Vietcombank dẫn đầu giới ngân hàng về lợi nhuận
Theo thống kê, Vietcombank đứng vị trí số 1 trong top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất trong 9 tháng vừa qua.
Hiện đã có khá nhiều ngân hàng công bố báo cáo tài chính quý III với con số lợi nhuận cao ngất ngưởng, thậm chí không ít ngân hàng đã hoàn thành tới 85% kế hoạch lợi nhuận năm.
Lợi nhuận trước thuế 9 tháng đầu năm 2019 của một số ngân hàng
Theo đó, dẫn đầu trong số này vẫn là Vietcombank với con số lợi nhuận trước thuế 9 tháng đạt tới 17.613 tỷ đồng, tăng 50,75% so với cùng kỳ năm 2018, hoàn thành 85,92% kế hoạch lợi nhuận năm.
Đứng vị trí á quân là AgriBank với lợi nhuận trước thuế khoảng 9.700 tỷ đồng, hoàn thành 88% kế hoạch năm. Trong nhiều năm qua, ngân hàng này rất hiếm khi lọt vào top 5 lợi nhuận và nếu lọt cũng nằm cuối top.
Tuy nhiên, trong năm nay, bước vào giai đoạn chuẩn bị cổ phần hóa, lợi nhuận của ngân hàng này đã tăng trưởng rất mạnh mẽ. Và chính sự bứt tốc trở lại của AgriBank đã đẩy Techcombank từ vị trí thứ 2 năm 2018 xuống vị trí thứ 3 trong 9 tháng đầu năm 2019.
Là ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân, dữ liệu do Techcombank vừa công bố cho thấy ngân hàng này tiếp tục đến gần tới mục tiêu năm 2019, khi báo cáo doanh thu đạt 14,4 nghìn tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 8,9 nghìn tỷ đồng
Bên cạnh đó, trong bối cnh tín dụng tăng chưa đến 4% trong 3 quý đầu năm, lợi nhuận trước thuế 9 tháng của ngân hàng VietinBank vẫn có tăng trưởng 11% so với cùng kỳ, đạt 8.456 tỷ đồng, hoàn thành 89% kế hoạch năm.
Video đang HOT
Đây là kết quả của việc VietinBank đẩy mạnh mảng bán lẻ, tăng thu từ nguồn phi tín dụng. Trước đó, trong năm 2018, vị trí xếp hạng lợi nhuận của VietinBank chỉ đứng thứ 7, bị sụt giảm lợi nhuận do khoản lỗ hơn 800 tỷ trong quý 4/2018.
Top 5 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất trong 9 tháng đầu năm nay vừa gọi tên MBBank khi lợi nhuận 9 tháng của ngân hàng đạt 7.616 tỷ đồng, nhỉnh hơn so với mức 7.199 tỷ đồng của VPBank và 7.028 tỷ đồng của BIDV.
Cùng với các ngân hàng hàng đầu trong khối ngân hàng thương mại Nhà nước, nhiều ngân hàng tư nhân cũng có sự bứt phá mạnh mẽ.
Trong đó, lợi nhuận 9 tháng đầu năm của VPBank đạt gần 7.200 tỷ đồng trước thuế, tăng trưởng 17% so với cùng kỳ năm 2018. ACB có lợi nhuận đạt 5.561 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ. HDBank tăng trưởng hơn 50% so với cùng kỳ với lợi nhuận trước thuế lũy kế 9 tháng vượt 3.400 tỷ đồng. VIB có lợi nhuận 9 tháng đạt hơn 2.900 tỷ, tăng trưởng tín dụng tới 28%.
Các ngân hàng còn lại trong top 10 cũng đều ghi nhận lợi nhuận 9 tháng đạt trên 2.400 tỷ đồng, tăng trưởng khá cao so với cùng kỳ năm trước. Trong đó đáng chú ý là Sacombank, với con số lợi nhuận trước thuế đạt 2.491 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm nay.
Rõ ràng với diễn biến hiện nay, chắc chắn sẽ có không ít ngân hàng về đích trước hạn mục tiêu lợi nhuận. Đơn cử Sacombank, hiện ngân hàng này đã hoàn thành 94% kế hoạch lợi nhuận năm và nếu cứ duy trì tốc độ này, chắc chắn chỉ trong vòng tháng 10 Sacombank đã có thể hoàn thành kế hoạch lợi nhuận năm.
Hay như Vietcombank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tới 20.500 tỷ đồng trong năm 2019 – một con số kỷ lục và tăng khoảng 12% so với con số lợi nhuận trước thuế thực hiện của năm 2018.
Thế nhưng, mới chỉ đi hết 3/4 quãng đường của năm 2019, nhà băng này đã hoàn thành được tới 85,92% mục tiêu lợi nhuận. Với tốc độ hiện nay, dự báo chỉ tối đa 2 tháng nữa là ngân hàng này sẽ hoàn thành mục tiêu lợi nhuận cả năm.
Theo kinhtedothi.vn
Lợi nhuận ngân hàng tăng mạnh nhờ đâu?
Lợi nhuận của hầu hết các ngân hàng thương mại tiếp tục tăng trưởng tích cực trong quý 3 và 9 tháng đầu năm nay.
Lợi nhuận trước thuế 9 tháng đầu năm 2019 của một số ngân hàng
Sớm hoàn thành mục tiêu lợi nhuận
Hiện đã có khá nhiều ngân hàng công bố báo cáo tài chính quý 3 với con số lợi nhuận cao ngất ngưởng, thậm chí không ít ngân hàng đã hoàn thành tới 85% kế hoạch lợi nhuận năm.
