Việt Nam tích cực tháo nút thắt để gỡ “thẻ vàng” IUU
Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Phùng Đức Tiến, EC đánh giá cao những việc Việt Nam làm được và đã có chuyển biến rất tích cực về chống khai thác IUU nhưng họ cũng chỉ ra những “nút thắt” phải tháo gỡ.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phùng Đức Tiến. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)
Sau hơn 2 năm Ủy ban châu Âu (EC) cảnh báo “thẻ vàng” về khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định ( IUU), EC đã tiến hành thanh tra 3 lần tại Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết EC đánh giá cao những việc Việt Nam đã làm được và đã có chuyển biến rất tích cực về chống khai thác IUU. Tuy nhiên, họ cũng chỉ ra những “nút thắt” mà Việt Nam phải tháo gỡ để sớm lấy lại “thẻ xanh.”
Do dịch COVID-19 nên lần thanh tra thứ 3 năm nay EC đã làm việc trực tuyến thay vì đến Việt Nam thanh tra trực tiếp.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết những việc Việt Nam đã thực thi được EC đánh giá rất cao như xây dựng hệ thống pháp luật, tàu cá Việt Nam không vi phạm các quốc đảo.
Việt Nam cũng tổ chức thực thi pháp luật nghiêm minh. Tàu cá đã từng bước được quản lý; tổ chức truy suất nguồn gốc. EC đánh giá Việt Nam đã có chuyển biến rất tích cực trong việc khắc phục “thẻ vàng” những năm gần đây.
Tuy nhiên, qua thanh tra, EC đã chỉ ra những nút thắt mà Việt Nam phải gỡ bỏ. Đó là nếu còn tàu vi phạm rất khó gỡ “thẻ vàng” và việc quản lý tàu cá vẫn còn bất cập. “78% tàu cá lắp được thiết bị định vị, 70% tàu được sơn màu. Những việc này chúng ta còn chậm và cần tập trung triển khai,” Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nêu rõ.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho hay Việt Nam đã có sự quản lý tàu cá. Tuy nhiên, 14 hành vi vi phạm về IUU chúng ta phải rà soát rất kỹ. Chẳng hạn, quy định việc khai thác ở vùng lộng, vùng ven bờ hay vùng khơi là tàu chỉ được khai thác ở vùng đó.
Không như trước đây, tàu khai thác vùng khơi có thể vào vùng lộng hay ven bờ. Về vấn đề này, các tỉnh cũng chưa quán triệt được kỹ lưỡng nên việc quản lý đội tàu đánh bắt đúng khu vực đang còn bất cập.
Với truy suất nguồn gốc, theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến không chỉ hiểu đơn giản là chỉ có xuất khẩu đi châu Âu. Sản lượng khai thác ở vùng biển, vị trí, thời gian thế nào… phải có nhật ký. Sản lượng đó xuất khẩu đi các thị trường bao nhiêu, còn lại bao nhiêu. Việc này Việt Nam đang làm rất tích cực nhưng cần phải cố gắng. Các địa phương cũng đã vào cuộc nhưng để làm thực sự chi tiết như yêu cầu của EC còn phải cố gắng.
Video đang HOT
Trong thực thi pháp luật, các ngành chức năng đã thực hiện việc rà soát, kiểm tra, thanh tra rất chặt chẽ. Số tiền phạt tương đối lớn nhưng những hành vi vi phạm IUU còn xảy ra.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho rằng có 4 “nút thắt” lớn để gỡ “thẻ vàng” đó là: tàu không vi phạm, quản lý đội tàu, truy suất nguồn gốc và thực thi pháp luật.
Thực tế việc quản lý tàu hay truy suất nguồn gốc tại nhiều địa phương vẫn còn khá bất cập. Việc triển khai lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá rất nhiều địa phương chưa thực hiện đúng lộ trình đã quy định.
Tính đến tháng Sáu vừa qua, toàn tỉnh Hải Phòng mới lắp đặt được 250 tàu cá, còn 170 chiếc chưa thực hiện. Tỉnh mới chỉ có 52,8% số tàu cá hoạt động khai thác thủy sản có Giấy phép khai thác thủy sản; 27,62% số tàu cá hoạt động tại vùng khơi có Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, địa phương này còn chưa thực hiện đầy đủ việc thông báo tàu cá ra vào cảng theo quy định, nhưng Ban quản lý cảng cá vẫn cho tàu cập cảng và không xử lý vi phạm đối với những tàu không thực hiện. Tuy đã tổ chức nhiều đợt kiểm tra, thanh tra nhưng địa phương mới tập trung xử lý vi phạm hành chính về khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
Các đơn vị chức năng còn chưa chú trọng kiểm tra, xử lý hành vi khai thác bất hợp pháp như hoạt động không có Giấy phép khai thác thủy sản, Giấy phép khai thác thủy sản hết hạn, không lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, không nộp nhật ký khai thác, không đánh dấu tàu cá, hoạt động sai vùng của tàu cá.
