Vietcombank đang dẫn đầu trên bảng xếp hạng lợi nhuận ngân hàng
Tính đến thời điểm này, hầu hết các ngân hàng đã công bố hoặc tiết lộ phần nào kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2019.
Giữ vị trí đầu tàu trong hệ thống không ai khác, chính là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam ( Vietcombank) với mức lợi nhuận kỷ lục lên tới 11.045 tỷ đồng trước thuế trong 6 tháng đầu năm, tăng 43,1% so với cùng kỳ năm 2018.
Vietcombank dẫn đầu trên bảng xếp hạng lợi nhuận ngân hàng. Ảnh: VCB
Lợi nhuận hợp nhất đạt 11.280 tỷ đồng, tăng 40,7% so với cùng kỳ, thực hiện 55% kế hoạch năm 2019. Với kết quả này, lần đầu tiên có ngân hàng Việt đạt lợi nhuận vượt 10.000 tỷ đồng chỉ sau 6 tháng đầu năm.
Trong một cuộc trao đổi với báo chí gần đây, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vietcombank Nghiêm Xuân Thành lạc quan rằng Vietcombank hoàn toàn có cơ sở để cán đích lợi nhuận 1 tỷ USD vào năm 2020.
Với mức lợi nhuận ấn tượng 5.661 tỷ đồng trước thuế vừa được công bố, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam ( Techcombank) trở thành Á quân lợi nhuận ngành ngân hàng tính đến thời điểm này. Doanh thu của Techcombank tiếp tục ghi nhận tăng trưởng 19% so vơi cung ky năm trươc, đat 9,1 nghin ty đông.
Video đang HOT
Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) đang tạm đứng ở vị trí thứ 3 trong số các ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính với lợi nhuận trước thuế của riêng ngân hàng đạt 4.306 tỷ đồng, hoàn thành 50,5% kế hoạch năm, tăng 22,5% so với cùng kỳ năm 2018.
Góp mặt trong danh sách ngân hàng lãi nghìn tỷ trong 6 tháng qua còn có Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) với lợi nhuận 3.620 tỷ đồng trước thuế, tương đương 49% kế hoạch năm.
Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) và Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) lần lượt ghi nhận lợi nhuận trước thuế 1.820 tỷ đồng và 1.620 tỷ đồng, tăng trưởng mạnh đến 58% so với cùng kỳ năm 2018.
Sơ kết 6 tháng đầu năm, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Thương Tín (Sacombank) đạt lợi nhuận trước thuế gần 1.500 tỷ đồng, tương đương 55% kế hoạch năm, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) cũng báo lãi tới 1.117 tỷ đồng, ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng tới 81%.
Trong số các ngân hàng top đầu, hiện Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) vẫn chưa chính thức công bố báo cáo tài chính bán niên 2019.
Đây là 2 cái tên đã góp mặt trong top 5 lợi nhuận cao nhất của quý I/2019 cùng với Vietcombank, Techcombank và MB. Do đó, bảng xếp hạng lợi nhuận 6 tháng này vẫn có khả năng sẽ thay đổi khi kết quả kinh doanh của các ngân hàng trên lần lượt được công bố./.
Lê Phương/BNEWS/TTXVN
Cổ phiếu tăng 'sốc', vốn hoá Vietcombank thêm gần 90.000 tỷ đồng
Mã VCB tăng ngoạn mục 44,3% kể từ đầu năm (2/1 - 16/7), tương đương mỗi cổ phiếu có thêm 23.700 đồng.
Trái với ngày giao dịch ngập sắc đỏ hôm qua, VN-Index hôm nay chốt phiên tăng 9,58 điểm (0,99%) lên 982,1 điểm, HNX-Index tăng 0,24 điểm (0,23%) lên 105,8 điểm.
Ngày giao dịch hôm nay các cổ phiếu ngân hàng nhận được lực mua lớn nên dẫn đầu xu hướng tăng trưởng. Trong đó, mã VCB của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam vẫn đóng vai trò dẫn dắt thị trường khi tăng 2,93%, từ 75.000 đồng lên 77.200 đồng mỗi cổ phiếu. Trong phiên liền trước, mã này cũng tăng 1,76% khi chốt phiên ở mức giá 75.000 đồng.
