Việt Nam trước sức ép mở cửa trở lại: 3 kịch bản kinh tế

Theo dõi VGT trên

Chính phủ của hầu hết những quốc gia hiện đang “phong tỏa” đã bắt đầu chuyển trọng tâm từ việc chống COVID-19 sang việc mở cửa lại nền kinh tế, điều mà các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam cần bắt đầu lên kế hoạch.

Việt Nam trước sức ép mở cửa trở lại: 3 kịch bản kinh tế - Hình 1

VEPR cũng đưa ra 3 kịch bản kinh tế được xây dựng dựa trên 3 kịch bản về khả năng kiểm soát bệnh dịch trong nước và trên thế giới – Ảnh internet.

Châu Âu đã bắt đầu hành động bằng việc kêu gọi một đề xuất mới trị giá 1.6 triệu euro để thúc đẩy nhập khẩu các mặt hàng chất lượng của Việt Nam vào tuần trước. Kêu gọi đề xuất này dành cho các tổ chức phi lợi nhuận, bao gồm các hiệp hội doanh nghiệp, các viện nghiên cứu, các cơ quan chức năng và các tổ chức phi chính phủ.

Các ứng viên Việt Nam được mời cạnh tranh trong 2 gói khác nhau, Gói 1: “Xúc tiến những thông lệ có trách nhiệm với xã hội và môi trường trong các nhà xuất khẩu Việt Nam” và Gói 2: “Quốc tế hóa các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam”.

Chính phủ các quốc gia chịu tác động của đại dịch hoặc đang lên kế hoạch hoặc xem xét để mở cửa lại nền kinh tế, khi bị giảm tăng trưởng GDP tới 6% hoặc cao hơn trong năm nay, dựa trên tác động kinh tế của đại dịch nghiêm trọng trong quá khứ, như dịch Cúm Tây Ban Nha, theo một nghiên cứu được xuất bản bởi nhà kinh tế học Robert Barro của Đại học Harvard hồi tháng Ba.

Việt Nam trước sức ép mở cửa trở lại: 3 kịch bản kinh tế - Hình 2

VEPR cũng đưa ra 3 kịch bản kinh tế được xây dựng dựa trên 3 kịch bản về khả năng kiểm soát bệnh dịch trong nước và trên thế giới – Ảnh internet.

Có thể thấy, kinh tế Mỹ ban đầu được dự báo tăng trưởng 2% trong năm 2020, nhưng dịch COVID-19 bùng phát có thể làm giảm tăng trưởng GDP của Mỹ khoảng 7%. Vì thế, các nhà kinh tế dự báo tăng trưởng GDP của Mỹ sẽ giảm xuống -5% năm nay.

Tương tự, kinh tế Thái Lan ban đầu được dự báo tăng 3% trong năm 2020, hiện nay mức dự báo này được điều chỉnh giảm khoảng 8% do tác động của dịch COVID. Dự báo sẽ -5% năm nay.

Trong khi đó, hầu hết các nhà kinh tế dự đoán kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng 3,5-4% trong năm 2020, thậm chí có thể cao hơn nữa, tùy thuộc vào hiệu quả của các biện pháp hỗ trợ tăng trưởng của Chính phủ.

Lý do khiến kinh tế của Việt Nam có thể bị ảnh hưởng ít hơn, chỉ giảm 3,5% tăng trưởng GDP từ COVID, so với mức giảm 6-7% của nhiều quốc gia khác trên thế giới là nhờ các biện pháp y tế cộng đồng của Việt Nam đã rất hiệu quả mà Chính phủ không cần thiết phải đóng cửa hoàn toàn nền kinh tế, theo một nghiên cứu của VinaCapital.

Tại Việt Nam, nhiều nhà máy và trang trại vẫn hoạt động và một số cửa hàng bán lẻ vẫn mở. Do đó, tỷ lệ dân số vẫn tiếp tục làm việc cao hơn so với hầu hết các nước khác trên thế giới, mặc dù hiện nay nhiều trong số đó là làm việc tại nhà.

Sự gia tăng số lượng lao động thất nghiệp của Việt Nam cũng sẽ là một thách thức lớn đối với các nhà hoạch định chính sách. Số lượng thất nghiệp dự kiến ở Việt Nam được công bố bởi các hiệp hội ngành công nghiệp có thể tăng lên khoảng 5% vào cuối tháng Tư này so với khoảng 2% vào đầu năm 2020.

