Việt Nam thuộc nhóm có nguy cơ nhiễm mã độc online cao
Báo cáo gần đây từ Kaspersky cho thấy, Việt Nam nằm trong nhóm nước có tỷ lệ người dùng nhận mã độc cao, các phương thức ngày càng tinh vi và số trường hợp tăng dần.
Trong báo cáo công bố mới nhất của Kaspersky Labs, theo thống kê từ mạng KSN ( Kaspersky Security Network), đến hết tháng 8 năm nay, Việt Nam đã có đến 42.300 cuộc tấn công bằng ransomware.
Đây là mã độc chuyên “bắt cóc thông tin” bằng cách xâm nhập máy tính, khóa các tập tin quan trọng và yêu cầu tiền chuộc để có thể giải mã.
20-27% người Việt có nguy cơ nhiễm mã độc từ các trang online. Ảnh: Kaspersky.
Riêng trong quý I, đã có 3,69 triệu malware được phát hiện từ nguồn các trang web, chiếm 25,1% các máy tính trong mạng KSN.
Theo đó, Việt Nam nằm trong top 10 nước bị tấn công web nhiều nhất trên thế giới.
Video đang HOT
Với các nguồn phần mềm độc từ khu vực, con số lên đến 76,1 triệu malware và 61,2% máy tính trong mạng KSN, xếp thứ 8 các quốc gia bị tấn công nhiều nhất trên toàn cầu. Các chỉ số đều tăng trong quý II.
Các chuyên gia Kaspersky cho biết, bên cạnh các phương thức lan truyền truyền thống như USB, web độc, các hacker ngày nay đã có thể tận dụng mạng xã hội, email.
Với người dùng mobile, hiện tại ransomware đã được phát hiện trên các thiết bị Android, macOS, nhưng chưa phát hiện trường hợp nhiễm độc trên iOS.
Lê Phát
Theo Zing
Mã độc tống tiền đốt hàng triệu đô của doanh nghiệp
Mã độc tống tiền Ransomware không chỉ đe dọa các nạn nhân đơn lẻ mà còn tấn công vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Số tiền chúng kiếm được có thể lên đến hàng triệu đô.
Ransomware là loại mã độc khi thâm nhập vào thiết bị, máy tính của người dùng hoặc máy tính trong hệ thống doanh nghiệp sẽ tự động mã hoá hàng loạt các tập tin theo những định dạng mục tiêu như văn bản tài liệu, hình ảnh... Chúng có thể lây lan sang các máy khác trong mạng tuỳ thuộc vào độ phức tạp. Kế đến, máy tính hay thiết bị xuất hiện thông báo dữ liệu đã bị chiếm giữ bởi mã hoá, không thể giải mã nếu không trả tiền để nhận chìa khoá giải mã. Do đó, nạn nhân cần trả phí bằng tiền kỹ thuật số Bitcoin cho tội phạm mạng.
Trung bình mỗi doanh nghiệp nạn nhân của ransomware bị tống tiền trị giá từ 10.000 USD trở lên. Bọn tội phạm mạng có thể kiếm hơn 150.000 USD nếu chỉ 1% nạn nhân trả tiền, do đó, con số tiền chúng kiếm được sẽ lên tới hàng triệu đôla.
Ransomware đang chuyển dần từ tấn công cá nhân sang nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Các chuyên gia bảo mật nhận định Ransomware đang trở thành ngọn lửa "đốt tiền" doanh nghiệp và lan nhanh hơn bao giờ hết. Chúng không còn kiếm tiền lẻ từ các người dùng cá nhân, thay vào đó là các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ. Việc này đã trở thành hiện thực trong năm 2015 và nửa đầu năm 2016.
Các doanh nghiệp nạn nhân cũng không công bố số tiền mình trả cho tội phạm mạng để cứu dữ liệu là bao nhiêu để giữ uy tín doanh nghiệp, lo sợ tổn hại thương hiệu, nhưng chưa có gì đảm bảo dữ liệu nhận về được bảo toàn nguyên vẹn.
Khảo sát từ Malwarebytes với 540 công ty tại Mỹ, Đức, Anh và Canada với tổng nhân sự lên đến hơn 3 triệu người về tỉ lệ tấn công bởi ransomware cho thấy, gần 40% công ty đã bị tấn công bởi các loại mã độc họ ransomware vào năm 2015. Có đến 30% công ty là nạn nhân của ransomware bị thua lỗ, 20% tạm thời bị đình trệ hoạt động. Tổn hại rất nặng nề, đặc biệt khi các máy tính của những nhân vật cấp cao trong doanh nghiệp bị chiếm giữ bởi ransomware.
Trung bình mỗi doanh nghiệp nạn nhân của ransomware bị tống tiền trị giá từ 10.000 USD trở lên.
Theo Công ty Bảo mật Kaspersky, hầu hết nạn nhân bị lây nhiễm ransomware từ các tập tin đính kèm trong email, hay click vào các liên kết (link) dẫn tới tải mã độc có trong nội dung email hay từ website.
Các chuyên gia Kaspersky khuyến cáo doanh nghiệp vừa và nhỏ trang bị các giải pháp Internet Security bao gồm tường lửa (Firewall), các tính năng chống mã độc, ransomware bên cạnh anti-virus.
Ngoài ra, doanh nghiệp và tổ chức thường xuyên sao lưu dữ liệu quan trọng, tạo thành nhiều bản sao định kỳ, cập nhật và lưu ra các thiết bị khác nhau. Những giải pháp sao lưu cho doanh nghiệp với nhiều tính năng tự động như Acronis Backup for Business.
Khương Nha
Theo Zing
Phần mềm giả mạo Pokemon GO chiếm quyền điều khiển thiết bị Android Các chuyên gia bảo mật Kaspersky vừa phát hiện ứng dụng độc hại giả mạo tựa game Pokemon GO trên cửa hàng trực tuyến Google Play, có khả năng chiếm quyền điều khiển thiết bị Android. Theo đó, ứng dụng giả mạo này có tên Guide for Pokémon GO, có khả năng hiển thị quảng cáo tự động trên Android mà người dùng...