Việt Nam – Úc kêu gọi tuân thủ luật pháp quốc tế trên Biển Đông
Về tình hình Biển Đông, hai thủ tướng bày tỏ quan ngại sâu sắc trước các diễn biến trên Biển Đông.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Scott Morrison trao đổi trong không khí cởi mở và nhấn mạnh tầm quan trọng của an ninh, an toàn trên Biển Đông
Trong chuyến thăm chính thức VN từ ngày 22 – 24.8 của Thủ tướng Úc Scott Morrison và phu nhân, lãnh đạo VN và Úc đã trao đổi về nhiều vấn đề quốc tế và khu vực hai bên cùng quan tâm, trong đó nhấn mạnh quan ngại về những diễn biến gần đây trên Biển Đông.
Úc tăng hạn ngạch cho lao động VN hơn 7 lần
Sáng 23.8, ngay sau lễ đón chính thức, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã hội đàm với Thủ tướng Scott Morrison. Hai nhà lãnh đạo bày tỏ sự hài lòng về việc phát triển mạnh mẽ, năng động và hiệu quả của quan hệ VN – Úc thời gian qua; cho rằng quan hệ hai nước rất lớn, phong phú và còn nhiều tiềm năng. Hai thủ tướng nhất trí khởi động Cơ chế họp lãnh đạo cấp cao thường niên, đồng thời tiếp tục các cơ chế họp cấp bộ trưởng ngoại giao, quốc phòng, kinh tế đã được thiết lập trong khuôn khổ đối tác chiến lược.
Hai bên nhất trí cho rằng hợp tác song phương về an ninh, quốc phòng ngày càng hiệu quả và thực chất, đặc biệt là việc Úc hỗ trợ VN trong quá trình tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị hai bên mở rộng hợp tác sang các lĩnh vực tiềm năng như công nghiệp quốc phòng, an ninh mạng, liên kết đào tạo… Thủ tướng Morrison nhất trí tăng cường hợp tác an ninh song phương, bao gồm trong lĩnh vực hàng hải và không gian mạng; phối hợp chống tội phạm xuyên quốc gia, buôn bán người, khủng bố. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đánh giá cao việc Úc quyết định từ ngày 2.9 năm nay sẽ tăng hạn ngạch thị thực cho công dân VN trong khuôn khổ Chương trình Lao động kỳ nghỉ từ 200 lên 1.500 người/năm, tạo điều kiện cho thêm nhiều công dân VN được tham gia lao động thời vụ tại Úc. Hai bên cam kết cùng hợp tác ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm rác thải nhựa và khai thác hải sản bền vững.
Video đang HOT
Với nền tảng 25 năm hợp tác về giáo dục và đào tạo, hai thủ tướng cũng nhất trí sẽ mở rộng hợp tác trao đổi tri thức sang các lĩnh vực mới thông qua tăng cường liên kết giáo dục và nghiên cứu. VN và Úc cũng sẽ tăng cường hợp tác trong lĩnh vực tri thức và đổi mới, bao gồm các dịch vụ công, thiết lập Trung tâm nghiên cứu VN – Úc tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Trung tâm này sẽ huy động chuyên môn của Úc để hỗ trợ các thế hệ lãnh đạo tương lai của VN, giúp Úc và VN tìm kiếm giải pháp cho các thách thức chung của hai nước và khu vực.
Quan ngại sâu sắc về tình hình Biển Đông
Trao đổi về các vấn đề chiến lược, an ninh khu vực và quốc tế cùng quan tâm, Thủ tướng Morrison khẳng định Úc ủng hộ mạnh mẽ VN trong vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ 2020 – 2021. Về tình hình Biển Đông, hai thủ tướng bày tỏ quan ngại sâu sắc trước các diễn biến trên Biển Đông, bao gồm việc quân sự hóa và bồi đắp các cấu trúc đang tranh chấp, cũng như cản trở các dự án dầu khí được triển khai lâu nay ở Biển Đông.
Trong tuyên bố chung, VN và Úc đã cam kết tiếp tục xây dựng một cấu trúc khu vực mở, bao trùm, thịnh vượng và an toàn trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ. Các quan điểm mạnh mẽ về Biển Đông cũng một lần nữa được nhấn mạnh trong tuyên bố chung. Hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh tầm quan trọng của tự do hàng hải và hàng không, tuân thủ luật pháp quốc tế và duy trì một trật tự dựa trên luật lệ; kêu gọi các bên tự kiềm chế và tránh các hành động có thể làm phức tạp thêm tình hình.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Morrison cũng tái khẳng định tầm quan trọng của việc các quốc gia tiếp tục giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của LHQ về luật Biển năm 1982 (UNCLOS). Hai thủ tướng nhấn mạnh tầm quan trọng của các cơ chế giải quyết tranh chấp của UNCLOS và kêu gọi các bên tôn trọng, thực thi những phán quyết của các cơ chế này. Hai nhà lãnh đạo tái khẳng định tầm quan trọng của việc thực thi đầy đủ, hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC); kêu gọi Bộ Quy tắc ứng xử giữa ASEAN và Trung Quốc đang được đàm phán cần tuân thủ đầy đủ luật pháp quốc tế, nhất là UNCLOS, không làm tổn hại đến lợi ích của các bên thứ ba hoặc quyền của các quốc gia theo luật pháp quốc tế. Hai nhà lãnh đạo cũng lên tiếng ủng hộ cấu trúc khu vực bao trùm hiện nay.
