Việt Nam xuất siêu sang Séc và Romania
Hiện kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với Romania và Cộng hòa Séc còn khá khiêm tốn. Điểm đáng chú ý là Việt Nam xuất siêu đối với cả 2 thị trường này.
Theo thông tin mới nhất của Tổng cục Hải quan, quý I/2019, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Romania đạt gần 50,2 triệu USD, tăng mạnh gần 60% so với cùng kỳ 2018 (cùng kỳ đạt 31,4 triệu USD).
Kết quả giao thương giữa Việt Nam với Romania và Séc tính hết quý I/2019, đơn vị “triệu USD”. Biểu đồ: T.Bình.
Hết quý I có 8 nhóm hàng chính xuất khẩu sang Romania được cơ quan Hải quan thống kê và công bố gồm: Thủy sản; cà phê; xơ, sợi dệt các loại; sản phẩm từ sắt thép; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; điện thoại các loại và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng; phương tiện vận tải và phụ tùng.
Trong đó nhóm hàng đạt kim ngạch lớn nhất là máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng với kim ngạch gần 15,3 triệu USD, tăng gần gấp đôi kim ngạch của cùng kỳ 2018.
Ở chiều nhập khẩu, Việt Nam nhập khẩu lượng hàng hóa từ Romania đạt kim ngạch 16,4 triệu USD, giảm khoảng 1 triệu USD so với cùng kỳ năm ngoái.
Như vậy, hết quý I nước ta đang xuất siêu sang Romania hơn 30 triệu USD.
Đối với Cộng hòa Séc, kim ngạch hết quý I đạt gần 37,8 triệu USD. Kết quả này tăng nhẹ gần 3% (tương đương khoảng 1 triệu USD) so với cùng kỳ 2018.
Video đang HOT
Có 13 nhóm hàng được Tổng cục Hải quan thống kê và công bố gồm: Thủy sản ; bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc; sản phẩm từ chất dẻo; cao su; túi xách, ví,vali, mũ, ô, dù; gỗ và sản phẩm gỗ; hàng dệt, may; giày dép các loại; sản phẩm từ sắt thép; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; điện thoại các loại và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng; phương tiện vận tải và phụ tùng.
Nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất sang Cộng hòa Séc đến hết quý I là giày dép với kim ngạch gần 14 triệu USD.
Cũng trong quý I, nước ta nhập khẩu lượng hàng hóa từ Cộng hòa Séc đạt kim ngạch gần 27 triệu USD, giảm khoảng 27% so với cùng kỳ năm ngoái.
4 nhóm hàng chính nhập khẩu từ Cộng hòa Séc được Tổng cục Hải quan thống kê và công bố gồm: Hóa chất; sản phẩm từ sắt thép; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng.
Nhóm hàng nhập khẩu lớn nhất là máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng với kim ngạch xấp xỉ 14 triệu USD.
Như vậy, trong quý I/2019, nước ta cũng đạt thặng dư thương mại với Cộng hòa Séc gần 11 triệu USD.
Trước đó, trong năm 2018, Việt Nam xuất khẩu sang Romania đạt kim ngạch 146,8 triệu USD, trong khi thị trường Cộng hòa Séc đạt gần 156,5 triệu USD.
Ở chiều nhập khẩu, hàng hóa nước ta nhập từ Romania đạt kim ngạch gần 71,5 triệu USD, trong khi thị trường Cộng hòa Séc đạt trên 141,5 triệu USD.
Thái Bình
Theo HQO
TS. Nguyễn Trí Hiếu: 'Ngân hàng nên giảm lãi suất cho vay'
Tốc độ tăng trưởng kinh tế quý I/2019 dù thấp hơn so với cùng kỳ song vẫn cao hơn những năm trở lại đây. Hoạt động ngân hàng ổn định, không có nhiều xáo trộn, tuy nhiên, lãi suất cho vay ở ngân hàng vẫn ở mức cao.
Chia sẻ tại Tọa đàm công bố Báo cáo Kinh tế vĩ mô quý I năm 2019, PGS.TS Phạm Thế Anh thông tin, cả nước có 28.451 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 375,5 nghìn tỷ đồng, giảm 6,2% so với số doanh nghiệp và tăng 34,8% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ 2018.
Kinh tế Việt Nam tăng trưởng thấp hơn năm 2018, đạt 6,79%
Tuy nhiên, quý I/2019 chứng kiến hơn 14.700 doanh nghiệp tạm dừng kinh doanh có thời hạn, cao hơn 20% so với năm trước. Đặc biệt, 58,4% trong gần 16.000 doanh nghiệp chờ hoàn thành thủ tục giải thể bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo chương trình rà soát năm 2018.
