Việt Nam thành trung tâm R&D của nhiều ‘ông lớn’ công nghệ
Samsung xây dựng trung tâm R&D trị giá 220 triệu USD, trong khi Qualcomm chọn Việt Nam là nơi đặt trung tâm R&D đầu tiên ở Đông Nam Á.
Samsung lần đầu công bố bức tranh toàn cảnh về hiện trạng phát triển R&D của họ tại Việt Nam, trong đó nổi bật là dự án Trung tâm R&D 220 triệu USD đang trong quá trình xây dựng tại Tây Hồ (Hà Nội). Trung tâm này dự kiến hoàn thành vào năm 2022 và là nơi làm việc của ba nghìn kỹ sư.
Trước khi xây dựng trung tâm mới, tập đoàn công nghệ Hàn Quốc này đã đặt trụ sở cho bốn mảng R&D tại Việt Nam, nghiên cứu về thiết bị di động, điện tử gia dụng, AI và phân tích dữ liệu. Ngoài ra, họ còn có SDV – một trung tâm chuyên nghiên cứu màn hình kiêm phát triển nhân tài cho hãng.
Những năm gần đây, ngoài Samsung, nhiều doanh nghiệp công nghệ khác đã chọn Việt Nam làm điểm đầu tư R&D. Trước đó, Grab mở trung tâm R&D tại TP HCM. LG được cho là sẽ mở trung tâm thứ hai tại Đà Nẵng. Panasonic, Toshiba, cũng đã có các trung tâm nghiên cứu và phát triển tại Việt Nam. Mới đây nhất, Qualcomm đã công bố phòng thí nghiệm duy nhất của mình ở Đông Nam Á, tại Hà Nội.
Trung tâm của Qualcomm mở vào tháng 6 năm ngoái với quy mô 4 phòng lab, tập trung vào các công nghệ có vai trò quan trọng hàng đầu hiện nay, như sóng radio 4G/5G, camera, một phòng chuyên nghiên cứu cải thiện hiệu năng và pin cho thiết bị di động và một phòng giả lập môi trường mạng để phục vụ thị trường Mỹ, châu Âu. Đến tháng 4 năm nay, trung tâm có khoảng 50 kỹ sư, toàn bộ là người Việt Nam.
Các trung tâm R&D tại Việt Nam của Qualcomm và Samsung đều là nơi nghiên cứu và phát triển lớn nhất của họ tại Đông Nam Á, nghiên cứu công nghệ cho các dự án trên toàn cầu.
“Trung tâm tại Hà Nội nằm trong hệ thống R&D toàn cầu của Qualcomm, tham gia các dự án lớn của tập đoàn chứ không chỉ phát triển sản phẩm riêng cho Việt Nam”, ông Thiều Phương Nam, CEO Qualcomm khu vực Đông Dương chia sẻ.
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển điện thoại di động của Samsung (SVMC) tại Hà Nội đảm nhận việc nghiên cứu và phát triển dòng điện thoại A tại thị trường Đông Nam Á và nhiều sản phẩm cho thị trường Australia, New Zealand, châu Âu. Đây cũng là nơi kiểm chứng các thiết bị mạng 5G.
Cạnh tranh thu hút nhân lực
Khi ngày càng nhiều dự án R&D có mặt tại Việt Nam, nhân lực chất lượng cao trở thành mục tiêu “săn lùng” của các ông lớn công nghệ.
Dù đánh giá việc xây dựng trung tâm R&D tại Việt Nam “không có gì khó khăn”, ông Thiều Phương Nam cũng nhận định “tương lai khi Việt Nam trở thành trung tâm công nghệ mới và có nhiều tập đoàn công nghệ lớn đầu tư vào, các công ty sẽ cạnh tranh với nhau về nguồn nhân lực”.
Các trường đại học có chất lượng đào tạo ngày càng tốt, bổ sung nguồn kỹ sư tốt cho các trung tâm nghiên cứu. Tuy nhiên để thu hút được người phù hợp, các “ông lớn” công nghệ không chỉ cạnh tranh bằng chế độ làm việc, mà còn chính các “tài sản” công nghệ của mình.