Hay tại Nam Định, theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tuy nhận thức về thực trạng và việc chống khai thác IUU tại địa phương đã được nâng lên một bước, tuy nhiên kết quả cụ thể trên thực tế chưa đáp ứng yêu cầu.
Điển hình việc triển khai lắp đặt thiết bị giám sát trên tàu cá chậm, đến tháng Sáu vừa qua, toàn tỉnh mới lắp đặt được 330 thiết bị. Thuyền trưởng, chủ tàu chưa thực hiện việc thông báo tàu cá ra, vào cảng, nộp nhật ký khai thác, báo cáo khai thác thủy sản theo quy định vẫn cho tàu cập cảng, rời cảng, bốc dỡ thủy sản, nhưng cơ quan có thẩm quyền không xử lý theo quy định.
Đặc biệt, các tàu cá không lắp thiết bị giám sát hành trình vẫn được ra, vào cảng cá mà chưa xử lý vi phạm hành chính.
Bên cạnh đó, việc viết số đăng ký tàu cá, đánh dấu tàu cá chưa đúng quy định, gây khó khăn trong kiểm tra, kiểm soát tàu cá tại cảng cá và quản lý tàu cá hoạt động trên biển.
Nam Định cũng là địa phương chưa cập nhật đầy đủ số liệu nghề cá vào cơ sở dữ liệu VNFishbase, đặc biệt là số liệu tàu cá đã được đăng ký, cấp giấy phép khai thác thủy sản.
Tàu cá vươn khơi khai thác hải sản. (Ảnh: Nguyễn Thành/TTXVN)
Ngoài ra, việc tổ chức thẩm tra và cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên của tỉnh này chỉ đạt 14,3%; tàu cá không có Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm vẫn đi khai thác thủy sản mà không bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đánh giá việc kiểm tra, xử lý các hành vi khai thác IUU được quy định tại Nghị định số 42/2019/NĐ-CP ngày 16/5/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản và các văn bản xử lý vi phạm hành chính có liên quan chưa được Nam Định thực hiện.
Vì vậy, tình trạng các tàu có hành vi vi phạm như không thông báo ra, vào cảng; không có Giấy phép khai thác thủy sản hoặc giấy phép hết hạn; không ghi, nộp nhật ký khai thác; không lắp thiết bị giám sát hành trình; không đánh dấu tàu cá; không viết số đăng ký; không cập cảng chỉ định cho tàu vùng khơi để bốc dỡ thủy sản… vẫn xảy ra mà không bị xử lý.
Bên cạnh sự quản lý còn lỏng lẻo ở một số địa phương, theo Tổng cục Thủy sản, tình hình tàu thuyền bị nước ngoài bắt giữ trong 6 tháng đầu năm nay vẫn còn xảy ra 31 vụ/47 tàu bị nước ngoài kiểm soát, bắt giữ (giảm 29 vụ/59 tàu so với cùng kỳ năm 2019).
Ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho biết, về quản lý đội tàu, so với các nước xung quanh việc lắp thiết bị giám sát hành trình Việt Nam gặp nhiều khó khăn hơn do có lượng tàu lớn với trên 30.000 tàu.
Những tàu cá có chiều dài trên 24m đã lắp đạt đạt trên 90%; số còn lại ngành đang rà soát. Cùng với đó là việc đóng dấu tàu cá cũng đang được triển khai tích cực.
Tuy nhiên, ông Trần Đình Luân cũng thừa nhận, vẫn có nhiều tỉnh sự quan tâm chỉ đạo chưa quyết liệt. Ông Trần Đình Luân mong muốn các địa phương có sự quan tâm một cách đúng mức để sớm kiểm soát được đội tàu, hoạt động tại cảng cá, quá trình lưu thông hàng hóa nhằm đảm bảo toàn bộ chuỗi khai thác, chế biến, xuất khẩu thủy sản đảm bảo nguồn gốc.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho rằng các địa phương cần tiếp tục quán triệt, tổ chức thực hiện nghiêm túc, có kết quả các nhiệm vụ được giao theo chỉ đạo của Thường trực Ban Bí thư tại Văn bản số 81/CV-TW ngày 20/3/2020 về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định.
