Việt Nam và EU sắp ký Thỏa thuận khung hợp tác quốc phòng FPA
Theo Asia Times, ngày 5.8 tới Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) sẽ ký Thỏa thuận khung hợp tác quốc phòng FPA (Framework Participation Agreement) tại Hà Nội.
Binh sĩ Việt Nam tham dự Hội thi kỹ năng bắn súng Lục quân Úc 2019 (AASAM 2019) – Ảnh: Quân đội Nhân dân Online
Cụ thể, Giám đốc chính sách đối ngoại của EU Federica Mogherini sẽ sang Việt Nam ký thỏa thuận FPA. Việt Nam là quốc gia Đông Nam Á đầu tiên ký FPA với EU.
Theo Asia Times, sau khi tham gia Diễn đàn Khu vực của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Hội nghị Bộ trưởng EU – ASEAN tại Bangkok từ ngày 1-2.8, bà Mogherini cho biết sẽ tới Hà Nội để ký với Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch “một thỏa thuận về sự tham gia của Việt Nam vào các nhiệm vụ quân sự và dân sự của châu Âu”.
“Tôi hy vọng (Việt Nam) sẽ là đối tác đầu tiên trong số nhiều người bạn của chúng tôi ở ASEAN, bởi vì các sứ mệnh của chúng tôi không chỉ phục vụ lợi ích của châu Âu, mà còn phục vụ lợi ích hòa bình và an ninh trên toàn cầu”, bà Mogherini nói.
Đây được xem là dấu hiệu mới nhất cho thấy EU đang cố gắng xây dựng mối quan hệ quốc phòng chặt chẽ hơn với khu vực ASEAN và đặc biệt là Việt Nam.
Video đang HOT
Thỏa thuận FPA cho phép một quốc gia đối tác đóng góp cho các hoạt động và nhiệm vụ theo Chính sách An ninh và Quốc phòng chung của EU, một chiến lược phối hợp các chính sách quốc phòng và tình báo của EU.
Theo các nguồn tin của EU xác nhận với Asia Times thì với FPA sẽ khiến Việt Nam trở thành một phần của hoạt động quản lý khủng hoảng của EU, và điều này sẽ khiến Việt Nam và EU trở thành “chiến hữu” (brothers in arms)
Người phát ngôn EU cũng nhận định thỏa thuận FPA xác nhận cam kết chung của EU và Việt Nam về những đóng góp cho hòa bình và an ninh trong khu vực của họ và thế giới rộng lớn hơn, cũng như bảo vệ trật tự đa phương dựa trên các quy tắc.
“Thỏa thuận FPA sẽ cho phép Việt Nam tham gia tích cực vào các hoạt động quản lý khủng hoảng do EU dẫn đầu. Các hoạt động này đóng vai trò quan trọng trong việc gìn giữ hòa bình, ngăn ngừa xung đột và tăng cường an ninh quốc tế trong khu vực gần EU và hơn thế nữa”, người phát ngôn này nói thêm.
Việt Nam là quốc gia châu Á – Thái Bình Dương thứ tư ký FPA với EU sau Australia, New Zealand và Hàn Quốc. Thỏa thuận FPA được ký kết khi mối quan hệ của EU với Việt Nam đang khởi sắc cả về thương mại và an ninh với hàng loạt các thỏa thuận đã được ký kết như Hiệp định thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (IPA).
Ái Vi (theo Asia Times)
Theo Motthegioi.vn
Trung Quốc kêu gọi nỗ lực chung nhằm mở ra triển vọng mới cho an ninh châu Á
Ngày 15/6, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã hối thúc các quốc gia châu Á và các đối tác hợp tác nhằm mở ra triển vọng mới cho sự phát triển và an ninh của châu lục trong tình hình mới.
Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Phối hợp hành động và các biện pháp xây dựng lòng tin ở châu Á (CICA) lần thứ 5. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN
Phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh lần thứ 5 Hội nghị Các biện pháp tương tác và xây dựng lòng tin ở châu Á (CICA) diễn ra ở thủ đô Dushanbe của Tajikistan, nhà lãnh đạo Trung Quốc kêu gọi các thành viên CICA duy trì quan điểm an ninh chung, toàn diện, hợp tác và bền vững, cũng như sử dụng các thực thể để thăm dò cấu trúc an ninh khu vực nhằm đạt được an ninh chung cho châu Á.
Chủ tịch Tập Cận Bình cũng cam kết kiên định theo đuổi lộ trình phát triển hòa bình và chia sẻ các cơ hội phát triển với tất cả các nước cũng như những thuận lợi hơn trong việc tiếp cận thị trường.
Nhà lãnh đạo Trung Quốc còn kêu gọi đối thoại bình đẳng trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau và tuân thủ các quy tắc thương mại đa phương trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế và thương mại. Ông nhấn mạnh các bên liên quan không bao giờ được dễ dàng sử dụng chế độ bảo hộ và cơ chế đơn phương.
Trong khi đó, phát biểu tại hội nghị, Tổng thống Nga Vladimir Putin nhận định, trong nền kinh tế đang diễn ra "cuộc chiến" bất quy tắc, cần những nỗ lực tập thể để khôi phục sự công bằng.
Tổng thống Putin nhấn mạnh trên thế giới đang bùng nổ cuộc chiến thương mại thực sự, do đó hơn bao giờ hết hiện nay cần đến nỗ lực chung để tìm kiếm một giải pháp. Theo ông, cần phải khôi phục niềm tin, phê duyệt chuẩn mực công bằng của tương tác kinh tế. Ông nêu rõ bước đi đầu tiên là cần đưa lĩnh vực xã hội-nhân đạo ra khỏi các hạn chế thương mại và trừng phạt, cụ thể ở đây là những nhu yếu phẩm, thuốc men, thiết bị y tế.
Tổng thống Putin cũng đề cập đến việc phát triển tương tác giữa các nước châu Á khi lưu ý rằng khu vực này hiện đang giữ vai trò động lực tăng trưởng của toàn cầu.
Về tình hình Syria, Tổng thống Putin cho biết sự hợp tác giữa Nga với Thổ Nhĩ Kỳ và Iran trong khuôn khổ thỏa thuận Astana mang lại các kết quả thực sự ở Syria và thúc đẩy cuộc đối thoại nội bộ Syria, trong đó có những nỗ lực nhằm thành lập ủy ban hiến pháp. Theo ông, với sự tham gia của Nga, phần lớn lãnh thổ Syria đã được đặt trở lại dưới sự kiểm soát của chính phủ hợp pháp, trong khi các điều kiện thuận lợi đã được tạo ra để quốc gia Trung Đông này trở lại cuộc sống bình yên.
Trước đó, Tổng thống Putin và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc trao đổi ngắn trước thềm khai mạc CICA. Hai nhà lãnh đạo Nga và Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã nói chuyện riêng với nhau trên đường đến hội trường lớn - nơi diễn ra CICA. Sau đó, cuộc gặp này còn có sự tham dự của ngoại trưởng hai nước.
Thùy An (TTXVN)
Theo Tintuc
Tổng thống Trump cáo buộc Google giúp sức quân đội Trung Quốc Ngày 17/3, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cáo buộc gã khổng lồ công nghệ Google giúp sức quân đội Trung Quốc bằng cách tiến hành hoạt động kinh doanh tại quốc gia châu Á này. Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: AP Trên tài khoản Twitter cá nhân, ông Trump viết: "Google đang giúp Trung Quốc và quân đội của nước này,...