Việt Nam tiếp tục dẫn đầu ASEAN về số lượng tên miền quốc gia
Tính đến cuối tháng 12/2018, số tên miền quốc gia ‘.VN’ duy trì trên hệ thống đã là 465.890, tăng 8,3% so với năm 2017 tên miền, Việt Nam tiếp tục giữ vững vị trí dẫn đầu ASEAN và Top 10 khu vực chấu Á-Thái Bình Dương đã đạt được từ 2011.
Tỷ lệ ứng dụng IP6 của Việt Nam đã đạt gần 26%
Hôm nay, ngày 5/1/2019, Trung tâm Internet Việt Nam cùng 3 đơn vị khác của Bộ TT&TT là Cục Viễn thông, Cục Tần số vô tuyến điện, Cục Bưu điện Trung ương tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch công tác năm 2019.
Phát biểu chỉ đạo hội nghị , Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Hồng Hải đánh giá cao những kết quả mà các đơn vị nói chung và VNNIC nói riêng đã đạt được trong năm 2018.
Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Hồng Hải phát biểu chỉ đạo hội nghị triển khai kế hoạch công tác năm 2019 của Cục Viễn thông, Cục Tần số vô tuyến điện, Cục Bưu điện Trung ương và Trung tâm Internet Việt Nam được tổ chức ngày 5/1/2019 tại Hà Nội.
Kết quả công tác của VNNIC được thể hiện trên các lĩnh vực: đảm bảo an toàn an ninh hệ thống hạ tầng trọng yếu quốc gia (hệ thống DNS quốc gia, hệ thống VNIX); quản lý, phát triển tài nguyên Internet trong đó đặc biệt nổi bật là công tác thúc đẩy triển khai IPv6 tại Việt Nam; hợp tác trong nước, hợp tác quốc tế phát triển cộng đồng Internet.
Ông Trần Minh Tân, Giám đốc VNNIC cho biết, trong công tác quản lý và phát triển tài nguyên Internet quốc gia, năm 2018 ghi dấu ấn nổi bật trong kết quả thúc đẩy triển khai IPv6 tại Việt Nam với tỉ lệ ứng dụng chuyển đổi là 25,85%, hơn 14 triệu người sử dụng Internet IPv6 (dịch vụ FTTH: 6,5 triệu, dịch vụ di động: 3,1 triệu). Việt Nam hiện xếp thứ 2 Đông Nam Á (ASEAN), thứ 6 khu vực châu Á -Thái Bình Dương và 13 trên thế giới về tỷ lệ ứng dụng chuyển đổi IPv6.
Cụ thể, năm qua, khối cơ quan Đảng Nhà nước đã có sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức trong triển khai ứng dụng IPv6. VNNIC đã trực tiếp đào tạo và tư vấn về chuyển đổi IPv6 cho bộ các Cục/Trung tâm CNTT/ Sở TT&TT), các doanh nghiệp ISP, Internet, nội dung, phần mềm… Dẫn đầu về kết quả triển khai IPv6 tại Việt Nam ở các doanh nghiệp tiêu biểu là tập đoàn VNPT đạt 35%; tập đoàn Viettel đạt 25% và FPT Telecom đạt 25%.
“Kết quả ứng dụng triển khai IPv6 của Việt Nam là bước chuẩn bị quan trọng không chỉ đối với vấn đề cạn kiệt địa chỉ IPv4 mà còn là sự sẵn sàng cho kỷ nguyên công nghệ Internet mới”, ông Tân nhấn mạnh.
Video đang HOT
Năm 2018 cũng đánh dấu bước chuyển đổi trong việc quản lý hồ sơ đăng ký tên miền “.VN”. Tên miền “.VN” chính thức được đăng ký hoàn toàn trực tuyến qua hồ sơ điện tử, tạo thuận lợi tối đa cho người sử dụng. Với 465.890 tổng số tên miền không dấu “.VN” đang duy trì sử dụng trên hệ thống, tăng 8,3% so với cùng kỳ năm ngoái, tên miền “.VN” liên tục là tên miền quốc gia (ccTLD) có số lượng đăng ký sử dụng cao nhất khu vực Đông Nam Á, TOP 10 khu vực châu Á Thái Bình Dương kể từ năm 2011 đến nay. Bên cạnh đó, năm 2018, VNNIC cũng chú trọng đến công tác quản lý tên miền quốc tế và đạt được những kết quả tích cực.
Đối với công tác quản lý, khai thác, vận hành và duy trì hoạt động của hệ thống mạng dịch vụ DNS và hệ thống quản lý, cấp phát tài nguyên Internet quốc gia, VNNIC đã đảm bảo hoạt động thông suốt, ổn định, an toàn, hiệu quả. Hoàn thành triển khai mở rộng tiêu chuẩn an toàn mở rộng cho hệ thống DNS (DNSSEC) trên toàn bộ hệ thống DNS quốc gia, kết nối liên thông hệ thống DNS quốc gia với hệ thống máy chủ gốc (DNS ROOT) và các hệ thống DNS quốc tế, giúp cho việc truy cập, sử dụng tên miền “.VN” an toàn, chính xác, tin cậy trên Internet, đánh dấu bước chuyển biến quan trọng trong việc phát triển hạ tầng Internet tại Việt Nam, sẵn sàng đẩy mạnh phát triển các dịch vụ thương mại điện tử, chính phủ điện tử tại Việt Nam một cách an toàn nhất.
Hệ thống VNIX tổng số thành viên hiện nay là 20 doanh nghiệp ISP đang kết nối tới các điểm VNIX tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM, tổng băng thông kết nối 269 Gbps, trong đó có nhiều doanh nghiệp kết nối dung lượng lớn như CMCTi (51GB), VNPTNet (50GB), Viettel (42GB), tăng 34% so với năm 2017. Hệ thống VNIX hỗ trợ kết nối IPv4/IPv6, cùng với mạng DNS quốc gia, mạng của các ISP, VNIX trở thành nhân tố chính hình thành lên mạng IPv6 quốc gia theo đúng lộ trình chuyển đổi IPv6 quốc gia, hiện đã có 13 thành viên là các ISP kết nối chạy song song IPv4/IPv6.
Cùng với đó, VNNIC đã tiếp tục duy trì và mở rộng phạm vi chứng nhận Hệ thống quản lý an toàn thông tin theo tiêu chuẩn ISO/IEC 27001:2013 với phạm vi mới là “An toàn bảo mật thông tin trong hoạt động quản lý vận hành của hạ tầng trung tâm dữ liệu (IDC), hệ thống DNS quốc gia .VN và hệ thống trạm trung chuyển Internet quốc gia VNIX”.
Bên cạnh việc đẩy mạnh hợp tác với các Sở TT&TT để tăng cường thúc đẩy sử dụng tên miền “.VN”, chuyển đổi sử dụng IPv6 và kiểm soát, quản lý tốt hơn việc đăng ký sử dụng tên miền quốc tế tại các địa phương, trong năm 2018, hoạt động hợp tác cũng đã được VNNIC tích cực thúc đẩy.
Theo đó, VNNIC đã tích cực tham gia các hoạt động họp định kỳ thường niên của các tổ chức quản lý tài nguyên Internet trong khu vực và trên thế giới như APTLD, APNIC, ICANN, APIX, AsiaPeering. Các hoạt động hợp tác song phương cũng được tiến hành với nhiều bước tiến mới trong xây dựng và mở rộng quan hệ hợp tác như tiếp tục triển khai các hoạt động với các đối tác KISA (Hàn Quốc), JPNIC (Nhật Bản), Trung tâm Điều phối tên miền cấp cao Liên bang Nga (CC for TLD RU), đào tạo trong công tác quản lý và phát triển tài nguyên Internet cho LANIC (Lào).
