Vietcombank có mặt trong TOP 1000 DN niêm yết lớn nhất toàn cầu
Vietcombank đã được ghi nhận tại Bảng xếp hạng “The World’s Largest Public Companies 2020″ của Forbes với vị trí dẫn đầu trong số các công ty Việt Nam được vinh dự chọn vào bảng xếp hạng với thứ hạng 937 (DN duy nhất của Việt Nam trong tốp 1000), tăng tới 159 bậc so với năm 2019.
Theo thống kê từ năm 2015 đến nay, thứ hạng của Vietcombank đã được cải thiện đáng kể từ 1.985 lên 937, lọt vào tốp 1000 doanh nghiệp niêm yết lớn nhất toàn cầu do Forbes bình chọn. Ba đơn vị khác còn lại của Việt Nam lần lượt có vị trí là 1.448, 1.534 và 1.595 trong tốp 2000 mà Forbes bình chọn.
Forbes tính toán thứ hạng cho các công ty dựa trên tổng điểm của doanh thu, lợi nhuận, tài sản và vốn hóa thị trường. Đây là năm thứ 18 liên tiếp Forbes đưa ra danh sách Global 2000 (2.000 công ty niêm yết lớn nhất toàn cầu).
Theo Bảng xếp hạng “The World’s Largest Public Companies 2020″ của Forbes, Vietcombank là đại diện duy nhất tại Việt Nam có mặt trong tốp 1.000 doanh nghiệp niêm yết lớn nhất toàn cầu do Forbes bình chọn.
Năm 2019 lợi nhuận của Vietcombank tiếp tục tăng trưởng cao. Lợi nhuận trước thuế đạt 23.155 tỷ đồng, tăng 24% so với năm 2018, vượt xa mức 12% theo kế hoạch đề ra. Với mức lợi nhuận xấp xỉ 1 tỷ USD, Vietcombank thuộc tốp 200 tổ chức tài chính ngân hàng có quy mô lợi nhuận cao nhất toàn cầu.
Đây hiện là ngân hàng đầu tại Việt Nam có tổng tài sản 50 tỷ USD và giá trị vốn hóa cao nhất trong các tổ chức tín dụng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Hiện Vietcombank có trên 18.000 nhân viên với mạng lưới hoạt động rộng khắp lãnh thổ Việt Nam gồm trụ sở chính tại Hà Nội và trên 550 chi nhánh, phòng giao dịch trên phạm vi cả nước.
Mục tiêu chiến lược của ngân hàng đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 là củng cố vững chắc vị trí số 1 tại Việt Nam, đứng trong 100 ngân hàng lớn nhất khu vực châu Á, một trong 300 tập đoàn tài chính ngân hàng lớn nhất thế giới, một trong 1.000 doanh nghiệp niêm yết lớn nhất toàn cầu, đóng góp tích cực vào sự phát triển của Việt Nam.
Với những thành quả đã đạt được trong những năm 2019, Vietcombank đang củng cố nền tảng vững chắc để tiếp tục phát triển và bứt phá mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới.
Hoạt động ngân hàng trong quý 1: Lợi nhuận sụt giảm, nợ xấu tăng vọt
Lợi nhuận trước thuế của Sacombank rời mốc nghìn tỷ, trong khi kết quả kinh doanh của Vietcombank được dự báo có thể còn tiếp tục gặp khó khăn trong các quý tiếp theo.
Video đang HOT
Khách hàng giao dịch tại hội sở chính Vietcombank, 198 Trần Quang Khải, Hà Nội. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)
Kết thúc quý 1/2020, tuy chỉ có một vài ngân hàng công bố báo cáo tài chính, nhưng những số liệu này phần nào đã phản ánh tác động tiêu cực của dịch COVID-19 lên kết quả kinh doanh của các ngân hàng, khiến lợi nhuận sụt giảm, nợ xấu tăng vọt.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 1 vừa được Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) công bố, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng này sụt giảm 11,14% so với cùng kỳ, chỉ đạt 5.222 tỷ đồng.
Trong khi đó, nợ quá hạn tính đến 31/3/2020 tại Vietcombank đã vượt 11.250 tỷ đồng, tăng 2.886 tỷ đồng, tương đương với 34,5% so với cuối năm 2019.
Trong bảng cơ cấu nợ, nợ cần chú ý (nợ nhóm 2) có tốc độ tăng mạnh nhất 2.498 tỷ đồng, lên gần 5.059 tỷ đồng, tức gần 97,6%.
Nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) giảm nhẹ từ gần 4.530 tỷ đồng xuống còn hơn 4.450 tỷ đồng.
Vietcombank cũng đã mạnh tay tăng dự phòng rủi ro cho vay khách hàng đến gần 40% so với thời điểm ngày 31/12/2019, từ hơn 10.416 tỷ đồng lên 14.548 tỷ đồng.
Ngoài ra, lợi nhuận ở nhiều mảng kinh doanh tăng trưởng chậm, thậm chí là sụt giảm cũng đã khiến kết quả kinh doanh của Vietcombank kém phần sáng sủa.
Tổng thu nhập hoạt động quý 1 của ngân hàng này chỉ tăng nhẹ 4% so với cùng kỳ, đạt hơn 12.200 tỷ đồng.
Trong khi đó, chi phí hoạt động tăng 12% lên 4.910 tỷ đồng và chi phí dự phòng rủi ro tăng mạnh 43%, lên 2.152 tỷ đồng.
