Vietbank đồng hành cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ
Từ nay đến hết ngày 31-08, Vietbank triển khai chương trình đồng hành cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ ( SME) bằng “ Gói tín dụng – Dịch vụ SME thịnh vượng”.
Theo đó, doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa mở tài khoản/chưa giao dịch tại Vietbank, có thời gian hoạt động liên tục trên 24 tháng, khi tham gia “Gói Combo tín dụng – Dịch vụ SME thịnh vượng” sẽ nhận được những ưu đãi vượt trội và đặc biệt dành cho doanh nghiệp SME bao gồm: ưu đãi về lãi suất vay ngắn hạn cạnh tranh, miễn phí dịch vụ tài khoản, miễn giảm phí giao dịch tại quầy…
Đồng thời doanh nghiệp SME sẽ được hưởng ưu đãi miễn phí hàng loạt loại dịch vụ tài khoản như phí mở tài khoản thanh toán; phí dịch vụ đăng ký Internet Banking và Token; phí quản lý tài khoản, duy trì dịch vụ gói Internet Banking, SMS Banking hàng tháng. Miễn giảm phí các loại dịch vụ giao dịch tại quầy đối với dịch vụ chi lương hàng tháng; dịch vụ chuyển tiền trong/ngoài hệ thống Vietbank; phí nộp tiền mặt và rút tiền mặt, không phân biệt số tiền và giảm 50% phí thanh toán quốc tế và phí bảo lãnh. Ngoài ra còn ưu đãi về lãi suất vay ngắn hạn vô cùng cạnh tranh, thời gian khế ước nhận nợ tối đa 9 tháng.
Theo PLO
Khó giữ mặt bằng lãi suất cho vay bất động sản
Việc giảm vốn ngắn hạn cho vay trung - dài hạn xuống 40% và theo lộ trình sẽ tiếp tục giảm thêm trong thời gian tới đang tác động lên lãi suất cho vay bất động sản, nhất là với lãi suất cho vay mua nhà.
Video đang HOT
Mặt bằng lãi suất cho vay mua nhà đã tăng dần kể từ đầu năm 2019, theo nhận định của các chuyên gia, không nằm ngoài nguyên nhân tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung - dài hạn bị siết chặt hơn theo quy định của Thông tư 19/2017/TT-NHNN.
Thực tế, nguồn vốn cho vay mua nhà chủ yếu là vốn trung - dài hạn từ 1 năm trở lên, thậm chí có ngân hàng cho vay 20 năm.
Tại Vietcombank, lãi suất cho vay mua nhà cố định trong 12 tháng là 9%/năm, 24 tháng là 8,9%/năm và 36 tháng là 9,4%/năm.
So với các ngân hàng 100% vốn ngoại, mức lãi suất này tuy có cao hơn, nhưng so với nhóm các ngân hàng cổ phần có vốn nhà nước chi phối thì vẫn là mức thấp nhất. Hiện BIDV đang áp dụng mức lãi suất 11,4%/năm và VietinBank là 11%/năm.
Ở nhóm các ngân hàng cổ phần tầm trung, mức lãi suất cho vay mua nhà hiện dao động từ 11-13,5%/năm, tăng khoảng 1-1,5%/năm so với đầu năm ngoái.
Eximbank đưa ra mức lãi suất cho vay 24 tháng và 36 tháng dù đã ưu đãi, nhưng cũng ở mức 11%/năm, còn Sacombank là 13,5%/năm.
Với kỳ hạn tương tự, LienVietPostBank cho vay với lãi suất từ 11,3%/năm. Tại VIB, lãi suất cố định trong 6 tháng đầu là 7,9%/năm, nhưng từ tháng thứ 7 trở đi, khách hàng cá nhân vay mua nhà phải chịu lãi suất thả nổi được tính theo công thức lãi suất cơ sở cộng thêm biên độ 3,7%/năm.
Với nhóm ngân hàng quy mô nhỏ hơn, lãi suất cho vay mua nhà đã được đẩy lên 12-13%/năm, tăng khoảng 2% so với đầu năm 2018. Chẳng hạn, Vietbank đang áp dụng mức lãi suất là 12,2%/năm. Sau thời gian ưu đãi, các ngân hàng sẽ tiếp tục cộng thêm biên độ lãi suất.
