Việt Nam tích cực xây dựng nhiều dự thảo nghị quyết nhân quyền
Việt Nam tham gia đồng bảo trợ 3 nghị quyết về quyền lương thực, quyền văn hóa, tác động của nợ nước ngoài và các ràng buộc tài chính quốc tế khác đối với việc thụ hưởng quyền con người.
Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres phát biểu tại phiên khai mạc Khóa họp thứ 40 Hội đồng Nhân quyền LHQ, ngày 25/2 tại Geneva (Thụy Sĩ). (Ảnh: Hoàng Hoa/TTXVN)
Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc, trong 2 ngày 21-22/3 tại trụ sở Liên hợp quốc ở Geneva (Thụy Sĩ), Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc đã tiến hành các phiên thảo luận cuối cùng, thông qua 29 Nghị quyết tại Khóa họp thường kỳ lần thứ 40. Đoàn Việt Nam do Đại sứ Dương Chí Dũng, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc tại Geneva làm Trưởng đoàn.
Trong bốn tuần làm việc, Hội đồng nhân quyền đã thảo luận nhiều vấn đề liên quan đến quyền trẻ em, người khuyết tật, quyền nhà ở, quyền lương thực cùng nhiều vấn đề khác.
Hội đồng cũng xem xét tình hình nhân quyền tại một số quốc gia như Myanmar, Triều Tiên, Syria, Nam Sudan, Iran… và thảo luận các biện pháp tăng cường hỗ trợ kỹ thuật cho các nước Cộng hòa dân chủ Congo, Ukraine, Mali…
Như thường lệ, Hội đồng thông qua báo cáo rà soát định kỳ phổ quát của 14 nước thuộc Chu kỳ rà soát thứ 3.
Phiên thảo luận cấp cao về thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền trong chủ nghĩa đa phương và vấn đề án tử hình cũng được tổ chức trong khuôn khổ khóa họp này.
Trong số 29 nghị quyết của Hội đồng tại khóa họp, 16 nghị quyết được thông qua bằng đồng thuận, gồm các Nghị quyết về quyền lương thực, quyền văn hóa, quyền trẻ em, chống phân biệt đối xử với phụ nữ và trẻ em gái trong thể thao, quyền con người và dân chủ, nhà nước pháp quyền, tự do tôn giáo và tín ngưỡng…
Video đang HOT
Bên cạnh đó, Hội đồng nhân quyền đã phải thông qua bằng bỏ phiếu 13 nghị quyết, trong đó có các Nghị quyết về tình hình nhân quyền tại Myanmar, Iran, Nicaragua, Syria, Nghị quyết về nhân quyền và các biện pháp cưỡng chế đơn phương, Nghị quyết về tác động của nợ nước ngoài đối với việc thụ hưởng quyền con người…
Tại khóa họp, đoàn Việt Nam tích cực đóng góp xây dựng nội dung nhiều dự thảo nghị quyết, tham gia đồng bảo trợ 3 nghị quyết về quyền lương thực, quyền văn hóa, tác động của nợ nước ngoài và các ràng buộc tài chính quốc tế khác đối với việc thụ hưởng quyền con người.
Đại sứ Dương Chí Dũng phát biểu tại phiên thảo luận cấp cao về thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền trong chủ nghĩa đa phương, phiên đối thoại với Cao ủy nhân quyền Liên hợp quốc, phiên đối thoại với Báo cáo viên đặc biệt về quyền lương thực, phiên thảo luận về tình hình nhân quyền Myanmar, về quyền của người khuyết tật.
Sự tham gia của Việt Nam một lần nữa thể hiện thái độ tích cực và có trách nhiệm đối với công việc chung của Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc trên tinh thần đối thoại và hợp tác, góp phần đảm bảo hoạt động của Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế./.
Theo Hoàng Hoa-Duy Thái (TTXVN/Vietnam )
Nga hỏi sao phải sống theo luật Mỹ?
Tờ báo Nga khẳng định, trên thực tế, cả thế giới đang phải sống theo luật của Mỹ, đúng theo nghĩa đen của từ này.
Luật của kẻ mạnh
Trang Reporter của Nga vừa đăng tải bài bình luận với tiêu đề "Tại sao cả thế giới đồng ý sống theo luật của Mỹ?". Bài viết nêu ra những công cụ giúp Mỹ thực hiện chính sách đối ngoại của mình, đặc biệt là hệ thống luật pháp mang tính áp đặt theo luật của kẻ mạnh mà người Mỹ đang thực hiện.
Theo bài viết, khi nói về các công cụ để Mỹ thúc đẩy "chính sách đế quốc xâm lược", người ta thường hay nhắc tới các thành phần nổi tiếng như sức mạnh quân sự và tài chính nhờ sự thống trị của đồng USD.
Trong khi đó, hệ thống pháp luật của Mỹ lại ít được nhắc đến hơn. Tuy nhiên, đây lại chính là một trong những công cụ mạnh nhất để Mỹ thiết lập và duy trì sự thống trị của mình.
Tờ báo Nga khẳng định, trên thực tế, cả thế giới đang phải sống theo luật của Mỹ, đúng theo nghĩa đen của từ này.
Mỹ tự coi mình là "siêu nhân" và có quyền phán xử cả thế giới
Theo luật của kẻ mạnh, Mỹ tuyên bố luật pháp của nước này mang tính toàn cầu, tức là bắt buộc đối với bất kỳ quốc gia nào. Tất nhiên không phải trong tất cả mọi trường hợp nhưng điều này đúng đối với những lĩnh vực đã được bộ máy tuyên truyền của Mỹ "thần thánh hóa" như: "Tài trợ cho khủng bố", "Rửa tiền có được thông qua phạm tội", "Tham nhũng" và cả "Vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ"...
Đây là một danh sách ấn tượng! Sự "láu cá" của người Mỹ nằm ở chỗ danh sách này có thể bao gồm rất nhiều hành động mà bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào cũng có thể có "việc" với nó.
Danh sách này sẽ là ngớ ngẩn nếu người Mỹ không có trong tay những tiền đề để thực thi. Hợp đồng của bạn giao dịch bằng đồng USD thì sớm hay muộn và bằng cách này hay cách khác nó cũng đi qua New York. Như vậy, Chú Sam và cánh tay "công lý" của chú sẽ kiểm soát được hợp đồng này.
Theo tờ báo Nga, ngoài Hiệp hội viễn thông liên ngân hàng và tài chính quốc tế (SWIFT) là công cụ "khét tiếng" của những "luật sư" Mỹ, Washington còn kiểm soát các giao dịch trên thế giới bằng nhiều cách khác, trong đó có thư điện tử Gmail.
Đây cũng là lý do mà Mỹ không muốn "nhường" Trung Quốc vị trí thống trị trên thị trường viễn thông toàn cầu. Vấn đề ở đây không chỉ là tiền bạc. Việc sử dụng kỹ thuật để thu thập thông tin gần như từ mọi nơi trên thế giới giúp người Mỹ có thể gắn chiếc mũi dài quá cỡ của mình vào bất kỳ chỗ nào họ muốn.
Trừng phạt trở thành "xương sống" trong chính sách của Mỹ đối với Nga
Washington đã biến hệ thống pháp lý của riêng mình thành một cơ chế đáng tin cậy để tống tiền và đột kích quốc tế.
Theo các chuyên gia của công ty tư vấn độc lập Fenergo vốn phân tích các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với các "tội lỗi" nêu trên trong một khoảng thời gian, 2/3 trong tổng số tiền phạt 25 tỷ USD mà Mỹ áp đặt là nhằm vào các ngân hàng châu Âu. 15 ngân hàng bị phạt số tiền từ 100 triệu USD trở lên.
Như vậy, các nhà tài chính của Lục địa già hóa ra là "những kẻ rửa tiền" và vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ. Trong khi đó, các ngân hàng Mỹ lại là hình mẫu "trong sạch". Trong các lĩnh vực khác, như chống tham nhũng, tình hình cũng tương tự.
Tước vũ khí nguy hiểm của Mỹ
Bài báo đã dẫn ra một ví dụ trực tiếp liên quan tới tập đoàn viễn thông MTC của Nga. MTC mới đây đã phải đồng ý trả khoản tiền phạt lên tới 850 triệu USD cho Mỹ để dàn xếp vụ kiện với cáo buộc đã hối lộ ở...Uzbekistan. Có vẻ như MTC đã hối lộ để có thể xâm nhập được thị trường địa phương và làm ăn thành công ở Uzbekistan trong suốt 8 năm qua.
Trong số 850 triệu USD nói trên, MTC phải trả 100 triệu USD "tiền phạt" và 750 triệu USD bị "tịch thu". Ngoài ra, doanh nghiệp của Nga còn phải bị "kiểm toán độc lập" trong 3 năm tiếp theo.
Theo Datviet
Syria: 9 năm xung đột, chưa có hồi kết Ngày 17-3, hãng thông tấn SANA của Syria dẫn một số nguồn tin địa phương cho biết, rất nhiều dân thường, phần lớn là phụ nữ và trẻ em, đã thiệt mạng sau cuộc không kích của liên quân do Mỹ đứng đầu ở miền Đông Syria. Đã bước sang năm thứ 9, cuộc xung đột tại quốc gia Trung Đông này vẫn...