Các địa phương cũng thực hiện nghiêm túc các Chỉ thị, Công điện, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và các chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về triển khai thực hiện các giải pháp chống khai thác IUU, khắc phục cảnh báo “thẻ vàng” của EC. Địa phương cần xác định đây là nhiệm vụ quan trọng, hàng đầu cần tập trung nguồn lực, chỉ đạo quyết liệt để triển khai thực hiện.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, Luật Thủy sản năm 2017 có hiệu lực từ 1/1/2019 nên các địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh thông tin tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, thậm chí là xử lý hành chính để làm sao Luật đi vào cuộc sống, thực thi tốt nhiệm vụ và gỡ “thẻ vàng” trong thời gian ngắn nhất./.
Hiệp định Hợp tác nghề cá trong Vịnh Bắc Bộ đã hết hiệu lực
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu các địa phương hướng dẫn ngư dân tiếp tục bám biển bình thường trong phạm vi vùng biển của Việt Nam; báo cáo kịp thời về vi phạm của tàu cá nước ngoài.
Theo nội dung cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí tháng 8/2020 của Tổng cục Thủy sản, sau ngày 30/6/2020, Hiệp định Hợp tác nghề cá trong Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc đã hoàn toàn hết hiệu lực.
Ngày 20/7/2020, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công văn số 4829/BNN-TCTS gửi Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển về việc quản lý hoạt động khai thác của tàu cá trong Vịnh Bắc Bộ.
Theo nội dung công văn này, Hiệp định Hợp tác nghề cá ở Vịnh Bắc Bộ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được ký kết ngày 25/12/2000, có hiệu lực kể từ ngày 30/6/2004 đến ngày 30/6/2019.
Trong năm 2019, được sự đồng ý của Chính phủ hai nước, Hiệp định được gia hạn hiệu lực thêm 1 năm đến ngày 30/6/2020.
Để đảm bảo hoạt động khai thác hải sản của ngư dân trong vùng biển Vịnh Bắc Bộ được diễn ra bình thường trong thời gian hai nước tổ chức đàm phán xác định các nội dung hợp tác tiếp theo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thông báo và đề nghị Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển chỉ đạo cơ quan chức năng triển khai ngay việc thông báo cho ngư dân tham gia hoạt động khai thác hải sản trên biển biết về việc hết hiệu lực hoàn toàn của Hiệp định Hợp tác nghề cá Vịnh Bắc Bộ Việt Nam-Trung Quốc.
Vùng đánh cá chung và vùng đệm cho tàu cá nhỏ được thiết lập theo quy định của Hiệp định cũng hết hiệu lực. Cơ quan chức năng hai nước sẽ quản lý hoạt động của tàu cá trong Vịnh Bắc Bộ theo đường phân định Vịnh Bắc Bộ được quy định tại Điều 2 Hiệp định giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của hai nước trong Vịnh Bắc Bộ.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang yêu cầu các địa phương hướng dẫn ngư dân tiếp tục bám biển sản xuất bình thường trong phạm vi vùng biển của Việt Nam; tổ chức thành đoàn, đội khi đi sản xuất để hỗ trợ nhau trên biển; kịp thời thông báo và báo cáo cho cơ quan chức năng về các hành vi vi phạm của tàu cá nước ngoài trong vùng biển của Việt Nam; hoạt động kiểm soát, thu giữ tài sản, bắt giữ người và tàu cá của lực lượng thực thi pháp luật trên biển nước ngoài.
Cơ quan chức năng trung ương và địa phương cũng tăng cường giám sát hoạt động của tàu cá trên biển, đặc biệt là các tỉnh, thành phố ven biển Vịnh Bắc Bộ; tuyên truyền, nhắc nhở ngư dân hoạt động theo sơ đồ vùng biển trong Vịnh Bắc Bộ, không vượt sang vùng biển phía Đông đường phân định Vịnh Bắc Bộ để khai thác hải sản.
Mặt khác, cơ quan chức năng kịp thời thông báo các vụ việc đột xuất phát sinh trên biển đối với tàu cá và ngư dân về đường dây nóng 24/24 của Cục Kiểm ngư, số điện thoại 024-62737323./.
ĐHĐCĐ KSB: Làn sóng đầu tư công và dòng vốn khu công nghiệp mới chỉ là xu hướng, năm 2020 sẽ đối mặt nhiều diễn biến khó lường Dự kiến ngay trong năm nay, KSB sẽ hoàn thành sở hữu chi phối và hợp nhất kết quả kinh doanh một công ty vật liệu xây dựng tại Đồng Nai, với tỷ lệ nắm giữ gián tiếp 41%. Quy mô của công ty này vào khoảng 250 triệu tấn đá, gấp nhiều lần KSB, mức định giá rất lớn Ngày 29/5, CTCP...