Chỉ số CPI bình quân quý I/2019 đạt 2,63%, là mức tăng trưởng thấp nhất trong vòng 3 năm trở lại. Chỉ riêng tháng 2/2019, CPI tăng 0,8% do nhu cầu tiêu thụ dịp Tết tăng cao, nhất là nhóm hàng ăn uống, dịch vụ. Tuy nhiên, nhìn chung CPI trong 3 tháng đầu năm vẫn giữ ổn định tại mức 2,6-2,7%.
Về cán cân xuất nhập khẩu, 3 tháng đầu năm đạt 57,51 tỷ USD, tăng 4,1%, trong đó, xuất khẩu từ nhóm doanh nghiệp FDI chiếm tỷ trọng chủ yếu, đạt 41,46 tỷ USD, chiếm 70,9% tổng kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu từ khu vực trong nước tăng 9,7%. Trong đó, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực là điện thoại, linh kiện đạt 12,1 tỷ USD; hàng dệt may đạt 7,3 tỷ USD, tăng 13,3% so với cùng kỳ... Tổng kim ngạch nhập khẩu quý I/2019 đạt 57,98 tỷ USD, trong đó khu vực FDI chiếm 33,89 tỷ USD; khu vực trong nước đạt 24,09 tỷ USD. Như vậy, có thể thấy, khu vực FDI vẫn là đầu tàu của thương mại kinh tế Việt Nam.
Chia sẻ về tình hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam, TS Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế nhận định, dù GDP quý I/2019 thấp hơn so với cùng kỳ song vẫn cao hơn những năm trở lại đây. Hoạt động kiểm soát lạm phát ổn định, dưới 4%. Bên cạnh đó, hệ thống ngân hàng không có nhiều xáo trộn, tuy lãi suất cho vay của ngân hàng vẫn ở mức cao. Qua đây, TS Nguyễn Trí Hiếu cũng bày tỏ mong muốn ngân hàng giảm lãi suất cho vay.
Nên giảm bớt lãi suất cho vay tại ngân hàng. Ảnh minh họa
TS Hiếu cũng đưa cảnh báo với sự tấn công của tín dụng đen đối với ngân hàng. "Tín dụng đen giờ đây không chỉ là nguồn vốn tín dụng tác động đến những người có thu nhập thấp, thiếu hiểu biết hay vùng sâu vùng xa nghèo khó. Gần đây, tín dụng đen đã có hiện tượng tấn công hệ thống ngân hàng", TS Hiếu nói.
Ông Hiếu cho biết gần đây, một vài nhóm người gửi tiền vào ngân hàng, sử dụng sổ tiết kiệm của ngân hàng để thế chấp cho một bên thứ ba. Sự bất thường này xuất phát ở chỗ sau khi bên thứ ba đã vay tiền, nhóm người này dùng những xảo thuật để chối bỏ trách nhiệm thế chấp tiền gửi đó cho ngân hàng bằng nhiều cách. Một số cán bộ ngân hàng vì lòng tin đã lơ là chủ quan, khiến nhóm người này đòi lại khoản tiền đó từ ngân hàng.
Vốn tín dụng đen có thể là nguồn vốn trong nước, cũng có thể là nguồn vốn từ ngoài vào. Họ dùng những nguồn vốn đó để cho vay, thu về từ 4 đến 7 lần trên vốn đã bỏ ra, và dùng chúng để tấn công hệ thống ngân hàng.
Hơn nữa, về vấn đề lãi suất, với mức lạm phát gần 4%, các ngân hàng đang cho vay kỳ hạn 12 tháng với lãi suất khoảng 8% và khó có thể giảm được. Nhưng ngoài vấn đề chi phí và lạm phát đang đẩy lãi suất lên, thì nợ xấu cũng là vấn đề đáng lo ngại. Nợ xấu trong hệ thống ngân hàng còn rất lớn, chừng nào nợ xấu còn thì ngân hàng vẫn phải "nuôi nợ xấu".
TS Phạm Văn Đại bày tỏ sự lạc quan trong nền kinh tế Việt Nam giai đoạn trung và dài hạn. Hiện Việt Nam đang là một trong 3 quốc gia được thế giới đánh giá có tốc độ phát triển GDP nhanh trong vài năm tới.
Thảo Nguyên
Theo vietq.vn
9 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD trong quý 1 Trong quý I năm 2019, Việt Nam có 9 mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 70,8% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó có các mặt hàng giày dép, điện tử, máy tính linh kiện, hàng dệt may... Trong quý I năm 2019, Việt Nam có 9 mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ...