Việt Nam trở thành cường quốc An ninh mạng: Liệu có khả thi?
Nhiều ý kiến của các lãnh đạo và chuyên gia cho rằng Việt Nam đang có rất nhiều cơ hội trở thành cường quốc về an ninh mạng. Tuy vậy, với tiềm lực của chúng ta hiện nay thì liệu điều này có khả thi?
Việt Nam đang ở trong một cuộc cách mạng số với sự xuất hiện của những công nghệ mang tính đột phá. Tuy vậy, theo nhận định của các chuyên gia ngành công nghệ thông tin thì thời gian qua chúng ta mới chỉ đang tập trung triển khai công tác ứng dụng và phát triển. Do nguồn nhân lực có hạn nên công tác an toàn thông tin trên không gian mạng vẫn chưa được đầu tư một cách tương xứng. Quyết tâm của Việt Nam trong thời gian tới đây là sẽ mang lại không gian Internet an toàn hơn để giúp chúng ta trở thành cường quốc an ninh mạng của thế giới.
Phát biểu tại phiên khai mạc Ngày hội An ninh mạng Việt Nam 2019 (Vietnam Security Summit 2019), Bộ trưởng Bộ Thông tin – Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết: ‘Cùng một vạch xuất phát nhưng chúng ta lại có nguồn nhân lực An ninh mạng vào loại tốt trên thế giới. Khát vọng dân tộc hùng cường, tài nguyên vô tận trong não người Việt Nam sẽ được khai thác và đưa chúng ta trở thành cường quốc An ninh mạng, bảo vệ Việt Nam, bảo vệ hòa bình thế giới’.
Bộ trưởng Bộ Thông tin – Truyền Thông Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng Việt Nam có cơ hội để trở thành cường quốc về An ninh mạng
Quy mô thị trường An ninh mạng toàn cầu khoảng 124 tỷ USD. Nếu đưa Việt Nam trở thành cường quốc về An ninh mạng thì chúng ta có thể chiếm tới 5% thị phần của thế giới (hơn 6 tỷ USD) trong vòng 3 – 5 năm tới. Điều này cũng có nghĩa, an ninh mạng sẽ là một trong những ngành hiếm hoi mà Việt Nam trở thành những người đứng đầu. Tuy vậy, điều này liệu có khả thi?
Muốn đưa ngành An ninh mạng lên vị trí hàng đầu thế giới, chúng ta cần phải có được 2 yếu tố đó là chất lượng nguồn nhân sự và phải làm chủ được các sản phẩm, giải pháp trong lĩnh vực này. Ông Ngô Tuấn Anh – Phó chủ tịch Tập đoàn BKAV cho biết: ‘Trong những năm qua, nguồn nhân lực Việt Nam đã ghi dấu ấn trong nhiều sự kiện về an ninh mạng trên thế giới. Chất lượng nhân sự trong ngành An ninh mạng của chúng ta là rất tốt nhưng số lượng thì chưa đảm bảo yêu cầu. Cùng với đó, với 20 năm kinh nghiệm trong nghề, tôi cho rằng chúng ta đã làm chủ được các sản phẩm, giải pháp về an ninh mạng’.
Video đang HOT
Minh chứng cho điều này, ông Ngô Tuấn Anh cho biết thêm, nếu như 10 năm trước có nhiều hãng phần mềm an ninh mạng tham gia vào thị trường Việt Nam với các sản phẩm phần mềm diệt virus, thì hiện nay, thị trường phần mềm diệt virus đã thay đổi cục diện, trở thành sân chơi của doanh nghiệp trong nước và chỉ còn duy nhất một thương hiệu nước ngoài tồn tại với thị phần khiêm tốn.
Đại diện các cơ quan, doanh nghiệp tại lễ ra mắt liên minh “Xử lý mã độc và phóng chống tấn công mạng”
Để thực hiện được khát vọng đưa Việt Nam trở thành cường quốc về An ninh mạng, Bộ Thông tin – Truyền thông đang được giao nhiệm vụ soạn thảo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về đảm bảo an toàn, an ninh mạng. Cùng với đó, tại Ngày hội An ninh mạng Việt Nam 2019, lần đầu tiên Việt Nam công bố một bản đánh giá về đảm bảo an toàn thông tin mạng trong các cơ quan nhà nước năm 2018. Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin – Truyền thông, việc này sẽ được thực hiện hàng năm để tiến tới sẽ đánh giá an toàn thông tin cho các doanh nghiệp, tổ chức khác trong xã hội.
Cũng tại Ngày hội An ninh mạng Việt Nam 2019, Lễ ra mắt Liên minh “Xử lý mã độc và phòng chống tấn công mạng” giữa Cục An toàn thông tin, Hiệp hội An toàn thông tin việt Nam và các doanh nghiệp Viettel, VNPT, BKAV, FPT, CMC đã được thực hiện. Điều này sẽ tạo tiền đề cho việc tăng cường hợp tác, chia sẻ thông tin phục vụ đảm bảo an toàn thông tin Quốc gia và cộng đồng người dùng Internet Việt Nam.