Tại Mỹ, tỷ lệ thất nghiệp sẽ đạt khoảng 20% vào cuối tháng 4, minh chứng cho thấy những kịch bản xấu hơn có thể đã xảy ra cho thị trường việc làm tại Việt Nam nếu không có các biện pháp y tế công cộng hiệu quả mà Chính phủ đã thực hiện ngay từ Tết Nguyên đán.

Video đang HOT

Nền kinh tế trong quý II được Viện Nghiên cứu Chính sách và Kinh tế (VEPR) dự báo sẽ tiếp tục khó khăn, với tăng trưởng tiếp tục suy giảm, thâm hụt ngân sách dự kiến sẽ tăng 1,5-1,6 điểm phần trăm lên 5%-5,1% GDP, trong khi dự kiến thu ngân sách có thể ước giảm khoảng 140.000-150.000 tỷ đồng.

Việt Nam trước sức ép mở cửa trở lại: 3 kịch bản kinh tế - Hình 3

VEPR cũng đưa ra 3 kịch bản kinh tế được xây dựng dựa trên 3 kịch bản về khả năng kiểm soát bệnh dịch trong nước và trên thế giới – Ảnh internet.

VEPR cũng đưa ra 3 kịch bản kinh tế được xây dựng dựa trên 3 kịch bản về khả năng kiểm soát bệnh dịch trong nước và trên thế giới với giả định bệnh dịch không bùng phát mạnh ở Việt Nam như Vũ Hán, Trung Quốc.

Kịch bản lạc quan, bệnh dịch trong nước được khống chế hoàn toàn vào giữa tháng 5 và hoạt động kinh tế dần trở lại bình thường và thế giới cũng nới dần các biện pháp phong tỏa. Tuy vậy, các hoạt động kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ, chỉ dần hồi phục bắt đầu vào cuối Quý 2/2020.

Kịch bản trung tính, bệnh dịch trong nước kéo dài và chỉ được khống chế hoàn toàn vào nửa sau Quý 3/2020. Trong thời gian này, thế giới tiếp tục các biện pháp giãn cách xã hội do sự tái phát của bệnh dịch ở nhiều trung tâm kinh tế tài chính quan trọng. Các hoạt động kinh tế trên thế giới chỉ dần trở lại bình thường bắt đầu vào cuối Quý 3/2020.

Kịch bản Bi quan, bệnh dịch trong nước kéo dài và chỉ được khống chế toàn toàn vào nửa sau Quý 4/2020. Trong thời gian này, thế giới tiếp tục các biện pháp giãn cách xã hội do sự tái phát của bệnh dịch ở nhiều trung tâm kinh tế tài chính quan trọng. Các hoạt động kinh tế trên thế giới chỉ dần trở lại bình thường bắt đầu vào cuối Quý 4/2020.

PGS.TS Phạm Thế Anh, Kinh tế trưởng của VEPR, cho rằng, dù với kịch bản nào sau đại dịch, sự phục hồi hoàn toàn của nhiều ngành như hàng không, du lịch hay thời trang xuất khẩu sẽ gặp nhiều khó khăn và kéo dài cho tới khi thế giới hoàn toàn kiểm soát được bệnh dịch.

Trong ngắn hạn, chi tiêu của khu vực công có thể bù đắp được những khó khăn trên nhưng trong dài hạn là không thể. Do vậy, triển vọng kinh tế Việt Nam những năm tới sẽ phụ thuộc nhiều vào việc phát triển thành công vác-xin hoặc thuốc đặc trị trên thế giới.

Kinh tế trưởng của VEPR khuyến cáo Nhà nước cần xây dựng các kịch bản ứng phó chính sách khác nhau đối với các cấp độ về bệnh dịch, chia thành các cấp độ chính sách “hỗ trợ” và “cứu trợ”. “Trong mọi hoàn cảnh phải tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp còn có khả năng hoạt động”, ông Thế Anh nói.

