Việt Nam xếp thứ 3 về số người dùng di động bị mã độc tấn công
Kết quả nghiên cứu về các mối đe dọa trên di động năm 2013 của hãng bảo mật Kaspersky Lab công bố chiều 27/2 cho thấy, Việt Nam xếp thứ 3 về lượng người dùng bị tấn công nhiều nhất trên thế giới với 3,96%.
Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: thehackernews.com)
Quốc gia đứng đầu về lượng người dùng bị tấn công là Nga với 40%, kế tiếp là Ấn Độ với 8% và Ukraine là 3,84%.
Video đang HOT
Trong bản báo cáo này, Kaspersky Lab cũng cho biết có gần 145.000 chương trình độc hại mới được phát hiện trong năm 2013, gấp 3 lần con số của năm 2012 là 40.059 mẫu. Tính đến tháng 1/2014, bộ tập hợp mã độc của Kaspersky Lab đã có 190.000 mẫu mã độc di động. Có tới 98,1% các mẫu mã độc di động được phát hiện trong năm 2013 nhắm vào thiết bị sử dụng hệ điều hành Android.
Đáng chú ý, có tới gần 4 triệu ứng dụng độc hại được tội phạm mạng sử dụng để phát tán mã độc trên các thiết bị Android. Mục tiêu chính của mã độc di động năm 2013 là tài chính, có 2.500 lây nhiễm được thực hiện bởi các Trojan ngân hàng đã bị chặn đứng.
Các chuyên gia Kaspersky Lab cũng cho rằng, các Trojan ngân hàng là mã độc di động nguy hiểm nhất đối với người dùng hiện nay. Nguyên nhân dẫn đến việc mã độc nhắm vào Android chính là các lỗ hổng trong cấu trúc hệ điều hành Android và số lượng người dùng không ngừng gia tăng. Đầu năm 2013, Kaspersky Lab ghi nhận 67 Trojan ngân hàng, nhưng đến cuối năm con số là 1.321 mẫu.
Chuyên gia phân tích virus Victor Chebeshev của Kaspersky Lab cho biết: “Hiện nay, đa phần Trojan ngân hàng tấn công vào người dùng tại Nga và cộng đồng các quốc gia độc lập. Tuy nhiên tình hình này sẽ không kéo dài lâu nữa, hacker sẽ tiếp tục khai thác tài khoản ngân hàng nên sự hoạt động của Trojan ngân hàng trên di động sẽ trở nên mạnh mẽ ở các quốc gia khác trong năm 2014.”
Ngoài ra, tội phạm mạng cũng đang đẩy mạnh sử dụng cách tạo ra những đoạn mã hết sức phức tạp để gây khó khăn cho việc phân tích. Các đoạn mã càng phức tạp bao nhiêu, thời gian tìm ra giải pháp chống lại mã độc càng lâu bấy nhiêu và càng nhiều tiền sẽ bị lấy cắp.
Theo Vietnamplus
Ứng dụng độc hại trên Android cán mốc 10 triệu
Cuối tháng 1-2014, Kaspersky Lab ghi nhận được khoảng 200.000 mẫu phần mềm độc hại cho di động, tăng 34% so với tháng 11-2013 chỉ có 148.000 mẫu được ghi nhận. Theo đó, trong tháng 1-2014, số lượng các ứng dụng độc hại cho Android cán mốc 10 triệu.
Vào ngày 30-01-2014, Google Play có 1.103.104 ứng dụng (theo số liệu từ appbrain.com). Thay vào đó, số lượng các cửa hàng không chính thức có nhiều ứng dụng hơn và nhiều khả năng có những chương trình độc hại. Kaspersky Lab đã ghi nhận tổng cộng 10 triệu ứng dụng đáng ngờ vì tội phạm mạng cũng sử dụng các phần mềm hợp pháp cho Android để chuyên chở mã độc.
Trong hầu hết các trường hợp, những chương trình độc hại đều nhắm đến thông tin tài chính của người dùng. Ví dụ cụ thể là phiên bản Trojan Carberp cho di động có nguồn gốc từ Nga. Trojan này đánh cắp thông tin của người dùng khi chúng được gửi đến máy chủ ngân hàng. Theo các chuyên gia Kaspersky Lab, phần lớn ứng dụng độc hại cho Android hiện được phát triển tại Nga.
Để tránh bị lây nhiễm độc hại, các chuyên gia bảo mật từ Kaspersky Lab đề xuất người dùng Không kích hoạt "developer mode" trên thiết bị, không kích hoạt tùy chọn cho phép cài đặt ứng dụng từ một nguồn thứ ba (install applications from third-party sources). Theo đó, chỉ cài đặt ứng dụng từ những nguồn chính thức, khi cài đặt ứng dụng mới người dùng cần cẩn thận xem kỹ các quyền mà ứng dụng yêu cầu và sử dụng phần mềm bảo mật cho thiết bị di động.
Theo VNE
Trojan tấn công người dùng di động Việt Nam Hệ điều hành Android cung cấp một dịch vụ thú vị được gọi là Google Cloud Messaging (GCM). Tuy nhiên, Kaspersky Lab đã phát hiện một số chương trình độc hại. Trong đó, Trojan-SMS.AndroidOS.Agent.az là vỏ bọc cho một trang web khiêu dâm tiếng Việt đã được tìm thấy chủ yếu ở Việt Nam. Hiện nay, hơn 1.000 biến thể của các ứng...