Việt Nam xác minh tin Trung Quốc triển khai giàn khoan Hải Dương 982 ở Biển Đông
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết các cơ quan chức năng đang xác minh thông tin Trung Quốc triển khai giàn khoan Hải Dương 982 ở Biển Đông.
Ngày 3/10, trả lời câu hỏi của phóng viên về thông tin Trung Quốc tiếp tục triển khai giàn khoan mới ra Biển Đông, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết: “ Các cơ quan chức năng đang xác minh thông tin này. Tuy nhiên, Việt Nam cho rằng các nước cần tôn trọng luật pháp quốc tế và Công ước Quốc tế về luật biển 1982“.
“ Việt Nam cho rằng mọi hoạt động trên Biển Đông cần tuân thủ quy định và công ước của LHQ về luật biển 1982, trong đó có việc tôn trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của các quốc gia ven biển. Đóng góp thiết thực vào việc duy trì hòa bình, ổn định của khu vực“.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng. (Ảnh: BNG)
Ủy Ban Chính Pháp Trung ương Trung Quốc thông báo triển khai giàn khoan dầu Hải Dương 982 từ ngày 21/9 tại vùng biển sâu đến 3.000 m ở Biển Đông nhưng chưa nêu vị trí chính xác.
Giàn khoan dầu Hải Dương 982 (Haiyang Shiyou 982) bắt đầu hoạt động từ hôm 21/9 tại vùng biển sâu đến 3.000 m, theo một bài viết trên Trường An Kiếm (Chang An Jian), tài khoản mạng của Ủy Ban Chính Pháp Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc.
Video đang HOT
Bài viết đăng hôm 25/9 cũng nói đây là giàn khoan lớn nhất và hiện đại nhất trong các giàn khoan cùng loại tại Trung Quốc, có thể khoan dầu ở độ sâu đến 5.000 m dưới mực nước biển.
Bài viết không nêu cụ thể nơi đặt giàn khoan trên Biển Đông, nhưng trước đó, Cục Hải sự Trung Quốc hôm 21/8 thông báo Hải Dương 982 tiến hành hoạt động trên Biển Đông từ ngày 21/8 đến ngày 5/11, mỗi ngày 24 tiếng, tại khu vực có bán kính 2 km tính từ tâm là vị trí có tọa độ 173744.589 vĩ Bắc / 1102116.894 kinh đông.
Cũng theo thông báo trên, vị trí này là khu vực giếng dầu Lăng Thủy 15-2-1 (LS15-2-1), nằm về phía đông nam thành phố Tam Á thuộc đảo Hải Nam của Trung Quốc.
SONG HY
Theo VTC
Việt Nam giám sát tàu Lam Kinh của Trung Quốc đi qua vùng đặc quyền kinh tế
Lực lượng chức năng của Việt Nam đang giám sát mọi hoạt động tàu Lam Kinh của Trung Quốc đi qua vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam hôm 3/9.
Chiều 12/9, trả lời câu hỏi của phóng viên yêu cầu bình luận thông tin tàu Lam Kinh của Trung Quốc tiến vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng cho biết:
"Theo thông tin từ các cơ quan chức năng, từ ngày 3/9, tàu Lam Kinh của Trung Quốc đã đi qua vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Mọi hoạt động của tàu luôn được các lực lượng chức năng của Việt Nam giám sát theo đúng quy định của luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982".
Bà Hằng cũng tái khẳng định Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của mình trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, theo quy định của luật pháp quốc tế. Mọi hoạt động của các bên nếu không có sự cho phép của Việt Nam đều là phi pháp và vô giá trị.
Tàu Lam Kinh của Trung Quốc.
SCMP trước đó đưa tin , tàu Lam Kinh di chuyển vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cách bờ biển Quảng Ngãi khoảng 90 km. Lam Kinh là một trong những tàu cẩu lớn nhất thế giới, thuộc sở hữu của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc. .
Liên quan tới tình hình gần đây của nhóm tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc, người phát ngôn nêu rõ:
"Theo các cơ quan chức năng của Việt Nam, nhóm tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc tiếp tục vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Việt Nam kiên quyết phản đối việc nhóm tàu Hải Dương 8 tiếp tục các hành động vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam trên vùng biển của mình được xác định phù hợp theo các quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982.
Việt Nam cũng đã nêu quan điểm về những ảnh hưởng tiêu cực do hoạt động vi phạm của nhóm tàu Hải Dương 8 đối với quan hệ giữa 2 nước, hòa bình an ninh, ổn định ở Biển Đông cũng như trong khu vực. Vì những lý do đó, Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay vi phạm nghiêm trọng này, rút toàn bộ những tàu nói trên ra khỏi vùng biển của Việt Nam".
Về những phát ngôn gần đây của phía Trung Quốc liên quan tới hoạt động kinh tế của Việt Nam trên vùng biển của mình, Việt Nam khẳng định quan điểm nhất quán trong các hoạt động kinh tế biển của Việt Nam trong đó các hoạt động dầu khí đều được triển khai trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa hoàn toàn thuộc về Việt Nam được xác định theo quy định Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982 mà cả Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên.
Bà Hằng nhấn mạnh không có nước nào có quyền đưa ra yêu sách về các vùng biển ở khu vực Biển Đông vượt quá những giới hạn về địa lý và nội dung quy định trong Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982.
"Những yêu sách bất hợp pháp, không phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 không thể là cơ sở để khẳng định rằng tồn tại các vùng biển tranh chấp hay chồng lấn", người phát ngôn nhấn mạnh.
SONG HY
Theo VTC
Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt vi phạm chủ quyền Ngày 19/7, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng đã trả lời câu hỏi về phát biểu của Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 17/7/2019 liên quan đến diễn biến ở khu vực Biển Đông. Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng. Ngày 19/7, trả lời câu hỏi của phóng...