Trong dài hạn, cần có những chính sách dài hơi hơn, giữ nền tảng vĩ mô ổn định để chuẩn bị cho sự phục hồi sau bệnh dịch, từng bước xây dựng đệm tài khóa để phòng chống những cú sốc kiểu covid-19, đa dạng hóa thị trường xuất/nhập khẩu, tránh phụ thuộc hoàn toàn vào các thị trường nước ngoài.

Mặc dù GDP quý I/2020 đạt 3,82% so với cùng kỳ năm 2019, nhưng ông Thế Anh cho rằng: “Con số tăng trưởng đã không phán ánh được hết những khó khăn thật của nền kinh tế do không phản ánh được đầy đủ khu vực phi chính thức vốn bị ảnh hưởng nặng nề hơn hẳn so với những đợt suy thoái xảy ra trong quá khứ”.

Việt Nam trước sức ép mở cửa trở lại: 3 kịch bản kinh tế - Hình 4

Vẫn tồn tại những yếu tố quan trọng có thể giúp nền kinh tế Việt Nam vượt qua cơn bão kinh tế toàn cầu và mở cửa trở lại nền kinh tế một cách suôn sẻ- Ảnh internet.

Trạng kinh tế thế giới đang chỉ ra con đường đầy khó khăn phía trước với các nước có kinh tế dựa vào xuất khẩu như Việt Nam. Dù vậy, vẫn tồn tại những yếu tố quan trọng có thể giúp nền kinh tế Việt Nam vượt qua cơn bão kinh tế toàn cầu và mở cửa trở lại nền kinh tế một cách suôn sẻ.

Thói quen chi tiêu tiết kiệm của người dân trên thế giới sẽ tiếp tục diễn ra sau dịch, có thể là cơ hội cho các doanh nghiệp sản xuất điện thoại thông minh và máy ảnh kỹ thuật số – những hàng hóa thứ cấp được Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ và Châu Âu, đến tay người tiêu dùng thông qua các chuỗi siêu thị giá rẻ như Walmart ở Mỹ và Carrefour ở Châu Âu.

Nguyễn Hoàng

Covid-19 thách thức trực tiếp các điểm yếu cơ bản của nền kinh tế Việt Nam

Chúng ta đang sống trong giai đoạn đầu của suy thoái kinh tế, trong đó các chính phủ, bao gồm cả Việt Nam, đã quyết định đánh đổi tăng trưởng kinh tế để ngăn chặn đại dịch...

Covid-19 thách thức trực tiếp các điểm yếu cơ bản của nền kinh tế Việt Nam - Hình 1

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Trong báo cáo chiến lược đầu tư tháng 4/2020, Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) đánh giá trong bốn năm trở lại đây, Việt Nam cơ bản thành công trong việc duy trì ổn định kinh tế vĩ mô.

Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 lần này đang thách thức trực tiếp các điểm yếu cơ bản của nền kinh tế Việt Nam, bao gồm: (1) phụ thuộc lớn vào nguồn vốn đầu tư nước ngoài và xuất khẩu, (2) công nghiệp hỗ trợ yếu, (3) tỷ lệ nợ cao, và (4) cơ chế truyền dẫn chính sách thiếu hiệu quả.

Những tác động ban đầu của cuộc khủng hoảng COVID-19 đến từ việc gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu sau thời gian nghỉ lễ Tết.

Tình trạng cách ly xã hội trải dài trong khu vực Châu Á, đặc biệt tại Trung Quốc, đã làm gia tăng lo ngại về sự thiếu hụt nguồn cung nguyên vật liệu cho các nhà sản xuất trong nước. Song, các số liệu thương mại quốc tế cho thấy sự đa dạng hóa nguồn cung từ Nhật Bản, Hàn Quốc, và Mỹ đã phần nào hạn chế tác động từ Trung Quốc.

Theo nhận định của VDSC, tác động tiêu cực từ cú sốc cung đối với Việt Nam đang giảm dần do sự tái khởi động hoạt động kinh tế tại Trung Quốc và sự độc lập tương đối với nguồn cung từ các nước G7-các nước đang bị phong tỏa.

Mặc dù cú sốc cung tạm thời lắng dịu và không còn là mối đe doạn lớn nhất đối với nền kinh tế Việt Nam, nhưng các tác động từ cú sốc cầu đang dần hiện hữu.