VNNIC sẽ đổi mới mô hình hoạt động VNIX theo chuẩn quốc tế
Cũng tại hội nghị triển khai kế hoạch công tác năm 2019 của Cục Viễn thông, Cục Tần số Vô tuyến điên, Cục Bưu điện Trung ương và VNNIC, trên cơ sở báo cáo của các đơn vị, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Hồng Hải đã chỉ đạo các đơn vị cần rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, hiệu chỉnh các quy định trong Luật Viễn thông, Luật Tần số cho phù hợp đáp ứng yêu cầu của thực tế, thành lập các nhóm làm việc để xúc tiến việc rà soát, điều chỉnh, hoàn thiện về cơ chế chính sách. Đối với công tác đấu giá tài nguyên viễn thông, Internet, xem xét xây dựng văn bản tổng thể về đấu giá tên miền và tần số. Bên cạnh đó, Thứ trưởng Phạm Hồng Hải cũng chỉ đạo năm 2019 Cục Viễn thông và VNNIC cần rà soát, hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy.
Về phía VNNIC, ông Trần Minh Tân, Giám đốc VNNIC cũng nhấn mạnh về nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch công tác năm 2019 của VNNIC là: hoàn thành kế hoạch hành động quốc gia về IPv6; tiếp tục tăng cường công tác quản lý thúc đẩy sử dụng tài nguyên Internet, đảm bảo an toàn an ninh hệ thống hạ tầng trọng yếu; hoàn thiện cơ chế chính sách như trong việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến, giải quyết các bất cập trong công tác cấp phát sử dụng tài nguyên địa chỉ, đấu giá quyền sử dụng tên miền; và đặc biệt là đổi mới mô hình hoạt động VNIX theo chuẩn quốc tế.
Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Thứ trưởng Phạm Hồng Hải đã trao Huân chương Lao động hạng Nhì cho ông Nguyễn Hồng Thắng – Phó Giám đốc Trung tâm Internet Việt Nam.
Trong khuôn khổ hội nghị, thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Thứ trưởng Phạm Hồng Hải đã trao Huân chương Lao động hạng Nhì cho ông Nguyễn Hồng Thắng – Phó Giám đốc Trung tâm Internet Việt Nam và Bằng khen của Chủ tịch nước cho bà Lê Đào Phương Ân, chuyên viên Phòng Kỹ thuật VNNIC.
Theo itc news
MobiFone cần mạnh dạn và quyết liệt hơn nữa trong chuyển đổi sang IPv6
Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Hồng Hải cho rằng, MobiFone phải xây dựng kế hoạch dài hơi, chi tiết đồng thời mạnh dạn và quyết liệt hơn nữa trong việc triển khai IPv6 trong năm tới.
Tiếp tục chương trình làm việc, sáng nay (14/11), Ban Công tác thúc đẩy IPv6 quốc gia đã có buổi làm việc với Tổng công ty Viễn thông MobiFone nhằm tháo gỡ khó khăn trong việc thực hiện chuyển đổi IPv6 tại doanh nghiệp này.
Theo thống kê của Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), tính đến tháng 11, tỉ lệ ứng dụng IPv6 Việt Nam đã tăng trưởng từ 10% lên 21% và là quốc gia đứng thứ 2 khu vực ASEAN, thứ 7 khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, đã vượt qua Australia và New Zealand để lên vị trí thứ 20 trên toàn thế giới với hơn 11.000.000 người sử dụng IPv6 (theo công bố bởi Cisco). Kết quả này vượt mục tiêu của Ban Công tác trong buổi họp tổng kết công tác năm 2017 và định hướng công tác năm 2018 là tỉ lệ ứng dụng IPv6 Việt Nam đạt 20% vào cuối năm 2018.
Dù vậy, theo đánh giá của Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Hồng Hải, bên cạnh các kết quả đạt được, quá trình triển khai IPv6 tại Việt Nam còn một số điểm hạn chế như: số người sử dụng dịch vụ 3G/4G vẫn còn thấp, cần tiếp tục thúc đẩy hơn nữa nhằm hướng tới kết quả toàn diện theo mục tiêu Kế hoạch hành động quốc gia về IPv6.
