Việt Úc chung tay phòng chống dịch Covid-19
Với tinh thần tương thân, “tương ái”, Việt – Úc không chỉ hỗ trợ cho sản xuất mà còn nỗ lực chung tay cùng cộng đồng hỗ trợ các địa phương chống dịch bằng việc tài trợ khẩu trang y tế, đây là món quà không chỉ có giá trị tinh thần mà còn rất thiết thực để giúp bà con cùng chống dịch Covid-19.
Từ đầu năm 2020 đến nay, tình hình dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến hoạt động của rất nhiều ngành nghề, lĩnh vực. Ngành thủy sản cũng đã “thấm đòn” khi chịu tác động không nhỏ, tiêu thụ thủy sản giảm, xu hướng tiêu dùng thay đổi. Cùng với đó, giãn cách xã hội khiến sản xuất trong nước và thương mại quốc tế đình trệ, doanh nghiệp bị thiếu nguyên liệu chế biến, vận tải và thanh toán khó khăn dẫn đến thiếu vốn để duy trì và phục hồi hoạt động…
Việt – Úc chung tay thổi bay Covid-19
Tập đoàn Việt Úc chung tay ủng hộ phòng chống dịch Covid-19
Tuy nhiên, với sự nỗ lực của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp đầu ngành đã góp phần đưa ngành vượt qua khó khăn, khôi phục hoạt động sản xuất đã mang lại những kết quả khả quan đối với ngành hàng này trong những tháng gần đây. Kết quả hoàn toàn khả quan khi tình hình tiêu thụ tôm đặc biệt tăng mạnh trong tháng 6, tháng 7. Điều này dự báo một bức tranh xuất khẩu tôm cho giai đoạn cuối năm sẽ đủ gam màu tươi tắn hơn.
Video đang HOT
Việc đẩy mạnh hoạt động sản xuất nhưng phải luôn đảm bảo an toàn dịch bệnh, tránh dịch bùng phát trở lại chính là điều mà tất cả các doanh nghiệp, người dân cần chú trọng lúc này.
Là đơn vị nắm giữ 30% thị phần cung cấp tôm giống cả nước, Tập đoàn Việt – Úc không ngừng phấn đấu, duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, đảm bảo có đủ nguồn giống chất lượng cho người nuôi, nhưng vẫn không quên việc đảm bảo an toàn dịch bệnh trong và ngoài công ty, đặc biệt khi gặp gỡ với khách hàng, giúp an tâm trong hoạt động kinh doanh, sản xuất. Bên cạnh đó, Việt – Úc còn nỗ lực chung tay cùng cộng đồng với tinh thần “tương thân, tương ái”, hỗ trợ các địa phương chống dịch bằng việc tài trợ khẩu trang y tế, đây là món quà không chỉ có giá trị tinh thần mà còn rất thiết thực để giúp bà con cùng chống dịch.
Thị trường đang cần gì ở tôm Việt?
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, thời gian qua, cả doanh nghiệp và người dân nuôi tôm gặp nhiều khó khăn. Hiện nay, thị trường xuất khẩu tôm đã có những chuyển biến tích cực, giá tôm nguyên liệu cũng dần tăng trở lại.
Tuy chưa được như kỳ vọng nhưng đây là những tín hiệu tốt giúp ngành dần ổn định trở lại và phát triển thời gian tới. Điều ngay bây giờ cần quan tâm đó chính là đảm bảo tôm đáp ứng các tiêu chí, nhu cầu các thị trường xuất khẩu trọng điểm như Mỹ, Nhật, TQ, EU...
Một vài thị trường đang hồi phục và đẩy mạnh nhập tôm trở lại nhưng xu hướng tiêu thụ tôm đã có những thay đổi, điển hình như việc chuộng tôm size vừa và nhỏ 15g-20g/con (tương đương từ 60-90con/kg), mức giá vừa phải và dễ tiêu thụ tại các thị trường bán lẻ, siêu thị...Còn với các size lớn tầm 30g-40g/con (tương đương 20-40con/kg) thì do ảnh hưởng dịch COVID-19 các nhà hàng, khách sạn đóng cửa, nhu cầu cho tôm lớn và giá cao hơn bắt đầu giảm. Trong khi đó, tại nước ta, tâm lý của người nuôi là thích nuôi tôm lớn vì bán được số ký nhiều.
Tuy nhiên, người nuôi cần cân nhắc vì tôm từ 60 con/kg nuôi đến 20 con/kg thì thời gian nuôi lâu hơn, tốn một lượng thức ăn rất lớn, tốn công chăm sóc mà lại sợ rủi ro; nếu giá đầu ra giữa 60 con và 20 con không chênh lệch nhiều thì không cần thiết nuôi đến kích cỡ lớn. Đồng thời, nếu nuôi size vừa và nhỏ thì người nuôi có thể thu hoạch nhiều vụ trong năm hơn do vòng quay sản xuất ngắn (60-80 ngày).
