Việt Nam vẫn trong top 10 nguồn phát tán thư rác tháng 2/2014
Mặc dù tỉ lệ phát tán thư rác đã giảm so với tháng 1/2014, nhưng Việt Nam vẫn đứng thứ 7 về nguồn phá tán thư rác trên toàn cầu.
Báo cáo từ Kaspersky Lab cho thấy, tỉ lệ thư rác trong lưu lượng truy cập email trong tháng 2/2014 tăng 4,2% so với tháng trước, đạt trung bình 69,9%. Tuy nhiên, tỉ lệ này thấp hơn 1,2% so với tháng 2/ 2013.
Ba nguồn phát tán thư rác hàng đầu gồm có Trung Quốc (23%), Mỹ (19,1%) và Hàn Quốc (12,8%). Việt Nam đứng vị trí thứ 7 với 2,95%, giảm so với tháng 1/2014 chiếm 3,1%.
Những kẻ lừa đảo thường nhắm mục tiêu đến các trang mạng xã hội (27,3%), dịch vụ thư điện tử (19,34%) và các tổ chức thanh toán trực tuyến (16,73%). Các chuyên gia Kaspersky Lab cũng đã xem qua thông báo giả mạo xưng là đến từ ngân hàng của Malaysia HongLeong.
Video đang HOT
Việt Nam vẫn đứng thứ 7 về nguồn phát tán thư rác trong tháng 2/2014.
Thư rác độc hại có chủ đề tình yêu nhân dịp Valentine tăng mạnh trong tháng 2/2014, do các Trojan thống trị. Các Trojan này cài đặt hai chương trình độc hại vào hệ thống: một là phần mềm gián điệp đánh cắp tất cả tài liệu có đuôi .docx, .xlsx và .pdf từ máy tính và gửi các tập tin này đến một hộp mail cụ thể; hai là IRC-bot/sâu được gọi là ShitStorm có khả năng thực hiện các cuộc tấn công DDoS trên web và lây lan các bản sao của chính nó qua dịch vụ MSN và P2P. Nếu người nhận phản hồi lại các email loại này, máy tính của họ dễ dàng trở thành một phần của mạng ma (botnet).
Một chương trình độc hại khác thì giả mạo thông báo từ các trang mạng xã hội lớn. Tin nhắn tự nhận là thay mặt Facebook, thông báo cho người dùng rằng đã có vấn đề xảy ra trên trang chủ (news feed) của những người bạn của họ kể từ lần truy cập mới nhất và họ được yêu cầu mở các lưu trữ đính kèm để tìm hiểu thêm.
Trong khi đó, những kẻ lừa đảo người Nigeria không thể bỏ qua cơ hội để khai thác tình hình ở Ukraine và những sự kiện bi thảm theo sau đó để lừa tiền của các nạn nhân. Chúng trích dẫn những câu chuyện quen thuộc về các du khách không may mắn ở Kiev bị đánh cắp tất cả tiền bạc, theo sau đó là yêu cầu được giúp đỡ tài chính.
Theo ICTNews
Kaspersky: truy cập Wi-Fi công cộng dễ bị đánh cắp dữ liệu cá nhân
Theo một khảo sát gần đây của Kaspersky Lab, 34% người sử dụng máy tính thừa nhận thường xuyên truy cập vào các điểm phát Wi-Fi công cộng để lướt web, và có 14% mua sắm trực tuyến mà không có các biện pháp đặc biệt để bảo vệ.
Tình trạng trên khiến người dùng dễ trở thành mục tiêu tấn công của tội phạm mạng, dưới hình thức MITM.
Việc truy cập vào Wi-Fi ngay cả khi di chuyển đã bắt đầu trở thành một thói quen sinh hoạt. Hiện nay, hầu hết các địa điểm như trung tâm thương mại, cao ốc văn phòng, quán cà phê và nhà hàng đều phục vụ Wi-Fi miễn phí cho phép người dùng có nhiều phương thức để truy cập internet. Tuy nhiên, điều này lại không an toàn cho những dữ liệu, thông tin cá nhân của người dùng.
MITM là hình thức đánh cắp thông tin của người dùng khi tội phạm mạng đóng vai trò là máy trung gian cho việc trao đổi thông tin giữa 2 thiết bị. Quá trình trao đổi mọi thông tin sẽ gửi qua tin tặc từ đó mới đến máy đích. Qua MITM, tin tặc không chỉ đánh cắp được dữ liệu từ người dùng mà còn can thiệp luồng dữ liệu để kiểm soát sâu hơn những nạn nhân của chúng.
Một trường hợp khác là mạng Wi-Fi người dùng đang kết nối là giả mạo, không thuộc về các quán cà phê, nhà hàng, khách sạn hay phòng chờ sân bay,... Nếu chẳng may gặp hình thức tấn công này, tin tặc có thể dễ dàng chụp bất kì dữ liệu bí mật bạn gõ, tiếp cận với những gì có trên thiết bị của bạn, cài đặt phần mềm độc hại trên thiết bị hoặc thậm chí sử dụng thiết bị của bạn để phân phối tin nhắn rác cho họ.
Theo một khảo sát gần đây của Kaspersky Lab, 34% người sử dụng máy tính thừa nhận việc không có các biện pháp đặc biệt để bảo vệ hoạt động trực tuyến của họ khi sử dụng một điểm truy cập Wi-Fi công cộng, trong khi chỉ có 13% dành thời gian để tích cực kiểm tra mã hóa tiêu chuẩn của bất kì điểm truy cập nào trước khi sử dụng. Ngoài ra, trên thực tế có 14% cảm thấy thoải mái mua sắm trực tuyến ngay cả khi kết nối với một địa chỉ Wi-Fi ko đáng tin cậy.
Theo vnreview
Việt Nam đứng thứ 4 thế giới về số người dùng di động bị mã độc tấn công Mã độc trên di động đang gia tăng nhanh chóng và người dùng trên thế giới, trong đó có Việt Nam, bị tấn công ngày càng nhiều hơn. Các chuyên gia Kaspersky Lab đã công bố kết quả nghiên cứu về Các mối đe dọa trên di động năm 2013, theo đó, trong 5 quốc gia có số người dùng bị tấn công...