Đại diện MobiFone cho hay Tổng công ty đã và đang triển khai thận trọng IPv6 để có thể kiểm soát được các vấn đề phát sinh.
Cụ thể, tính đến thời điểm hiện tại, MobiFone đã hoàn thành giai đoạn thử nghiệm trên các thiết bị mạng và sẵn sàng trên toàn bộ mạng lưới, khai báo các thuê bao nội bộ MobiFone (4.000 thuê bao); kiểm tra hoạt động khi cung cấp IPv6 Dualstack thực tế, xử lý vấn đề phát sinh.
Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Hồng Hải trong buổi làm việc với MobiFone sáng 14/11.
Phía MobiFone cho biết đã khai báo 110.000 thuê bao đối với các máy Samsung có firmware, khai báo toàn bộ thuê bao trên mạng (vào ngày 15/11) và dự kiến cấu hình theo kế hoạch nang cấp của Samsung và Apple. MobiFone cũng đầu tư nhiều về mạng lưới thiết bị để chuẩn bị cho việc sẵn sàng chuyển đổi sang IPv6.
Tuy nhiên, theo MobiFone, việc chuyển đổi sang IPv6 ở doanh nghiệp này có một số đặc thù và gặp khó khăn về phía mạng lưới hay việc cập nhật cấu hình Dualstack của thiết bị đầu cuối. MobiFone kiến nghị: Cần có nhiều chính sách thúc đẩy sử dụng địa chỉ IPv6 các thành viên thuộc VNNIC, tăng cường sự đồng hành cùng doanh nghiệp, truyền thông tới khách hàng về IPv6 hay đánh giá tác động của Luật An ninh mạng đối với việc triển khai IPv6 trong hợp tác quốc tế như Google, Facebook
Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Hồng Hải cho biết, số lượng người dùng IPv6 của MobiFone rất thấp, khoảng 1.140 IPv6 users với tỉ lệ chưa đạt 1% trong khi tỉ lệ IPv6 chung của Việt Nam đã đạt 21%. MobiFone cũng chưa triển khai chính thức IPv6 cho dịch vụ di động. Nếu còn chần chừ thì quá trình triển khai IPv6 sẽ chậm và có tác động không tốt cho hoạt động của doanh nghiệp.
MobiFone phải xác dịnh là 1 trong 3 nhà mạng di động lớn của cả nước. Việc triển khai của MobiFone ảnh hưởng đến tiến độ trong thúc đẩy phát triển IPv6 chung của quốc gia. Do đó, doanh nghiệp phải thể hiện quyết tâm trong thời gian tới.
Thứ trưởng Phạm Hồng Hải yêu cầu MobiFone phải xây dựng kế hoạch dài hơi, chi tiết hơn đồng thời mạnh dạn và quyết liệt hơn nữa trong việc triển khai IPv6.
MobiFone cũng nên hoàn tất việc chuyển đổi IPv6 ngay từ trong nội bộ của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó ra một kế hoạch hành động chi tiết, nhất là kế hoạch thúc đẩy trong năm 2019. "Trong 1 năm tới, MobiFone cần tập trung triển khai IPv6 bám sát theo đúng kế hoạch và mục tiêu mà Kế hoạch hành động quốc gia về IPv6 đã xây dựng", Thứ trưởng Phạm Hồng Hải nhấn mạnh.
Theo Báo Mới
Việt Nam hiện có 460.000 tên miền quốc gia '.VN' được đăng ký sử dụng Tính đến cuối tháng 10/2018, số lượng tên miền '.VN' đã được đăng ký sử dụng trên hệ thống là 460.000 tên miền. Trong suốt 10 năm qua, tên miền '.VN' luôn đứng đầu khu vực Đông Nam Á và Top 10 châu Á về số lượng tên miền mã quốc gia được đăng ký sử dụng. Số liệu thống kê nêu trên...