Cụ thể, thị trường các nước phát triển tại Châu Âu và Bắc Mỹ, chiếm hơn 40% tổng doanh thu xuất khẩu của Việt Nam, đang trong giai đoạn phong tỏa kinh tế.

Khảo sát của McKinsey & Company nhằm đo lường sự thay đổi kỳ vọng và hành vi tiêu dùng của người dân toàn cầu trong giai đoạn dịch bệnh hiện nay cho thấy cuộc khủng hoảng COVID-19 sẽ kéo dài.

Trên 50% người được phỏng vấn không chắc chắn về liệu nền kinh tế sẽ bị ảnh hưởng trong 6-12 tháng hoặc lâu hơn, và sẽ đình trệ hay giảm tốc sau đó. Tuy nhiên, đa số họ đều cho rằng thu nhập sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực và sẽ cần rất cẩn trọng trong chi tiêu.

VDSC dự báo sự suy yếu của tổng cầu là điều tất yếu và tỷ lệ thất nghiệp sẽ gia tăng. Hiện tại, chúng ta đang sống trong giai đoạn đầu khi Chính phủ các nước đặt nền kinh tế vào tình trạng đóng băng cùng với việc đưa ra các gói hỗ trợ kinh tế nhằm kiểm soát dịch bệnh. Do đó, thời gian phong tỏa kinh tế sẽ kéo dài bao lâu là biến số quan trọng tại thời điểm này.

Theo quan điểm của VDSC, dịch bệnh đã, đang thay đổi kỳ vọng của người dân và cơ chế tự hồi phục của nền kinh tế không thực sự hiệu quả. Kinh tế thế giới, đặc biệt các quốc gia đã phát triển, sẽ khó tránh khỏi suy thoái sau đại dịch.

"Quan trọng hơn, chúng tôi tin rằng cuộc suy thoái có thể dẫn tới sự mất mát kinh tế không thể bù đắp do quá trình hồi phục chậm chạp. Sự sụt giảm tổng cầu sẽ kéo theo phản ứng tiêu cực từ phía nguồn cung. Kết quả cuối cùng là tình trạng Đình trệ kéo dài" - báo cáo nêu.

Đặc điểm chính của giai đoạn này gắn với sự sụt giảm kinh niên của nhu cầu trong khi chính sách tiền tệ trở nên kém hiệu quả do chạm ngưỡng 0%.

Covid-19 thách thức trực tiếp các điểm yếu cơ bản của nền kinh tế Việt Nam - Hình 2

Rủi ro ổn định tài chính dưới tác động của dịch Covid-19 (Nguồn: VDSC)

Trước đó, VDSC dự báo nền kinh tế Việt Nam đã ở trong cuối chu kỳ kể từ năm 2018 do thắt chặt tiền tệ và động lực tăng trưởng kinh tế suy yếu. Tuy nhiên, giai đoạn này tồn tại trong thời gian ngắn hơn dự kiến do dịch COVID-19 đang đẩy nền kinh tế vào giai đoạn giảm tốc.

Trong bối cảnh cả ba ngành kinh tế chính đều thu hẹp quy mô, tăng trưởng GDP của Việt Nam ước tính đạt 5,3% yoy trong năm 2020, thấp hơn mức 7,0% của năm 2019, trong kịch bản dịch bệnh đã được ngăn chặn và các hạn chế ở những nước phát triển được dỡ bỏ vào giữa Q2, cộng với việc giải ngân đầu tư công lành mạnh.

"Năm 2020, tăng giải ngân đầu tư công là cách duy nhất để giảm bớt nỗi đau tăng trưởng kinh tế" - báo cáo cho biết.

Nỗi lo khủng hoảng tín dụng

Theo VDSC, trải qua hai cuộc khủng hoảng tài chính gần đây, các rủi ro về thanh khoản ngân hàng và phá giá tiền tệ đang được kiểm soát tốt khi tiền "tràn ngập" trong két sắt của các ngân hàng và các nước mới nổi dự trữ một lượng lớn ngoại tệ mạnh. Tại Việt Nam, dự trữ ngoại hối tăng vọt lên 83 tỷ USD, tương đương 3,7 tháng nhập khẩu.