Cổ phiếu Vietcombank tăng mạnh 44,3% kể từ đầu năm.
Thống kê của Vietstock cho thấy, cổ phiếu Vietcombank tăng tới 44,3% kể từ đầu năm (2/1 - 16/7), từ 53.500 đồng lên 77.200 đồng, tức mỗi cổ phiếu thêm 23.700 đồng. Như vậy, kể từ đầu năm, vốn hoá thị trường Vietcombank có thêm 87.900 tỷ đồng.
Cổ phiếu VCB tăng mạnh trong bối cảnh ngân hàng vừa công bố kết quả kinh doanh nửa đầu năm khả quan với lợi nhuận trước thuế công ty mẹ đạt 11.045 tỷ đồng, tăng 43,1% so với cùng kỳ năm 2018.
Lợi nhuận hợp nhất đạt khoảng 11.280 tỷ đồng, tăng 40,7% so với cùng kỳ, thực hiện 55% kế hoạch 2019.
Các chỉ số ROA, ROE đạt tương ứng là 1,62% và 25,2%, tăng so với 2018 và cao hơn mặt bằng chung các tổ chức tín dụng.
Trong nửa đầu năm, huy động vốn của ngân hàng đạt hơn 966.300 tỷ đồng, trong đó huy động vốn thị trường cấp 1 đạt hơn 892.820 tỷ đồng, tăng 8,4% so với cuối năm 2018.
Vietcombank tiếp tục có giá trị vốn hóa lớn nhất trong các ngân hàng niêm yết và vươn lên là ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn nhất hệ thống ngân hàng. Năm 2019, Vietcombank đặt mục tiêu tổng tài sản tăng 12%, huy động vốn tăng 13%, tín dụng tăng 15%, tỷ lệ nợ xấu dưới 1,0% và lợi nhuận trước thuế tăng 12%.
Ngoài VCB, nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng hôm hay cũng tăng trưởng khá tốt. Trong đó, BID tăng tới 3,8%, MBB tăng 1,4%, CTG tăng 0,9%, VIB và TCB đều tăng 1,2%, ACB tăng 0,9%...
Cũng liên quan đến mã VCB, Phó Tổng giám đốc ngân hàng là ông Phạm Mạnh Thắng đăng ký bán 37.000 cổ phiếu VCB theo phương thức khớp lệnh. Thời gian giao dịch dự kiến thực hiện từ ngày 18 -31/7. Với giá giao dịch hiện tại, nếu thương vụ thành công, ông Thắng sẽ thu về gần 3 tỷ đồng.
Trong diễn biến liên quan, HoSE vừa công bố danh mục cổ phiếu thành phần chỉ số VN30 kỳ tháng 7/2019 và sẽ có hiệu lực chính thức từ ngày 5/8.
Theo đó, BID và BVH là 2 cổ phiếu được lựa chọn vào rổ VN30 trong đợt cơ cấu này thay thế cho CII và DHG. Sau đợt cơ cấu này, BID và BVH sẽ chiếm tỷ trọng 0,9% trong rổ VN30.
Với việc thêm BID, nhóm ngân hàng sẽ có 9 đại diện trong rổ VN30, bao gồm BID, CTG, EIB, HDB, MBB, STB, TCB, VCB, VPB với tổng tỷ trọng 31,6%, lớn gấp hơn 2 lần tỷ trọng nhóm VIC, VRE, VHM (15%).
hoàng Hưng
Theo vtc.vn
Ngân hàng cho vay tăng nhanh, áp lực lãi suất? Tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng tăng khá nhanh. Mới quá nửa năm nhưng đã có ngân hàng gần đụng trần tín dụng được cấp, khiến lãi suất lại "nhấp nhổm". Nhiều ngân hàng có tăng trưởng tín dụng tăng nhanh Ảnh: Ngọc Thắng Một số ngân hàng gần hết "room" cho vay Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa công bố...