Theo đó, dẫn đầu trong số này vẫn là Vietcombank với con số lợi nhuận trước thuế 9 tháng đạt tới 17.613 tỷ đồng, tăng 50,75% so với cùng kỳ năm 2018, hoàn thành 85,92% kế hoạch lợi nhuận năm. Techcombank cũng duy trì vị trí thứ hai trên bảng xếp hạng khi thu về 8.860 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong 9 tháng đầu năm, tăng 14% so với cùng kỳ năm trước và hoàn thành hơn 75,4% kế hoạch lợi nhận năm.
VietinBank cũng giữ vững ngôi vị thứ ba với 8.456 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 11,33% so với cùng kỳ. Đáng chú ý với con số lợi nhuận này, VietinBank đã hoàn thành tới 89,1% kế hoạch lợi nhuận năm. MB cũng duy trì vị trí thứ 4 với 7.616 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 26,63% so với cùng kỳ và hoàn thành 76,97% kế hoạch năm.
Tuy nhiên, VPBank đã vươn lên vị trí thứ 5 với 7.199 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 17,53% so với cùng kỳ và hoàn thành tới 75,78% kế hoạch năm...
Các ngân hàng còn lại trong top 10 cũng đều ghi nhận lợi nhuận 9 tháng đạt trên 2.400 tỷ đồng, tăng trưởng khá cao so với cùng kỳ năm trước. Trong đó đáng chú ý là Sacombank, với con số lợi nhuận trước thuế đạt 2.491 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm nay.
Rõ ràng với diễn biến hiện nay, chắc chắn sẽ có không ít ngân hàng về đích trước hạn mục tiêu lợi nhuận. Đơn cử Sacombank, hiện ngân hàng này đã hoàn thành 94% kế hoạch lợi nhuận năm và nếu cứ duy trì tốc độ này, chắc chắn chỉ trong vòng tháng 10 Sacombank đã có thể hoàn thành kế hoạch lợi nhuận năm.
Hay như Vietcombank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tới 20.500 tỷ đồng trong năm 2019- một con số kỷ lục và tăng khoảng 12% so với con số lợi nhuận trước thuế thực hiện của năm 2018. Thế nhưng, mới chỉ đi hết 3/4 quãng đường của năm 2019, nhà băng này đã hoàn thành được tới 85,92% mục tiêu lợi nhuận. Với tốc độ hiện nay, dự báo chỉ tối đa 2 tháng nữa là ngân hàng này sẽ hoàn thành mục tiêu lợi nhuận cả năm.
Tăng hiệu quả bằng nguồn vốn không kỳ hạn
Báo cáo tài chính của các ngân hàng cũng cho thấy, hiệu suất hoạt động đang nghiêng về phía những ngân hàng có tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn lớn.
Đơn cử như Techcombank, mặc dù đến cuối tháng 9/2019, tổng tài sản của ngân hàng này chỉ ở mức 364.829 tỷ đồng, chỉ bằng khoảng 1/4 so với tài sản của BIDV và chưa tới 1/3 so với tài sản của VietinBank, nhưng lợi nhuận 9 tháng của nhà băng này vẫn vượt qua cả hai ông lớn nói trên. Nguyên nhân một phần cũng nhờ tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn/tổng tiền gửi của khách hàng (CASA) của Techcombank hiện đạt tới 28,74%- cao nhất trong hệ thống.
Một chuyên gia ngân hàng cho biết, hiện tín dụng vẫn là mảng kinh doanh đóng góp lớn nhất vào doanh thu và lợi nhuận của các ngân hàng. Thậm chí, tại các ngân hàng nhỏ, nguồn thu từ tín dụng còn chiếm tới 80% tổng nguồn thu hoạt động.
Trong khi năm nay NHNN chỉ khống chế tăng trưởng tín dụng tối đa là 14%. Chưa hết, nhà điều hành còn có chủ trương siết chặt tín dụng trung- dài hạn khi giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn xuống 40% từ đầu năm và dự kiến giảm tiếp xuống 30% trong thời gian tới. Điều đó càng ảnh hưởng mạnh tới doanh thu và lợi nhuận của các ngân hàng khi tín dụng trung- dài hạn thường có biên lợi nhuận lớn hơn.
Đó là chưa kể, mặt bằng lãi suất huy động cũng bị đẩy lên theo cuộc đua hút vốn trung - dài hạn của các nhà băng. Trong bối cảnh đó, những ngân hàng nào có nguồn tiền gửi không kỳ hạn dồi dào sẽ giảm mạnh được chi phí vốn, bởi nguồn tiền gửi này có lãi suất rất thấp, chỉ khoảng 0,1% - 0,5%/năm. Điều đó sẽ cải thiện được tỷ lệ lãi cận biên (NIM) để tối đa hóa lợi nhuận từ hoạt động tín dụng.
Không chỉ vậy, do nguồn tiền gửi không kỳ hạn này có được là nhờ các ngân hàng đẩy mạnh các sản phẩm dịch vụ ngoài tín dụng như dịch vụ thẻ..., nên bên cạnh việc giảm chi phí vốn thì thu ngoài lãi của các ngân hàng này cũng đều tăng trưởng rất nhanh.
Hà Anh
Theo enternews.vn
Top 5 ngân hàng lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm gọi tên ai? Vietcombank với gần 17.600 tỷ đồng lợi nhuận 9 tháng tiếp tục là quán quân của thị trường... Mùa báo cáo kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm của các doanh nghiệp đang sôi động hơn bao giờ hết, và các ngân hàng cũng không là ngoại lệ. Thống kê của chúng tôi cho thấy đến ngày 27/10 đã có hơn 20...