Tuy nhiên, khủng hoảng tín dụng vẫn có nguy cơ xảy ra nếu thiệt hại kinh tế từ cuộc khủng hoảng COVID-19 đang ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe tài chính của các hộ gia đình và doanh nghiệp.

Việt Nam đứng đầu trong số các quốc gia có đòn bẩy cao ở châu Á khi tỷ lệ tín dụng trên GDP là hơn 130% vào năm 2019.

Kể từ thời kỳ hậu GFC, tăng trưởng tín dụng của Việt Nam, đặc biệt cho vay tiêu dùng, đã tăng lên đáng kể. Bong bóng giá bất động sản đã được hình thành.

Mặc dù tăng trưởng tín dụng đã chậm lại kể từ năm 2018, các chuyên gia VDSC đánh giá quá trình tháo gỡ đòn bẩy thài chính chưa hoàn tất và mức nợ vẫn còn quá cao.

"Như đã đề cập ở trên, chúng ta đang sống trong giai đoạn đầu của suy thoái kinh tế, trong đó các chính phủ, bao gồm cả Việt Nam, đã quyết định đánh đổi tăng trưởng kinh tế để ngăn chặn đại dịch. Tại thời điểm này, hãy tập trung vào đại dịch và khủng hoảng tín dụng!" - báo cáo cho hay./.

Nguyễn Ánh

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Đơn vị tổ chức quyên góp từ thiện Give.Asia thông báo dừng chiến dịch ủng hộ bé BắpĐơn vị tổ chức quyên góp từ thiện Give.Asia thông báo dừng chiến dịch ủng hộ bé Bắp
21:01:09 25/02/2025
Náo loạn MXH: Phạm Băng Băng bí mật kết hôn với ông trùm giàu bậc nhất Đông Nam Á để cứu vớt sự nghiệp?Náo loạn MXH: Phạm Băng Băng bí mật kết hôn với ông trùm giàu bậc nhất Đông Nam Á để cứu vớt sự nghiệp?
20:27:11 25/02/2025
Thu Hoà - mẹ Bắp xuất hiện trên livestream, oà khóc khi quay con đang nằm trên giường bệnhThu Hoà - mẹ Bắp xuất hiện trên livestream, oà khóc khi quay con đang nằm trên giường bệnh
22:44:46 25/02/2025
Vợ Vũ Luân đăng đàn "dằn mặt", chuyện gì đây?Vợ Vũ Luân đăng đàn "dằn mặt", chuyện gì đây?
20:32:50 25/02/2025
Tin sốc nhất ngày: Đạo diễn hàng đầu showbiz đi tù vì cưỡng hiếp nữ diễn viên nổi tiếngTin sốc nhất ngày: Đạo diễn hàng đầu showbiz đi tù vì cưỡng hiếp nữ diễn viên nổi tiếng
22:06:15 25/02/2025
Lý do Phạm Thoại không sao kê toàn bộ tiền số từ thiện chuyển vào tài khoản của mẹ BắpLý do Phạm Thoại không sao kê toàn bộ tiền số từ thiện chuyển vào tài khoản của mẹ Bắp
22:47:23 25/02/2025
Hành vi ảo tưởng sức mạnh của nữ diễn viên cả nước biết mặt trên máy bay: Màn đáp trả của tiếp viên gây bão!Hành vi ảo tưởng sức mạnh của nữ diễn viên cả nước biết mặt trên máy bay: Màn đáp trả của tiếp viên gây bão!
21:05:42 25/02/2025
Tiktoker qua Singapore thăm mẹ con bé Bắp, khẳng định 1 điều khi thấy "bánh tráng nhúng nước cuốn cải ăn qua ngày"Tiktoker qua Singapore thăm mẹ con bé Bắp, khẳng định 1 điều khi thấy "bánh tráng nhúng nước cuốn cải ăn qua ngày"
21:50:32 25/02/2025

Tin mới nhất

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

17:03:21 25/02/2023
Ngày 25/2, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đông Anh đã tiến hành bắt khẩn cấp 5 đối tượng và ra lệnh khám xét khẩn cấp Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D, có địa chỉ tại xã Mai Lâm, Đông Anh, Hà Nội...
Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

18:51:58 04/08/2021
NCB có Quyền Tổng giám đốc mới và 2 Phó Tổng giám đốc, cả 3 đều là nữ.
Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

