Vietbank triển khai thành công Đại hội cổ đông 2020
Đại hội cổ đông thường niên năm 2020 của Ngân hàng Việt Nam Thương Tín ( Vietbank) vừa kết thúc ngày 25/5/2020 với nhiều nội dung quan trọng đã được thông qua.
Kết quả kinh doanh 2019 với nhiều chỉ số ấn tượng
Trước đó, trong bản báo cáo tài chính năm 2019 của Vietbank đệ trình Đại hội đồng cổ đông thường niên năm nay cho thấy kết quả kinh doanh cơ bản hoàn thành tốt kế hoạch đề ra.
Cụ thể, Tổng tài sản đạt 68,928 tỷ đồng, tăng 33% so với cùng kỳ năm trước, đạt 105% kế hoạch đề ra. Tổng dư nợ cho vay khách hàng đạt 40,919 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ, đạt 93%. Tổng huy động vốn đạt 51,947 tỷ đồng, tăng 27% so với cùng kỳ, đạt 90% kế hoạch đề ra. Lợi nhuận trước thuế đạt 613 tỷ đồng, tăng 53% so với cùng kỳ, đạt 114% so với kế hoạch.
Năm 2019, Vietbank chính thức được NHNN phê duyệt áp dụng tiêu chuẩn quốc tế Basel II trước thời hạn. Đồng thời, Vietbank là ngân hàng duy nhất trong năm đã đưa cổ phiếu lên giao dịch trên sàn UpCom thành công. Và cũng trong năm này, Vietbank được Forbes Viêt Nam vinh danh trong Top “100 công ty đại chúng lớn nhât”. Vietbank hoàn tất mở mới 18 chi nhánh phòng giao dịch nâng tổng số điểm giao dịch trên toàn quốc của nhà băng này lên 113 điểm.
Thống nhất thông qua nhiều nội dung quan trọng
100% tờ trình trong Đại hội đồng cổ đông 2020 mà Hội đồng quản trị Vietbank đệ trình đều được thông qua. Đáng chú ý các nội dung quan trọng như Phương án tăng vốn điều lệ từ 4.190 tỷ đồng lên 4.819 tỷ từ nguồn lợi nhuận giữ lại nhằm tăng năng lực tài chính, năng lực hoạt động và khả năng cạnh tranh của ngân hàng để phục vụ các mục tiêu chiến lược của Vietbank giai đoạn 2020 – 2025.
Đặc biệt với kết quả kinh doanh của Vietbank trong 2 năm liên tiếp 2018, 2019 và dự kiến năm 2020, Đại hội cổ đông thông qua Tờ trình Vietbank niêm yết trên thị trường chứng khoán trong năm 2020 khi điều kiện thị trường cho phép.
Video đang HOT
Một nội dung quan trọng khác cũng được thông qua đó là Vietbank trích sử dụng quỹ khen thưởng 55 tỷ đồng để mua cổ phiếu quỹ và thưởng cố phiếu quỹ cho người lao động. Đây được cho là hành động thiết thực nhằm tạo động lực khích lệ tinh thần làm việc và gắn bó với Vietbank của cán bộ nhân viên, xây dựng hình ảnh “Vietbank là ngôi nhà chung của người lao động”.
Bên cạnh đó, tại Đại hội này, Vietbank cũng đã bầu bổ sung 02 Thành viên HĐQT và 02 Thành viên Ban kiểm soát nhằm nâng cao năng lực quản trị, kiểm soát cũng như chuẩn bị nguồn nhân sự kế nhiệm cho nhiệm kỳ mới (2021-2025).
Năm 2020 được dự báo là một năm khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh của Covid 19, do vậy để phù hợp với thị trường, nhằm đồng hành và hỗ trợ khách hàng, doanh nghiệp và cá nhân, Vietbank đưa ra các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh phấn đấu trong điều kiện được Ngân hàng Nhà nước xem xét điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cụ thể: Tổng tài sản đạt: 90.000 tỷ đồng (Tăng 30,5% so với năm trước); Tổng huy động vốn đạt: 65.000 tỷ đồng (tăng 25,1% so với cùng kỳ năm trước); Lợi nhuận trước thuế: đạt 613 tỷ đồng (bằng so với năm 2019); Tỷ lệ nợ xấu thấp hơn 2%.
