Việt Nam thuộc 10 nước nhiều smartphone kết nối 5G nhất
Việt Nam là một trong 10 quốc gia có số lượng thiết bị di động kết nối tới mạng tốc độ cao 5G cao nhất trong quý III/2022.
Theo số liệu của Speedtest thuộc Ookla, 10 nước có số thiết bị di động kết nối 5G nhiều nhất giai đoạn từ tháng 7 đến hết tháng 9 là Mỹ, Trung Quốc, Brazil, Đức, Nhật Bản, Philippines, Thái Lan, Nam Phi, Anh và Việt Nam. Báo cáo không đưa ra số lượng máy cụ thể, nhưng liệt kê những thiết bị có tốc độ kết nối 5G cao nhất ở mỗi nước.
Trong đó, Galaxy S22 Ultra đứng đầu danh sách 5 smartphone kết nối 5G nhanh nhất tại Việt Nam quý III/2022. Điện thoại Samsung có tốc độ tải xuống 286,77 Mb/giây và tải lên 41,34 Mb/giây.
Năm smartphone có tốc độ 5G nhanh nhất tại Việt Nam. Nguồn: Ookla
Trong khi đó, bốn điện thoại tiếp theo đều thuộc về Apple. iPhone 12 vươn lên vị trí thứ hai với tốc độ download/upload là 278,32 và 36,88 Mb/giây. Các mẫu iPhone 13 Pro, 13 Pro Max và 13 xếp ở ba vị trí còn lại.
Do chỉ tính đến hết quý III/2022, các smartphone mới như iPhone 14, Galaxy Z Fold4 hay Google Pixel 7 chưa được thống kê ở một số thị trường như Brazil, Việt Nam, Philippines và Nam Phi.
Video đang HOT
Theo đại diện Ookla, thứ hạng điện thoại tại Việt Nam có thể xáo trộn đáng kể vào quý IV/2022 do smartphone mới nhất của Apple mới được bán chính hãng từ tháng 10.
Xét về tốc độ kết nối di động nói chung, iPhone 13 Pro đứng đầu với thông số tải xuống đạt 69,70 Mb/giây, tải lên đạt 23,41 Mb/giây trong quý. Ba vị trí khác cũng thuộc về iPhone, riêng vị trí thứ tư là điện thoại tầm trung Galaxy A52s của Samsung.
Năm thiết bị có tốc độ kết nối mạng di động dẫn đầu tại Việt Nam quý III/2022. Nguồn: Ookla
Trong khi đó, tại Trung Quốc, không có phiên bản iPhone nào xuất hiện trong 5 điện thoại kết nối 5G nhanh nhất. Model dẫn đầu là OnePlus 9 5G. Bốn vị trí còn lại đều là sản phẩm của Huawei. Ngược lại, cả 5 smartphone 5G nhanh nhất tại Anh là iPhone, nhưng tốc độ không cao. iPhone 14 Pro Max dẫn đầu với khả năng download 171,24 Mb/giây, upload 16,59 Mb/giây.
Về tốc độ mạng tổng thể, tính trong tháng 10, Việt Nam tụt một bậc xuống thứ hạng 53 về kết nối mạng di động so với tháng 9. Mạng băng thông rộng cố định cũng rơi từ vị trí 49 xuống 47.
Những điểm trừ của smartphone màn hình gập
Sau 3 năm xuất hiện, smartphone màn hình gập vẫn có những điểm trừ liên quan đến màn hình, giá bán và phần mềm.
Vết hằn trên màn hình. Theo Android Authority, một trong những vấn đề chưa được giải quyết trên smartphone gập là vết hằn trên màn hình. Tình trạng này xuất hiện nhiều trên các model của Samsung và ngày càng hiện rõ sau một thời gian sử dụng, ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ. Các thiết bị như Huawei Mate X2 hay Oppo Find N có vết hằn mờ hơn, tuy nhiên người dùng phải đánh đổi với khả năng kháng nước kém hơn những model khác. Ảnh: Android Authority.
