‘Việt Nam vẫn nên duy trì thông lệ đa phương trong đầu tư cáp quang biển quốc tế’
Chia sẻ quan điểm về đầu tư các tuyến cáp biển mới để mở rộng dung lượng kết nối quốc tế, đại diện Hiệp hội Internet Việt Nam cho rằng, vẫn nên duy trì thông lệ đầu tư, vận hành đa phương bởi liên minh nhiều nhà mạng quốc tế.
Trong thời gian qua, các tuyến cáp quang biển quốc tế mà các nhà mạng Việt Nam sử dụng vẫn liên tục gặp sự cố, gây ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ Internet quốc tế cung cấp tới người dân.
Cụ thể, chỉ tính từ đầu năm 2022 đến nay, đã có 3/5 tuyến cáp quang biển quốc tế chiếm tỷ lệ lớn dung lượng kết nối đi quốc tế của Việt Nam là AAG, APG và IA (còn gọi là Liên Á) đã và đang gặp sự cố. Trong đó, tuyến cáp IA gặp sự cố vào ngày 18/2 và được sửa xong vào ngày 27/2. Với AAG, lần lượt vào trung tuần tháng 2 và cuối tháng 6, tuyến cáp biển này gặp 4 lỗi trên 2 hướng cáp kết nối đi HongKong (Trung Quốc), Singapore và hiện vẫn chưa có lịch xử lý các lỗi. Cũng như AAG, tuyến APG đã 2 lần gặp sự cố trong năm nay và đang bị gián đoạn dịch vụ.
Trước đó, tại sự kiện Ngày Internet Việt Nam năm 2021, đại diện một nhà mạng đã đưa ra số liệu thống kê rằng, trong 5 năm gần đây, các tuyến cáp quang biển Việt Nam ra khu vực bị đứt trung bình 10 lần mỗi năm, mỗi lần trục trặc kéo dài 1 tháng. Do vậy, các doanh nghiệp chỉ sử dụng được khoảng 3/4 các tuyến cáp.
Hiện Việt Nam có tổng cộng 7 tuyến cáp quang biển, trong đó 5 tuyến đang hoạt động và 2 tuyến dự kiến sẽ đưa vào vận hành trong 1 – 2 năm tới (Ảnh minh họa: Internet)
Mặt khác, theo các chuyên gia, hiện Việt Nam có tổng cộng 7 tuyến cáp quang biển, trong đó 5 tuyến đang hoạt động và 2 tuyến dự kiến sẽ đưa vào vận hành trong 1 – 2 năm tới. Số lượng các tuyến cáp biển Việt Nam đang khai thác ít hơn so với một số nước trong khu vực như Thái Lan (10 tuyến), Malaysia (22 tuyến) hay Singapore (30 tuyến), khiến cho mức độ đảm bảo về hạ tầng quốc tế phục vụ Internet cho người dùng Việt Nam còn thấp.
Cũng vì thế, cả cơ quan quản lý nhà nước cũng như các nhà mạng tại Việt Nam đều nhận thức rõ, để phát triển Internet Việt Nam, song song với việc mở rộng kết nối Internet trong nước, cần thiết phải tiếp tục mở rộng kết nối Internet ra khu vực và quốc tế, đặc biệt là phát triển các tuyến cáp quang biển. Thậm chí, có ý kiến cho rằng, dưới vai trò dẫn dắt của Bộ TT&TT, các nhà mạng Việt Nam có thể “chung tay” đầu tư 1 tuyến cáp quang biển, góp phần giúp Việt Nam chủ động hơn trong kết nối quốc tế.
Video đang HOT
Ông Vũ Thế Bình, Tổng giám đốc NetNam, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Internet Việt Nam.
Trao đổi với ICTnews, ông Vũ Thế Bình, Tổng giám đốc NetNam, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA) cho hay: Chúng ta cùng nhận thấy sự phụ thuộc của Internet Việt Nam vào các tuyến cáp quang biển kết nối quốc tế, cũng như đã quen với các tình huống sự cố xảy ra với các tuyến cáp quang này. Các nhà mạng đều đã có sẵn các kịch bản sẵn để ứng phó với tình trạng cáp biển gặp sự cố nhằm giảm thiểu ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ cho người dùng.