Đây là những nguyên nhân chính kéo lùi lợi nhuận của ngân hàng trong quý đầu năm.
Là một trong những ngân hàng tiên phong thực hiện giảm lãi suất cùng nhiều biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua đại dịch COVID-19, dự báo kết quả kinh doanh của Vietcombank có thể còn gặp khó khăn trong các quý tiếp theo.
Lợi nhuận ngân hàng chia sẻ cho khách hàng năm nay dự kiến trên 2.240 tỷ đồng.
Trong khi đó, tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), lợi nhuận trước thuế quý 1 sụt giảm 7% so với cùng kỳ, đạt 988 tỷ đồng, rời mốc lợi nhuận nghìn tỷ.
Sau khi trừ thuế, lợi nhuận Sacombank trong quý này còn lại 785 tỷ đồng.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất, lợi nhuận ngân hàng sụt giảm chủ yếu do lãi từ hoạt động khác giảm mạnh trong khi chi phí hoạt động lại tăng.
Cụ thể, trong 3 tháng đầu năm 2020, thu nhập lãi thuần đạt gần 2.840 tỷ đồng, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm 2019, lãi từ hoạt động dịch vụ tăng 12,3%, đạt 721 tỷ đồng, lãi từ kinh doanh ngoại hối tăng 106%, đạt 233 tỷ đồng.
Sụt giảm mạnh đến 76,6% so với cùng kỳ, lãi từ hoạt động khác của ngân hàng này chỉ đạt 71 tỷ đồng. Trong quý 1/2019, nguồn thu từ hoạt động khác chủ yếu đến từ việc xử lý nợ xấu.
Như vậy, trong khi tổng thu nhập hoạt động quý 1 chỉ đạt 3.882 tỷ đồng, tăng 9,72%, thì chi phí hoạt động của Sacombank đã chiếm tới 2.477 tỷ đồng, tăng tới 20,84% so với cùng kỳ.
Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng quý 1 của Sacombank giảm nhẹ 3% so với cùng kỳ, xuống 417 tỷ đồng. Nợ xấu tính đến 31/3/2020 ở mức 6.045 tỷ đồng, tăng hơn 313 tỷ đồng so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay cũng tăng từ 1,94% lên 1,97%.
Trong bảng phân tích chất lượng nợ cho vay, nợ nhóm 2 của Sacombank tăng gần gấp đôi so với đầu năm, từ mức 826 lên 1.501 tỷ đồng.
Không nằm ngoài xu hướng chung, lợi nhuận sau thuế hợp nhất của Ngân hàng Thương mại cổ phần Kiên Long (Kienlongbank) quý 1/2020 giảm 13,8 tỷ đồng, tương đương 23,25% so với cùng kỳ, xuống còn 45,5 tỷ đồng.
Dù vậy, nguyên nhân sụt giảm chủ yếu của Kienlongbank không nằm ở những ảnh hưởng do dịch COVID-19 gây ra mà lại ở sự tăng vọt chi phí dự phòng rủi ro tín dụng.
Chi phí này trong quý 1/2020 đã lên đến 68,8 tỷ đồng, tăng mạnh 3.646% so với cùng kỳ 2019.
Dịch COVID-19 tác động tiêu cực lên kết quả kinh doanh của các ngân hàng. (Ảnh: Trần Việt/ TTXVN)
Đây là chi phí dành cho các khoản vay của một nhóm khách hàng có tài sản bảo đảm là cổ phiếu của một ngân hàng khác theo phương án xử lý nợ được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phê duyệt.
"Ảnh hưởng này chỉ mang tính chất tạm thời, sau khi xử lý xong tài sản bảo đảm, căn cứ nguồn tiền thu được, Kienlongbank sẽ ghi nhận hoàn nhập dự phòng trở lại và góp phần tăng thu nhập trong năm 2020," Tổng Giám đốc Kienlongbank Trần Tuấn Anh khẳng định.
Đánh giá chung về những tác động của dịch bệnh lên hoạt động ngân hàng, Công ty Cổ phần Chứng khoán (SSI) cho rằng, do tình hình dịch COVID-19 ngày càng phức tạp kể từ tuần thứ hai của tháng Ba nên ước tính tác động của dịch bệnh đối với kết quả kinh doanh của hầu hết các ngân hàng trong quý đầu năm là không lớn.
Ngoại trừ một số ngân hàng lựa chọn chủ động trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trước để có thêm nguồn dự trữ trong tương lai.
Tuy nhiên, kết quả kinh doanh trong quý 2/2020 sẽ không mấy khả quan khi thu nhập lãi, thu nhập từ phí và thu hồi nợ xấu sẽ giảm xuống khi các ngân hàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng thông qua cung cấp các gói lãi suất cho vay ưu đãi và cắt giảm chi phí giao dịch và thanh toán./.
Lê Phương
Lãi vay ngân hàng sẽ giảm tiếp thế nào? Một số ngân hàng đã thông báo về chương trình giảm lãi đợt 2 của mình với các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi dịch. Vietcombank đã đưa ra tiếp chương trình giảm lãi vay đợt 2 cho khách hàng. Mới nhất là Vietcombank, từ ngày 15/4, ngân hàng này giảm đồng loạt lãi vay đợt 2 cho những doanh nghiệp đang chịu...