Không có kháng bụi. Samsung là hãng đầu tiên mang khả năng kháng nước lên smartphone màn hình gập với chuẩn IPX8. Tuy nhiên, chữ X đồng nghĩa các model này không có khả năng kháng bụi. Với thiết kế đặc trưng, bụi rất dễ lọt vào bản lề của smartphone gập, gây hư hỏng hoặc trầy màn hình. Do đó, việc bổ sung khả năng kháng bụi có thể giúp giảm tình trạng trên. Ảnh: XDA.
Màn hình kém bền. So với thế hệ đầu tiên, màn hình trên smartphone gập đã bền hơn nhờ công nghệ kính siêu mỏng (UTG). Tuy nhiên, chất lượng màn hình của điện thoại gập vẫn chưa cao. Lóa sáng là tình trạng thường gặp nhất, bên cạnh cảm giác nhìn rẻ tiền với độ bền kém. Một số hãng như Samsung còn khuyên người dùng không ấn móng tay lên màn hình. Corning đang phát triển kính cường lực siêu mỏng cho thiết bị gập mang tên Willow Glass, tuy nhiên thời gian ra mắt chưa được công bố. Ảnh: Engadget.
Tối ưu ứng dụng. Dù Google và Samsung đang tối ưu hệ điều hành cho smartphone gập, chúng vẫn chưa làm hài lòng hầu hết người dùng. Một số app như Instagram (ảnh) không hỗ trợ tỷ lệ màn hình của điện thoại gập. Nhiều ứng dụng khác cũng hiển thị theo cách tương tự, gây lãng phí không gian. Ngoài ra, còn ít app hỗ trợ tốt đa nhiệm nhiều cửa sổ, hoặc chế độ Flex mode dành cho điện thoại gập. Trong thời gian tới, Android 12L dành cho smartphone gập và tablet được kỳ vọng giải quyết tình trạng này. Ảnh: Android Authority.
Bị cắt một số tính năng. Hầu hết smartphone gập hiện nay có cấu hình rút gọn đôi chút so với những model cùng tầm giá. Ví dụ, Galaxy Z Fold4 vẫn có pin 4.400 mAh tương tự Galaxy S22 Ultra, nhưng không trang bị camera 108 MP. Xiaomi Mi Mix Fold 2 thiếu đi sạc không dây và kháng nước. Lý do đến từ độ mỏng và hệ thống bản lề phức tạp khiến không gian sắp xếp linh kiện trong smartphone gập hạn hẹp hơn điện thoại bình thường. Ảnh: Xiaomi.
Chưa bán rộng rãi. Hiện tại, Samsung, Motorola và Huawei là những thương hiệu bán smartphone gập tại nhiều quốc gia. Trong khi đó, Oppo, Xiaomi hay Vivo vẫn chỉ bán ở thị trường Trung Quốc. Điều đó khiến người dùng chưa có nhiều lựa chọn khi mua smartphone màn hình gập. Ảnh: AndroPlus.
Giá đắt. Một trong những trở ngại lớn khiến người dùng chưa thể tiếp cận smartphone gập là giá bán. Galaxy Z Fold4 có giá khởi điểm 1.800 USD, trong khi S22 Ultra là 1.200 USD. Những model như Huawei Mate XS 2 thậm chí đắt hơn (1.984 USD). Tất nhiên, vẫn có một số mẫu giá dễ chịu như Galaxy Z Flip4 (1.000 USD), song vẫn đắt hơn mức trung bình của smartphone. Trong tương lai, việc nguồn cung dồi dào, nhiều model cạnh tranh có thể giúp giá của smartphone gập dễ chịu hơn. Ảnh: Android Authority.
So sánh Apple iPhone 14 Pro Max và Samsung Galaxy S22 Ultra Cả Apple iPhone 14 Pro Max và Samsung Galaxy S22 Ultra đều là 2 mẫu máy thuộc hàng top trên thị trường, sản phẩm cao cấp nhất của Samsung và Apple. Tuy nhiên, đâu là mẫu điện thoại tốt hơn? Ảnh: Android Headlines Apple mới đây đã công bố mẫu điện thoại thông minh hàng đầu của mình. Liệu iPhone 14 Pro Max...