Khu sản xuất giống chất lượng cao Việt - Úc đạt chứng nhận ASC, BAP, Cơ sở an toàn dịch bệnh.
Đây là thời điểm mà chính quyền địa phương, doanh nghiệp đầu ngành cần có sự định hình lại thị trường phù hợp khi một số quy trình nuôi đang hướng đến tôm kích cỡ lớn, dẫn đến chi phí cao, lợi nhuận thấp. Do đó, người nuôi phải tính toán kỹ từ việc lựa chọn tôm giống đến quy trình nuôi, trong đó tôm giống chiếm>50% cho việc quyết định thành bại một vụ nuôi.
Từ sau Nghị định 04/2020 của Chính phủ về việc kiểm soát chặt chẽ và mạnh tay hơn với nguồn giống trôi nổi trên thị trường, thì hiện nay cả doanh nghiệp và bà con nuôi hướng đến việc sử dụng các thương hiệu tôm giống lớn, uy tín. Các thương hiệu lớn có sự đảm bảo về nguồn gốc, chất lượng con giống: xét nghiệm kỹ đảm bảo sạch bệnh 100%, tỷ lệ sống vượt trội, đồng thời cho số lượng mẫu nhiều, nuôi được mật độ dày, đáp ứng các kích cỡ theo nhu cầu thị trườn... qua đó góp phần giúp người nuôi tự tin hơn khi thả nuôi và có thể tính toán để đảm bảo nuôi với chi phí thấp.
Khu phức hợp sản xuất tôm CLC của Tập đoàn Việt - Úc đạt chuẩn Cơ sở an toàn dịch bệnh theo khuyến cáo của Tổ chức Thú Y Thế giới OIE.
Ngoài ra, người nuôi, doanh nghiệp cũng cần thường xuyên cập nhật một số bộ tiêu chuẩn gồm: tiêu chuẩn "cần phải có" (còn gọi là tiêu chuẩn "cứng") là độ tin cậy của vệ sinh an toàn thực phẩm được bảo đảm; chất lượng được bảo đảm (dinh dưỡng, màu sắc, kích cỡ, mùi, vị ) và xu hướng "muốn có" (còn gọi tiêu chuẩn "mềm") là đạo đức, môi trường và phúc lợi xã hội (cộng đồng, người lao động...); truy xuất nguồn gốc, phát triển bền vững, bảo vệ động vật...
Bên cạnh đó, các chứng nhận ASC, BAP, MSC, CoC... hiện nay cũng chính là cơ sở để đánh giá rõ ràng nhất về hoạt động, và một điều chắc chắn thị trường nào đều quan tâm đó là sản phẩm không dư lượng kháng sinh để đảm bảo không còn lô hàng bị trả về từ các thị trường nhập khẩu. Bên cạnh các tiêu chí trên thì do ảnh hưởng của dịch khiến xu hướng tiêu dùng và nhập khẩu thủy sản thay đổi chuyển hướng sang chuộng các sản phẩm thủy sản đóng hộp, chế biến, sản phẩm đông lạnh, tiện dụng, dễ chế biến tại nhà hơn so với sử dụng thủy sản tươi sống....
Hướng nuôi tôm đáp ứng các tiêu chuẩn xuất khẩu.
Việt Nam hiện đang có lợi thế kiểm soát tốt tình hình dịch Covid-19, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh sau dịch. Trong khi đó các đối thủ là nguồn cung ứng tôm chính cho thế giới như Ấn Độ, Ecuador vẫn phải gồng mình chống chọi với đại dịch, mà chưa thể quay lại sản xuất kinh doanh, vì vậy đơn hàng sẽ chuyển sang Việt Nam nhiều hơn.
Đồng thời, Hiệp định EVFTA có hiệu lực sẽ giúp ngành tôm Việt cạnh tranh tốt hơn ở EU, cùng với đó là thuế xuất khẩu tôm vào thị trường Mỹ thấp cũng là một lợi thế cho xuất khẩu tôm sang thị trường này. Với những lợi thế này cùng với sự nắm bắt và đáp ứng đúng nhu cầu thị trường thì ngành tôm Việt Nam sẽ vươn mình mạnh mẽ và tăng tốc cho các tháng cuối năm để đạt đến mục tiêu 3.5 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu tôm cho một năm 2020 nhiều khó khăn.
Tập đoàn Việt Úc đầu tư phòng xét nghiệm realtime PCR đạt chuẩn quốc tế Tập Đoàn Việt-Úc cho biết đã đầu tư phòng Lab xét nghiệm bằng kỹ thuật realtime PCR đạt chuẩn quốc tế vào việc xét nghiệm bệnh trên Tôm. Kỹ Thuật realtime PCR là phương pháp xét nghiệm sinh học phân tử cho kết quả chính xác cao trong thời gian ngắn. Với tình hình dịch bệnh xảy ra liên tục trên tôm nuôi...