Bà Huỳnh Thị Mỹ Linh, cổ đông gắn bó lâu năm với Vietbank từ ngày đầu thành lập chia sẻ bên lề Đại hội đồng cổ đông 2020 của Vietbank: “ Tôi đánh giá cao các nội dung mà Hội đồng quản trị Vietbank trình bày tại Đại hội ngày hôm nay. Tôi nhận thấy với nền tảng mà Vietbank đã và đang có, các chỉ số tài chính trong những năm gần đây đều cho thấy Vietbank phát triển lành mạnh và an toàn, năm 2020 Vietbank hoàn toàn có thể xây dựng một kế hoạch kinh doanh với những tham vọng có thể lớn hơn nhiều nữa. Tuy vậy xét trong bối cảnh thị trường hiện nay với những ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 được dự báo còn lâu dài, Vietbank sẵn sàng san sẻ, đồng hành cùng doanh nghiệp, khách hàng và xã hội thông qua các hoạt động khác nhau thì tôi hoàn toàn đồng tình với các nội dung mà Hội đồng quản trị đã nêu trong đại hội hôm nay, đặc biệt với mục tiêu lợi nhuận phấn đấu 613 tỷ mà Vietbank đặt ra thậm chí thấp hơn thì tôi vẫn ủng hộ“.
Tiền gửi của người dân trong tài khoản thanh toán giảm mạnh
Trong quý I/2020, tổng lượng tiền gửi thanh toán của cá nhân đã giảm hơn 23.000 tỷ đồng so với quý IV/2019, bất chấp số lượng tài khoản mở mới vẫn tăng lên.4
Số liệu của Ngân hàng Nhà nước về số dư tiền gửi thanh toán của cá nhân trong tài khoản ngân hàng quý I đang cho thấy sự giảm mạnh so với quý liền trước.
Tính đến hết tháng 3 năm nay, tổng số dư tiền gửi thanh toán của cá nhân trong tài khoản ngân hàng là 476.523 tỷ đồng, giảm 23.198 tỷ đồng, tương đương 4,64% so với quý trước đó.
Đây là quý giảm đầu tiên của chỉ tiêu tiền gửi này sau 5 quý tăng trưởng liên tiếp, đồng thời là mức giảm mạnh nhất trrong nhiều năm. Trong lần giảm gần nhất vào quý III/2018, mức giảm số dư tiền gửi thanh toán chỉ là hơn 5.300 tỷ đồng.
Tiền gửi trong tài khoản thanh toán của cá nhân chính là các khoản tiền không kỳ hạn trên tài khoản ngân hàng dùng để chuyển, rút tiền mặt ATM, thanh toán hóa đơn.
Đáng chú ý, trong khi số dư tiền gửi thanh toán của cá nhân giảm mạnh thì số lượng tài khoản mở mới quý I vẫn tăng lên.
Tiền gửi thanh toán chính là số dư tiền trong tài khoản ngân hàng dùng để chuyển, rút tiền mặt ATM, thanh toán hóa đơn. Ảnh: Việt Hùng.
Cuối quý IV năm trước, tổng lượng tài khoản thanh toán của cá nhân là 88,503 triệu tài khoản. Con số này đã tăng lên 90,842 triệu tài khoản vào cuối quý I vừa qua.
Như vậy, tính bình quân số dư tiền gửi thanh toán trên mỗi tài khoản cá nhân trong quý I năm nay là 5,25 triệu, giảm 7,6% so với số dư bình quân trong quý IV/2019 là 5,65 triệu/tài khoản.