10:40:01 24/12/2020
Sáng 24/12, thông tin tại họp báo triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2021, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết tính đến ngày 21/12/2020, tín dụng tăng 10,14% so với cuối năm 2019 và tăng 11,62% so với cùng kỳ năm trước.
Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

10:33:03 24/12/2020
Giá cà phê hôm nay 24/12 trong khoảng 32.400 - 32.800 đồng/kg. Trên thế giới, giá cà phê Arabica quay đầu tăng nhẹ.
Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

10:24:19 24/12/2020
Giá tiêu hôm nay 24/12 trong khoảng 52.000 - 54.000 đồng/kg, tiếp tục giảm. Trên thế giới, giá tiêu Ấn độ tăng giảm đan xen.
Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

10:18:32 24/12/2020
Thị trường chứng khoán Việt Nam 2020 trải qua nhiều biến động mạnh, trong đó có không ít phiên giao dịch ấn tượng.
Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

10:09:33 24/12/2020
Bitcoin giảm 2,64%, xuống 23.083 USD, trong bối cảnh loạt tiền ảo hàng đầu lao dốc, thị trường phủ kín sắc đỏ.
Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

10:05:22 24/12/2020
Tỷ giá USD ngày 24/12 diễn biến theo xu hướng tiếp tục giảm mạnh trong bối cảnh kinh tế Mỹ vẫn chưa có gói kích cầu như mong đợi.
Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

09:43:12 24/12/2020
Vietinbank Securities và loạt người thân lãnh đạo đăng ký thoái vốn tại CTCP Phát triển nhà Bà Rịa Vũng Tàu (Hodeco, HDC) giữa lúc cổ phiếu lập đỉnh.
Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

09:39:26 24/12/2020
Cập nhật giá vàng sáng 24/12 tăng nhẹ do đồng USD suy yếu.Trong nước, giá vàng SJC biến động tăng, giảm trái chiều từ 30.000 - 50.000 đồng/lượng.
VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

09:35:34 24/12/2020
VietinBank quyết định trả cổ tức năm 2019 bằng tiền mặt cho cổ đông sớm hơn dự định gần 1 tháng.
Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?

Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?

09:27:48 24/12/2020
Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 24/12.

Có thể bạn quan tâm

Không thể tin điều vừa xảy đến với Lee Min Ho

Không thể tin điều vừa xảy đến với Lee Min Ho

Hậu trường phim

23:41:34 25/02/2025
Như vậy là bộ phim When The Stars Gossip (tựa Việt: Hỏi những vì sao) đã chính thức khép lại. Sau tất cả, không có bất ngờ nào xảy ra khi bộ phim duy trì rating ảm đạm xuyên suốt thời lượng phát sóng.
Mỹ nam bị ghét nhất phim Hoa ngữ hiện tại: Đẹp trai mà vô duyên cùng cực, kẻ thù của người hướng nội là đây

Mỹ nam bị ghét nhất phim Hoa ngữ hiện tại: Đẹp trai mà vô duyên cùng cực, kẻ thù của người hướng nội là đây

Phim châu á

23:38:47 25/02/2025
Thời điểm hiện tại, bộ phim Khó Dỗ Dành vẫn đang thu hút nhiều sự chú ý. Trong những diễn biến mới của bộ phim, nhân vật Mục Thừa Doãn khiến người xem khó chịu vô cùng.
Sao nữ phim Việt giờ vàng nói đúng 1 từ mà hút 2 triệu view, diễn xuất đẳng cấp khen bao nhiêu cũng không đủ

Sao nữ phim Việt giờ vàng nói đúng 1 từ mà hút 2 triệu view, diễn xuất đẳng cấp khen bao nhiêu cũng không đủ

Phim việt

23:33:00 25/02/2025
Bộ phim Không Thời Gian lên sóng VTV1 hiện đang đi đến những tình tiết cao trào khi mâu thuẫn giữa hai thế hệ đã được gỡ bỏ.
Bảo Quốc cùng vợ đến ủng hộ Ngọc Huyền, tiết lộ niềm vui ở tuổi 76