“Tuy nhiên, về lâu dài, các giải pháp như mở rộng – bổ sung thêm các kết nối quốc tế, tăng cường nội dung nội địa, tăng cường đưa nội dung về gần với người dùng nội địa … là các định hướng mà chắc chắn các cơ quan quản lý nhà nước và các nhà mạng sẽ theo đuổi”, ông Vũ Thế Bình bình luận.
Theo ông Bình, vấn đề đầu tư các tuyến cáp quang biển mới như thế nào phụ thuộc việc xác định mục đích lâu dài của Việt Nam, là một điểm kết nối đến các hub chính khu vực, hay là có định hướng trở thành một điểm hub mới trong khu vực.
Ở góc nhìn của VIA, ông Bình nêu quan điểm: Việt Nam có thể cân nhắc hình thành điểm trung chuyển lưu lượng Internet trong khu vực, có tính chất bổ sung hoặc dự phòng cho các điểm trung chuyển lưu lượng chính hiện nay như HongKong – Trung Quốc, Singapore.
Nhận định đây là một vấn đề lớn, đại diện VIA cho rằng vấn đề này nên được quan tâm ở phương diện chiến lược viễn thông – Internet quốc gia: “Một vài, thậm chí nhiều doanh nghiệp cùng chia sẻ mục đích và cùng quan tâm cũng chưa đủ, do liên quan đến nhiều yếu tố chính trị – kinh tế – xã hội. Chúng tôi kỳ vọng thời gian tới, Chính phủ, Bộ quản lý lĩnh vực viễn thông, Internet sẽ quan tâm hơn đến chủ đề này, chắc chắn các doanh nghiệp trong ngành cũng như hội viên của VIA đều quan tâm”.
Với vai trò là người đứng đầu NetNam, ông Vũ Thế Bình cũng chia sẻ thêm: “Tùy theo quy mô và mục đích, NetNam có thể cân nhắc đến việc tham gia cùng các nhà mạng trong nước đầu tư và vận hành tuyến cáp biển mới”.
Bàn thêm về việc lựa chọn phương thức đầu tư các tuyến cáp biển mới, vị Tổng thư ký VIA cho rằng: Theo thông lệ, các tuyến cáp biển quốc tế thường được đầu tư bởi các liên minh nhiều nhà mạng quốc tế, từ các nước khác nhau. Và thông lệ này vẫn nên được tiếp tục duy trì.
“Các nhà mạng Việt Nam có thể chủ động hơn, đóng vai trò lớn hơn trong đầu tư và vận hành các tuyến cáp biển mới, nhưng đã là kết nối quốc tế thì chắc chắn cần sự liên minh, liên kết giữa các nước, các nhà mạng quốc tế”, ông Vũ Thế Bình nhấn mạnh.
Sàn TMĐT nước ngoài phải bổ sung giấy phép kinh doanh trước 1/1/2023
Các sàn TMĐT có vốn đầu tư nước ngoài đang kinh doanh tại Việt Nam phải bổ sung Giấy phép kinh doanh trước ngày 1/1/2023 nếu chưa có đủ theo quy định.
Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương) vừa có thông báo về việc bổ sung Giấy phép kinh doanh đối với các tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử (TMĐT).
Nghị định 85 (ban hành năm 2021) sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 52 (năm 2013) của Chính phủ về TMĐT có quy định cụ thể về bổ sung giấy phép kinh doanh đối với nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Sàn TMĐT nước ngoài phải bổ sung giấy phép kinh doanh trước ngày 1/1/2023. Ảnh minh họa: Internet
Theo đó, Cục TMĐT và Kinh tế số đề nghị các tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã được xác nhận đăng ký website/ứng dụng cung cấp dịch vụ TMĐT và đang hoạt động mà chưa có giấy phép kinh doanh cập nhật hồ sơ, bổ sung Giấy phép kinh doanh trước ngày 1/1/2023. Việc cập nhật tiến hành trực tuyến thông qua qua cổng online.gov.vn.