Giới chuyên gia nhìn nhận, việc các nhà băng đã và đang tăng mạnh lãi suất đầu vào ở kỳ hạn dài là để cân đối lại nguồn vốn theo quy định của Thông tư 19, cho nên lãi suất cho vay ra khó có thể giữ nguyên.
TS. Trần Du Lịch, chuyên gia tài chính - ngân hàng cho rằng, việc siết vốn ngắn hạn cho vay trung - dài hạn là cần thiết để giúp ngân hàng tránh rủi ro về thanh khoản. Bởi đặc thù nguồn vốn huy động của các ngân hàng Việt chủ yếu là vốn ngắn hạn khi chiếm đến 70-80% tổng vốn huy động.
Trong khi đó, các ngân hàng đẩy mạnh cho vay trung - dài hạn, mà chủ yếu vào lĩnh vực bất động sản, nên khó đảm bảo sẽ kiểm soát tốt rủi ro. Do đó, cần tiếp tục giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung - dài hạn so với mức 40% hiện nay, thậm chí về dưới ngưỡng 30%.
"Trong hoạt động tín dụng, việc cho vay mua nhà là bình thường, song các ngân hàng khó có thể kiểm soát hết dòng vốn khi ra khỏi cửa nhà băng. Trong đó, nhiều cá nhân vay vốn để kinh doanh bất động sản. Do vậy, không chỉ dòng vốn ngân hàng rót cho chủ đầu tư bất động sản, mà ngay cả với vốn cho vay mua nhà cũng cần phải kiểm soát, nhất là khi tín dụng mua nhà đang 'núp bóng' cho vay tiêu dùng cá nhân, đẩy lãi suất tăng cao", TS. Lịch nêu quan điểm.
Thực tế, sau Tết Kỷ Hợi 2019, mặt bằng lãi suất huy động vốn luôn được các ngân hàng điều chỉnh tăng.
Mức cao nhất được áp dụng cho kỳ hạn dài gần chạm 9%/năm. Nguyên nhân là do các ngân hàng tăng lãi suất đầu vào "chạy đua" huy động vốn để cơ cấu lại nguồn vốn theo quy định của Thông tư 19.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. HCM (HoREA) phân tích, tình hình lãi suất năm 2018 nhìn chung tương đối ổn định.
Tuy nhiên, kể từ tháng 12/2018 và nhất là đầu năm 2019, lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng trở lên ở tất cả 31 ngân hàng thương mại đều tăng để tái cơ cấu nguồn vốn, đáp ứng tiêu chuẩn an toàn tín dụng, trong đó có 11 ngân hàng có lãi suất tiền gửi ở mức cao từ 8-8,6%/năm (Viet Capital Bank, VietA Bank, VPBank, SCB...).
Do chi phí đầu vào tăng nên lãi suất cho vay tăng theo, từ đó tác động đến lãi suất tín dụng bất động sản, cho vay mua nhà.
Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) nhận định, chủ trương của cơ quan quản lý nhà nước là hướng vốn tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và giảm nguồn vốn vào lĩnh vực phi sản xuất, có rủi ro cao như bất động sản, bao gồm cả tín dụng cho vay mua nhà.
Mặt khác, mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2019 của ngành ngân hàng là 14%, tương đương năm 2018, nên lượng vốn cho bất động sản được đánh giá sẽ thấp hơn năm 2018. Do vậy, không chỉ chủ đầu tư, mà người có nhu cầu mua nhà cũng sẽ khó tiếp cận vốn vay hơn.
Vân Linh
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Tung 5.000 tỉ đồng dẹp tín dụng đen Sẽ có ít nhất 5.000 tỉ đồng cho vay tiêu dùng tín chấp với thủ tục hồ sơ nhanh gọn, có thể sáng vay - chiều giải ngân để đáp ứng nhu cầu vốn cấp bách cần thiết của người dân, thay vì để họ tìm đến tín dụng đen Ngày 26-1, bà Nguyễn Thị Phượng, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng (NH)...