Bảo Quốc cùng vợ đến ủng hộ Ngọc Huyền, tiết lộ niềm vui ở tuổi 76

Sao việt

23:24:55 25/02/2025
Nam nghệ sĩ xuất hiện với vẻ ngoài giản dị, hào hứng khi gặp gỡ các đồng nghiệp. Ông gửi lời chúc mừng, đồng thời động viên đàn em có thêm nhiều sản phẩm chất lượng dành tặng khán giả.
Ca sĩ 3 con bị người tình sát hại thương tâm

Ca sĩ 3 con bị người tình sát hại thương tâm

Sao châu á

23:11:00 25/02/2025
Nữ ca sĩ là mẹ của 3 con được tìm thấy đã qua đời trong phòng thuê tại Melaka, người tình bị cáo buộc giết người.
"Công chúa Disney" cất giọng khiến ai nấy cũng "nổi da gà", gây xúc động mạnh vì 1 lý do

"Công chúa Disney" cất giọng khiến ai nấy cũng "nổi da gà", gây xúc động mạnh vì 1 lý do

Nhạc quốc tế

23:02:01 25/02/2025
Qua âm nhạc, Kristen cất lên tiếng lòng nhằm tri ân tới những di sản, những tác phẩm đầu tay của loạt ứng cử viên ở các hạng mục diễn xuất.
Bản nhạc phim Việt xứng đáng nổi tiếng hơn: MV đẹp như bức họa tình biển khơi, âm thanh lẫn hình ảnh mang đậm phong vị thanh xuân

Bản nhạc phim Việt xứng đáng nổi tiếng hơn: MV đẹp như bức họa tình biển khơi, âm thanh lẫn hình ảnh mang đậm phong vị thanh xuân

Nhạc việt

22:55:08 25/02/2025
MAYDAYs được thành lập vào tháng 5/2024 và đánh dấu một chương sách mới trên hành trình theo đuổi âm nhạc qua Phép Màu.
Malouda - từ huyền thoại Chelsea đến sĩ quan quân đội Pháp

Malouda - từ huyền thoại Chelsea đến sĩ quan quân đội Pháp

Sao thể thao

22:39:53 25/02/2025
Florent Malouda nay chính thức trở thành sĩ quan dự bị trong quân đội Pháp, sau khi vượt qua những bài huấn luyện khắc nghiệt tại quê nhà Guiana thuộc Pháp.
Tranh cãi dàn sao Running Man mùa 3: Đến lượt Võ Tấn Phát lên tiếng, chi tiết liên quan BB Trần gây chú ý

Tranh cãi dàn sao Running Man mùa 3: Đến lượt Võ Tấn Phát lên tiếng, chi tiết liên quan BB Trần gây chú ý

Tv show

22:22:45 25/02/2025
Sau Thùy Tiên và Tiến Luật, đến lượt Võ Tấn Phát có phản hồi khi xuất hiện trong danh sách dàn cast Running Man Việt mùa 3 đang được lan truyền và gây tranh cãi kịch liệt trên mạng xã hội những ngày qua.
Cậu bé "lực sĩ" 2 tháng biết lẫy, 7 tuổi sở hữu cơ bụng 8 múi, hé lộ hình ảnh hiếm hiện tại

Cậu bé "lực sĩ" 2 tháng biết lẫy, 7 tuổi sở hữu cơ bụng 8 múi, hé lộ hình ảnh hiếm hiện tại

Netizen

21:56:04 25/02/2025
Năm 2017, cậu bé 7 tuổi Trần Ý (Chen Yi) gây sốt cộng đồng mạng với cơ bắp cuồn cuộn cùng cơ bụng 8 múi. Chưa dừng lại tại Đại hội thể thao Hàng Châu cùng năm, Trần Ý còn giành đến 6 HCV, 1 HCB ở môn TDDC
Châu Âu chia rẽ về cách sử dụng 'vũ khí bí mật' 200 tỷ euro

Châu Âu chia rẽ về cách sử dụng 'vũ khí bí mật' 200 tỷ euro

Thế giới

21:16:04 25/02/2025
Sau cuộc gặp với Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov tại thủ đô Riyadh của Saudi Arabia hôm 18/2, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio cho rằng EU sẽ cần tham gia đàm phán hòa bình "vào một thời điểm nào đó" bởi các lệnh trừng phạt EU áp đặt đối với ...