Trong khi đó, với các tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đăng ký website/ứng dụng cung cấp dịch vụ TMĐT mới, cần cung cấp các loại giấy tờ gồm: Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu quyết định thành lập (đối với tổ chức); bản sao điện tử từ sổ gốc hoặc chứng thực bản sao điện tử từ bản chính; giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký doanh nghiệp (đối với thương nhân), giấy phép kinh doanh (đối với nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài).
Nghị định 85 bổ sung nhiều quy định mới trong lĩnh vực TMĐT. Cụ thể, thương nhân, tổ chức nước ngoài có website cung cấp dịch vụ TMĐT tại Việt Nam phải thực hiện đăng ký hoạt động TMĐT và thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam theo quy định của pháp luật hoặc chỉ định đại diện theo ủy quyền của mình tại Việt Nam.
Theo đó, văn phòng đại diện hoặc nội dung ủy quyền phải đảm bảo các trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý Nhà nước trong việc ngăn chặn những giao dịch hàng hóa, dịch vụ vi phạm pháp luật Việt Nam; Thực hiện các nghĩa vụ về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo quy định của pháp luật Việt Nam; đồng thời thực hiện báo cáo theo quy định.
Để cung cấp dịch vụ TMĐT tại Việt Nam, thương nhân, tổ chức nước ngoài phải thực hiện thủ tục đăng ký với Bộ Công Thương trong vòng 12 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.
TMĐT được xác định là ngành nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Theo đó, các thương nhân, tổ chức nước ngoài có website cung cấp dịch vụ TMĐT tại Việt Nam sử dụng tên miền Việt Nam; website có ngôn ngữ hiển thị là tiếng Việt hoặc có 100.000 lượt giao dịch từ Việt Nam/năm.
Các điều kiện tiếp cận thị trường bao gồm: Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư kinh doanh hoạt động cung cấp dịch vụ TMĐT tại Việt Nam theo hình thức thành lập tổ chức kinh tế hoặc đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần góp vốn. Nhà đầu tư nước ngoài chi phối từ 1 doanh nghiệp trở lên thuộc nhóm 5 doanh nghiệp dẫn đầu thị trường dịch vụ TMĐT tại Việt Nam (theo danh sách do Bộ Công Thương công bố), phải có ý kiến thẩm định về an ninh quốc gia của Bộ Công an.
Các nhà đầu tư nước ngoài chi phối doanh nghiệp hoạt động cung cấp dịch vụ TMĐT được xác định, khi nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ quyền sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc trên 50% cổ phần có quyền biểu quyết của doanh nghiệp.
Nhà đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc bãi nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp.
Nhà đầu tư có quyền quyết định các vấn đề quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm việc lựa chọn nền tảng công nghệ, hình thức tổ chức kinh doanh; lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; lựa chọn điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh; lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp đó.
Nhóm 5 doanh nghiệp dẫn đầu thị trường được xác định dựa trên các tiêu chí về số lượt truy cập, số lượng người bán, số lượng giao dịch, tổng giá trị giao dịch. Trường hợp này, nhà đầu tư thực hiện trong quá trình đề nghị cấp, điều chỉnh giấy phép kinh doanh theo quy định về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Các sàn giao dịch TMĐT Việt Nam phải có trách nhiệm xác thực danh tính của những thương nhân, tổ chức nước ngoài bán hàng hóa trên sàn giao dịch TMĐT của mình.
Trước đó, Cục TMĐT và Kinh tế số cũng đã có văn bản yêu cầu các thương nhân, tổ chức nước ngoài có hoạt động TMĐT tại Việt Nam về việc thực hiện quy định của cơ quan quản lý đã có hiệu lực từ đầu năm nay.
Vỡ mộng startup: Không ai 'thay đổi được thế giới', nhà đầu tư mạo hiểm sắp phải trả giá đắt Rót tiền ồ ạt vào các startup, các nhà đầu tư nhận ra sự thật đau lòng vì "không ai thay đổi được thế giới" như quảng cáo ban đầu. Tờ Financial Times nhận định rằng, thế giới đầu tư mạo hiểm sắp trải qua một vụ sụp đổ trong thầm lặng. Không giống như thị trường chứng khoán, thế giới đầu tư...