Trước đó, số dư tiền gửi thanh toán bình quân này đã tăng liên tục tăng từ năm 2018 ở mức 4,76 triệu đồng.
Xu hướng tiền gửi thanh toán giảm mạnh cũng ghi nhận trên báo cáo tài chính quý I của hàng loạt ngân hàng thương mại.
Theo đó, tổng lượng tiền gửi không kỳ hạn (CASA) tại 22 ngân hàng công bố báo cáo tài chính quý I đã giảm hơn 113.000 tỷ đồng, tương đương 11% so với cuối năm 2019. Tiền gửi không kỳ hạn này bao gồm cả của cá nhân và tổ chức kinh tế.
19/23 nhà băng ghi nhận giảm CASA về cả giá trị và tỷ trọng trong cơ cấu tiền gửi của khách hàng. Thậm chí, một số ngân hàng bị giảm hàng chục nghìn tỷ.
Cụ thể, BIDV và MBBank là 2 nhà băng có số dư tiền gửi không kỳ hạn giảm mạnh nhất trong quý I vừa qua, đều trên 20.000 tỷ đồng.
Trong đó, lượng tiền gửi không kỳ hạn đến cuối quý I tại BIDV là 157.764 tỷ đồng, giảm 12% so với đầu năm. Con số bên phía MBBank là 71.853 tỷ đồng, giảm 22%.
Cùng mức giảm chục nghìn tỷ là số dư tiền gửi không kỳ hạn tại Vietcombank giảm hơn 18.700 tỷ đồng (7%) và Vietinbank giảm hơn 18.500 tỷ đồng (13%).
Ngoài ra, hàng loạt ngân hàng thương mại tư nhân lớn trước đó có số dư tiền gửi không kỳ hạn cao như Techcombank, Sacombank, ACB, LienVietPostBank... đều giảm hàng nghìn tỷ trong quý vừa qua.
Nhóm ngân hàng lớn đứng đầu về số dư tiền gửi không kỳ hạn sụt giảm nhưng nếu tính theo tỷ lệ %, nhóm dẫn đầu về tốc độ sụt giảm lại là các nhà băng cỡ nhỏ.
Trong đó, VietBank đứng đầu với mức giảm 41% trong quý vừa qua từ 2.413 tỷ xuống 1.419 tỷ đồng. Theo sau là BacABank và Kienlongbank cùng mức giảm 39% so với cuối năm 2019, đều xuống dưới 1.000 tỷ tại ngày 31/3.
Ở chiều ngược lại, chỉ 3 ngân hàng ghi nhận xu hướng tăng lượng tiền gửi không kỳ hạn trong quý đầu tiên năm nay gồm MSB tăng 7%; HDBank tăng 2% và ABBank tăng 1%.
Nguyên nhân chính khiến lượng tiền gửi không kỳ hạn tại các nhà băng giảm mạnh đến từ việc lượng lớn doanh nghiệp rút tiền gửi trong những tháng đầu năm. Số liệu từ NHNN cho hay, số dư tiền gửi của các tổ chức kinh tế đến cuối tháng 2 đã giảm hơn 4,8% (giảm hơn 190.000 tỷ đồng) về mức 3,77 triệu tỷ. Con số sụt giảm này lớn hơn nhiều so với mức giảm 2,87% cùng kỳ năm trước.
Trong khi đó, tiền gửi của dân cư vẫn tăng 3,91%, đạt trên 5,018 triệu tỷ đồng (bao gồm cả các khoản tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn).
Gửi tiết kiệm tại quầy của ngân hàng nào để có lãi suất cao nhất? Không giống những kỳ hạn ngắn, lãi suất tiền gửi tiết kiệm tại quầy kỳ hạn từ 6 tháng trở lên tại các ngân hàng có sự cạnh tranh khá gay gắt. Trong khi một số ngân hàng lớn chỉ niêm yết ở quanh mức 5,1 - 6,8%/năm thì cũng có nhiều ngân hàng niêm yết vượt trên 7%/năm, thậm chí có nơi...