Tại cuộc họp báo chung công bố về kết quả chuyến thăm, hai thủ tướng khẳng định quyết tâm đưa quan hệ hai nước lên một tầm cao mới.
Theo Thanhnien
Mỹ tính đặt căn cứ quân sự gần Biển Đông đối phó Trung Quốc
Một tướng cấp cao của Mỹ cho biết họ đã bắt đầu cân nhắc và bàn bạc tới khả năng đặt căn cứ quân sự gần khu vực Biển Đông do các hoạt động quân sự hóa và bành trướng của Trung Quốc tại đây.
Đô đốc Philip Davidson (Ảnh: US Navy)
"Chúng ta phải chấp nhận một sự thật rằng tình hình Biển Đông đang thay đổi một cách nhanh chóng và chúng ta sẽ cần một cách tiếp cận mới. Điều này đòi hỏi chúng ta phải cân nhắc với một vài địa điểm Mỹ chưa đặt căn cứ quân sự tại khu vực này. Chúng tôi đang bàn bạc với các đối tác và đồng minh về khả năng thiết lập những cơ sở này", Sputnik dẫn phát biểu của đô đốc Philip Davidson, người đứng đầu Bộ Tư lệnh Ấn Độ - Thái Bình Dương, tại phiên điều trần trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ ngày 12/2.
Ông Davidson nói rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã không giữ lời hứa năm 2015 với cựu Tổng thống Barack Obama rằng Bắc Kinh sẽ không quân sự hóa Biển Đông.
Từ đó tới nay, Trung Quốc đã bồi đắp phi pháp các đảo nhân tạo, đưa tên lửa hành trình chống hạm, tên lửa đất đối không và thiết bị tác chiến điện tử tới khu vực họ chiếm giữ trái phép trên Biển Đông, theo ông Davidson.
Tướng Mỹ cho rằng hành động đưa khí tài và binh sĩ tới các thực thể ở Biển Đông cũng như việc Bắc Kinh tăng cường các hoạt động trên biển và trên không là bằng chứng cho thấy họ đang có mục tiêu quân sự tại khu vực này.
Mỹ và các đồng minh vẫn đang thực hiện các hoạt động tuần tra đảm bảo tự do hàng hải và hàng không đúng với pháp luật quốc tế tại Biển Đông, cũng như phản đối tuyên bố chủ quyền phi lý của Bắc Kinh tại đây.
Hai tàu khu trục của Mỹ hôm 11/2 đã đi vào khu vực 12 hải lý quanh Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam đang bị Trung Quốc chiếm trái phép để làm nhiệm vụ tuần tra.
Anh, đồng minh thân thiết của Mỹ, ngày 11/2 cho biết nước này có kế hoạch sẽ điều tàu sân bay 4 tỷ USD HMS Queen Elizabeth mang theo các máy bay chiến đấu F-35 của Anh và Mỹ tới Biển Đông để "nắn gân" Trung Quốc.
Hồi tháng 12 năm ngoái, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Gavin Williamson cho biết Anh đang thực hiện các kế hoạch nhằm thiết lập 2 căn cứ quân sự mới tại Caribe và khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương để thúc đẩy ảnh hưởng quân sự sau khi Anh rời liên minh châu Âu.
Ông Williamson từ chối tiết lộ các vị trí căn cứ quân sự tiềm tàng mới, nhưng một nguồn tin thân cận với ông cho hay các căn cứ mới có thể được đặt tại Singapore hoặc Brunei ở Biển Đông, hoặc Montserrat hoặc Guyana tại Caribe trong vòng 2 năm.
Đức Hoàng
Theo Dantri/ Sputnik
Phó Thủ tướng: Biển Đông xảy ra xung đột, Việt Nam chịu ảnh hưởng lớn nhất Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cho biết: Thời gian qua, các nước quan tâm và có nhiều hoạt động quân sự diễn tập làm cho tình hình Biển Đông "nóng" hơn. "Việt Nam chịu ảnh hưởng lớn nhất nếu xảy ra xung đột trên Biển Đông." - Phó Thủ tướng khẳng định. Khu vực dễ xảy ra xung...