5% so với năm 2019. Tín dụng bán lẻ tiếp tục tăng trưởng cao ở mức 7,4%, chiếm 51,8%/tổng dư nợ.
Huy động vốn giữ nhịp tăng trưởng phù hợp với tình hình sử dụng vốn. Nguồn vốn huy động thị trường I đạt trên 1 triệu tỷ đồng, tăng 5,6% so với năm 2019.
Ảnh minh họa.
Dư nợ tín dụng đạt trên 772 nghìn tỷ đồng, tăng 5% so với 2019 và là một điểm sáng về mức tăng trưởng cao trong toàn hệ thống ngân hàng. Tín dụng bán lẻ tiếp tục tăng trưởng cao ở mức 7,4%, chiếm 51,8%/tổng dư nợ, tăng thêm 1,2 điểm % so với 2019.
Video đang HOT
Lãnh đạo Vietcombank cho biết, chất lượng tín dụng tiếp tục được kiểm soát tốt. Vietcombank đã thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 01 của NHNN với dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ giữ nguyên nhóm nợ là 11,761 nghìn tỷ đồng; Tổng dư nợ được giảm lãi suất cho vay khoảng 200,8 nghìn tỷ đồng.
Giảm lãi suất điều hành vẫn chưa có tác dụng
Mặc dù ghi nhận việc cắt giảm các mức lãi suất điều hành của NHNN sẽ hỗ trợ nền kinh tế phục hồi, song theo các chuyên gia, động thái này chưa thể kéo ngay lãi suất cho vay giảm thêm.
Chưa tác động ngay đến lãi vay
Nhiều chuyên gia cho rằng, động thái nói trên là thiết thực, nhưng chưa thể tác động ngay đến mặt bằng lãi suất cho vay vì mấy lý do sau.
Thứ nhất, các mức lãi suất điều hành chủ yếu được dùng để hỗ trợ thanh khoản cho các TCTD. Thế nhưng, hiện thanh khoản của hệ thống ngân hàng đang rất dồi dào nên nhu cầu vay NHNN của các TCTD là không lớn.
Thứ hai, nguồn vốn mà NHNN bơm ra đều có kỳ hạn rất ngắn nên các TCTD cũng không thể dùng để cho vay được, mà nguồn vốn cho vay của các nhà băng chủ yếu được hình thành từ nguồn tiền gửi của dân cư và tổ chức kinh tế.
Thứ ba, NHNN mới chỉ giảm trần lãi suất huy động các kỳ hạn ngắn dưới 6 tháng, với mức giảm chỉ từ 0,3%-0,5%, trong khi lãi suất huy động các kỳ hạn trên 6 tháng vẫn đang neo cao, thậm chí trên 8%/năm.
Lãi suất huy động chưa giảm thì lãi vay cũng khó giảm sâu hơn được, nhất là khi các ngân hàng cũng đã cắt giảm khá mạnh lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp, khiến NIM bị thu hẹp đáng kể. "Ngân hàng kinh doanh cũng cần phải có lãi để trả lương cho cán bộ, trả cổ tức cho cổ đông, nên khó giảm lãi suất cho vay sâu hơn" một chuyên gia nhấn mạnh.
Doanh nghiệp vẫn khó vay
Nếu lãi vay giảm thêm, sẽ càng hỗ trợ tích cực hơn cho doanh nghiệp phục hồi hậu COVID-19. Tuy nhiên, vướng mắc lớn nhất của doanh nghiệp hiện nay là tiếp cận tín dụng.
Ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hội Dệt may Thêu đan TP.HCM, cho biết không phải doanh nghiệp nào cũng tiếp cận được các gói hỗ trợ tín dụng, bởi các thủ tục phức tạp, phải làm báo cáo kiểm toán, đánh giá thiệt hại, phải có tài sản đảm bảo... Vì thế, các DNNVV hầu như không thể tiếp cận được các gói hỗ trợ này.
Vị chuyên gia nói trên cho rằng, trong bối cảnh hiện nay nếu các ngân hàng cứ khăng khăng với yêu cầu phải có tài sản đảm bảo là bất động sản mới cho vay thì chẳng khác nào làm khó cho doanh nghiệp. Theo đó, các ngân hàng cần đẩy mạnh cho vay tín chấp dựa trên dòng tiền của doanh nghiệp. Bởi hiện Chính phủ đang tái khởi động nền kinh tế trong nước, nhiều quốc gia trên thế giới cũng đang mở cửa hoạt động trở lại. Điều đó có nghĩa đầu ra cho hàng hóa của doanh nghiệp cũng được "mở cửa" và doanh nghiệp sẽ có doanh thu, dòng tiền.
"Chỉ khi tiếp cận được vốn tín dụng, thì việc giảm lãi suất điều hành mới mang lại nhiều ý nghĩa cho doanh nghiệp", vị chuyên gia này nhấn mạnh.
Ngân hàng mở hầu bao với doanh nghiệp Kể từ đầu tháng 7, nhiều ngân hàng (NH) giảm mạnh cả lãi suất huy động và cho vay. Đây đã phải là yếu tố để khơi thông dòng tín dụng đang dư thừa? Hoạt động nghiệp vụ tại PVcomBank Lãi suất đồng loạt giảm Đi đầu đợt giảm lãi suất huy động đợt này là các NH quốc doanh. Vietcombank, BIDV, Vietinbank,...