Việt Nam xếp thứ 24 về số lượng tấn công mã độc tống tiền
Mới đây, các nhà nghiên cứu của Kaspersky đã phát hiện ra một họ mã độc tống tiền kiểu mới nhắm đến các thiết bị lưu trữ mạng (NAS).
Về cơ bản, những loại mã độc này sẽ mã hóa các tệp tin trên thiết bị lưu trữ, yêu cầu người dùng trả tiền chuộc để giải mã dữ liệu.
Trong quý III-2019, Việt Nam xếp thứ 24 trên thế giới về số lượng tấn công mã độc tống tiền. Dữ liệu từ Kaspersky cho thấy lượng người dùng ở Việt Nam bị nhiễm mã độc tống tiền trong quý III-2019 đã tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2018 (từ 2,1% trong quý III-2018 lên 2,2% trong quý III-2019).
Trong khi đó, Indonesia có tỉ lệ người dùng bị nhiễm mã độc tống tiền cao nhất khu vực Đông Nam Á (2,26% trong quý III-2019). Indonesia cũng xếp thứ 23 trong danh sách các quốc gia trên thế giới bị tấn công bởi mã độc tống tiền nhiều nhất.
Trong quý III-2019, Kaspersky đã phát hiện và xử lý thành công 989.432.403 vụ tấn công trực tuyến ở khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.
Video đang HOT
Để giảm nguy cơ nhiễm mã độc, Kaspersky khuyên người dùng và các doanh nghiệp:
- Luôn cập nhật hệ điều hành để loại bỏ các lỗ hổng vừa xuất hiện và sử dụng giải pháp bảo mật uy tín với cơ sở dữ liệu được cập nhật.
- Sử dụng giải pháp bảo mật có công nghệ chuyên dụng như Kaspersky Endpoint Security for Business và Kaspersky Security Cloud nhằm bảo vệ dữ liệu của người dùng khỏi mã độc tống tiền.
- Luôn có bản sao lưu mới các file, vì vậy bạn có thể thay thế chúng trong trường hợp bị mất (do mã độc tấn công hoặc thiết bị bị hỏng). Bên cạnh đó, người dùng cũng nên lưu trữ dữ liệu thêm trên đám mây để đảm bảo an toàn.
Theo Kỷ Nguyên Số
Đừng khởi động lại máy tính khi bị nhiễm mã độc tống tiền
Theo các nhà nghiên cứu bảo mật, người dùng không nên khởi động lại máy tính (reboot) sau khi hệ thống bị nhiễm mã độc tống tiền (ransomware), vì hành động này sẽ khiến quá trình mã hóa tập tin bị hỏng, mất các khóa mã hóa (encryption key) lưu trong bộ nhớ.
Trong một số trường hợp, việc khởi động lại hệ thống sẽ có lợi cho tin tặc. Thay vào đó, người dùng nên để máy ở trạng thái ngủ đông (hibernate), ngắt kết nối mạng và liên hệ với các nhân viên hỗ trợ để xử lý tình huống.
Tắt nguồn máy tính cũng là một giải pháp thay thế, nhưng ngủ đông thì tốt hơn vì ở chế độ này hệ thống tự lưu một bản sao bộ nhớ, trong đó một số biến thể ransomware kém chất lượng sẽ để lại những bản sao chìa khóa mã hóa.
Kết quả khảo sát trên 1.180 người ở Mỹ từng là nạn nhân của ransomware cho thấy 30% chọn khởi động lại hệ thống máy tính để đối phó với mã độc.
Trước đây, việc này giúp loại bỏ một số loại ransonware cũ, tuy nhiên cách này không thể áp dụng với những biến thể mới chuyên mã hóa tập tin. Mã độc tống tiền thường lây nhiễm qua các tập tin đính kèm, hoặc trong lúc chuyển đổi dữ liệu qua lại giữa ổ cứng...
Đôi khi quá trình này bị ngắt hoặc chặn bởi vấn đề cấp phép khiến hệ thống ngừng mã hóa. Trong trường hợp đó, quá trình mã hoá chỉ mới diễn ra một phần và đang bị lỗi, không thể tiếp tục hoạt động. Người dùng nên nhanh chóng tận dụng lợi thế này thực hiện những biện pháp ngăn mã độc tiếp tục hoạt động và tìm cách khôi phục dữ liệu.
Lời khuyên này áp dụng cho cả doanh nghiệp lẫn người dùng cá nhân. Ngoài ra, nạn nhân nên lưu ý có hai giai đoạn phục hồi ransomware mà hệ thống cần trải qua.
Đầu tiên, cần tìm những "sản phẩm" được ransomware tạo ra và loại bỏ chúng khỏi hệ thống máy chủ bị nhiễm.
Bước hai là khôi phục dữ liệu nếu hệ thống có sẵn cơ chế sao lưu.
Các chuyên gia cảnh báo nếu doanh nghiệp bỏ qua bước đầu tiên thì khi khởi động hệ thống, ransomware sẽ bắt đầu hoạt động lại, đồng thời chấm dứt luôn quá trình mã hóa các tập tin vừa được khôi phục. Thế là nạn nhân phải bắt đầu lại từ bước 1.
Trong trường hợp của doanh nghiệp, điều này làm mất thời gian, tiền bạc và ảnh hưởng đến hoạt động của công ty.
Theo techsignin
Hàng trăm phòng khám nha khoa tại Mỹ bị mã độc tống tiền tấn công Trong tuần này, hàng trăm nha khoa trên khắp nước Mỹ đã bị mã độc tống tiền (ransomware) tấn công. Theo Engadget, vụ tấn công xảy ra do lỗ hổng bảo mật trong phần mềm của The Digital Dental Record và PerCSoft, 2 công ty chuyên cung cấp hồ sơ y tế và dịch vụ lưu trữ cho các phòng khám nha khoa....