Theo VN Review
Phần mềm diệt virus Microsoft Defender nay đã biết "bảo vệ chính mình" khỏi malware
Microsoft đã bổ sung một lớp bảo vệ chống giả mạo nhằm ngăn chặn các phần mềm độc hại (malware) vô hiệu hoá những tính năng bảo mật quan trọng của hệ thống.
Microsoft mới đây đã bổ sung thêm tính năng bảo vệ chống giả mạo vào sản phẩm phần mềm chống virus Microsoft Defender Advanced Threat Protection (ATP) của mình nhằm ngăn chặn một chiến thuật phổ biến của các phần mềm độc hại, đó là vô hiệu hoá các phần mềm chống virus được cài đặt trên máy tính.
Tính năng mới này có thể được kích hoạt bằng cách bật tuỳ chọn 'Tamper Protection' (Bảo vệ chống giả mạo) trong ứng dụng Windows Security.
Chức năng này có tác dụng ngăn ngừa các phần mềm độc hại (malware) thay đổi những thiết lập cốt lõi của hệ thống, trong đó tiêu biểu là tính năng bảo vệ theo thời gian thực, mà theo Microsoft là "rất hiếm khi cần phải tắt".
Có khá nhiều malware trên thế giới tìm cách xâm nhập vào hệ thống bằng cách vô hiệu hoá các tính năng bảo mật của máy tính, chẳng hạn như malware DoubleAgent dựa vào một tính năng dành cho nhà phát triển Windows để tắt hàng loạt phần mềm diệt virus như Avast, AVG, Avira, Bitdefender, Trend Micro, Comodo, ESET, F-Secure, Kaspersky, Malwarebytes, McAfee, Panda và Norton.
Gần đây nhất, người ta đã phát hiện một malware đào tiền ảo trên nền tảng Linux được thiết kế để vô hiệu hoá các sản phẩm chống malware dành cho nền tảng này, cùng với đó là một trojan nhắm vào hệ điều hành macOS, có khả năng vô hiệu hoá tính năng bảo mật GateKeeper được Apple tích hợp sẵn trong hệ điều hành của mình.
Chức năng bảo vệ chống giả mạo của Defender ATP còn có khả năng ngăn chặn các phần mềm độc hại vô hiệu hoá hệ thống nhận diện malware dựa trên đám mây của Microsoft cũng như các dịch vụ bảo vệ máy tính khỏi các lỗ hổng zero-day. Malware cũng không thể tắt một tính năng của Windows giúp phát hiện các tập tin giả mạo từ Internet, hay xoá bỏ các bản vá bảo mật đã được cài đặt trên máy tính.
Mặc dù Microsoft Defender ATP là một sản phẩm dành cho khối doanh nghiệp, nhưng chức năng bảo vệ chống giả mạo này cũng sẽ được cung cấp cho người dùng Windows bản Home và sẽ được kích hoạt theo mặc định.
Nhóm người dùng doanh nghiệp sẽ cần phải kích hoạt Tamper Protection một cách thủ công, và người quản trị hệ thống có thể điều khiển tính năng này thông qua console quản lý Intune. Nhằm ngăn chặn các phần mềm độc hại vô hiệu hoá luôn chính tính năng bảo vệ này, người dùng cuối sẽ không thể thay đổi các thiết lập về nó - chỉ người quản trị hệ thống mới có quyền làm như vậy.
Thực tế, Microsoft đã giới thiệu chức năng bảo vệ chống giả mạo thông qua chương trình thử nghiệm Windows Insider từ tháng 12 December, một thời gian ngắn sau khi tung ra tính năng cho phép hệ thống chống virus của Microsoft chạy trong môi trường "hộp cát" ảo (sandbox) nhằm ngăn khôgn cho những kẻ tấn công lợi dụng lỗ hổng bên trong phần mềm Defender để chiếm quyền điều khiển hệ thống.
Microsoft cho biết người dùng đã có thể thử nghiệm tính năng này bằng cách cài đặt các phiên bản build thử nghiệm của chương trình Windows Insider được phát hành từ tháng 3 năm 2019 trở về sau.
Phần mềm bảo mật virus của Microsoft ban đầu có tên là Windows Defender ATP, nhưng tuần trước hãng đã quyết định đổi tên thành Microsoft Defender ATP sau khi công bố phần mềm này sẽ hỗ trợ cho các máy tính macOS.
Theo VN Review
5 xu hướng chính về an toàn, an ninh mạng Việt Nam trong năm 2019 Khối các đơn vị an toàn thông tin của Bộ TT&TT vừa đưa ra dự báo về 5 xu hướng tấn công mạng chính an toàn, an ninh mạng trong năm 2019 trên không gian mạng Việt Nam. Các chuyên gia nhận định, trong xu thế chuyển đổi số, phát triển Chính phủ điện tử và đô thị thông minh, tình trạng mất...