“Để thu hút kỹ sư giỏi, chúng tôi giúp họ tiếp cận với các công nghệ mới nhất của thế giới. Chẳng hạn, nếu kỹ sư đó muốn phát triển các kỹ năng liên quan đến mạng 5G, họ sẽ đến với Qualcomm”, ông Nam nói.
Video đang HOT
Trong khi đó, Samsung lại phát triển nhân lực từ việc đào tạo. Đại diện Samsung Việt Nam cho biết, công tác đào tạo được triển khai từ năm 2012. 11 phòng lab tại các trường đại học, nhiều chương trình hợp tác đào tạo được mở ra, giúp sinh viên có nghiên cứu về di động theo tiêu chuẩn kỹ thuật toàn cầu. Nhiều sinh viên sau khi thực tập đã trở thành nhân sự chính thức trong các dự án R&D của doanh nghiệp này.
Thách thức với công ty trong nước
Đánh giá về việc các tên tuổi lớn trên thế giới đang chọn Việt Nam để mở các trung tâm R&D, ông Vũ Thanh Thắng, Phó Chủ tịch Tập đoàn Bkav, cho rằng “đây là dấu hiệu tốt”, nhưng cũng sẽ mang đến nhiều thách thức cho các công ty trong nước.
“Điều này minh chứng rằng người Việt Nam đủ năng lực để tham gia vào các mảng có giá trị cao nhất trong chuỗi giá trị toàn cầu”, ông Thắng nói. Theo đại diện Bkav, Việt Nam đang trong thời kỳ dân số vàng, nguồn lực trẻ dồi dào với năng lực nghiên cứu tốt, nên sẽ là điểm hấp dẫn với các công ty nước ngoài.
Thực tế này cũng thể hiện thuận lợi với các doanh nghiệp Việt Nam là luôn có sẵn nguồn lực phục vụ R&D ngay trong nước. Tuy nhiên, ông Thắng cho rằng thách thức lớn nhất với các công ty công nghệ trong nước là phải cạnh tranh trực tiếp với các công ty nước ngoài đã có nhiều tiềm lực.
Kinh nghiệm được đại diện Bkav chia sẻ là “hãy định hướng trở thành công ty công nghệ toàn cầu và xác định từ trước các thách thức này”. R&D là yếu tố sống còn của các công ty công nghệ, vì vậy, các công ty cũng nên chủ động đào tạo nguồn nhân lực R&D cho chính mình.
Thực tế, các doanh nghiệp công nghệ trong và ngoài nước vừa là đối thủ nhưng cũng vừa là đối tác của nhau. Sự phát triển của các công ty công nghệ trong nước như Bkav, cũng là yếu tố giúp thu hút các doanh nghiệp công nghệ nước ngoài đầu tư R&D. Qualcomm cho biết, một trong những nhiệm vụ quan trọng của trung tâm R&D tại Hà Nội là hỗ trợ các đối tác trong nước phát triển sản phẩm. Nhiều sản phẩm công nghệ của Việt Nam, như smartphone VinSmart, camera AI của Bkav, thiết bị mạng VNPT, sử dụng các linh kiện từ Qualcomm.
Theo đại diện Samsung Việt Nam, với việc đầu tư lớn vào các hoạt động R&D, hãng hi vọng sẽ đóng góp và tạo tiền đề để Việt Nam đi trước đón đầu những thay đổi của cuộc cách mạng công nghiệp thứ tư.
Toshiba: Từ gã khổng lồ tới người tý hon
Là một trong số những người khổng lồ của ngành sản xuất đồ điện tử tại Nhật Bản bên cạnh những Sharp, Panasonic, Fujitsu... Vào thời kỳ đỉnh cao của mình, Toshiba thống lĩnh thị trường nội địa trên một số lĩnh vực và nổi tiếng thế giới bởi chất lượng sản phẩm của mình.
Tuy nhiên cũng như những doanh nghiệp nêu trên, sự chậm chạp trong việc thay đổi cũng như những gian lận tài chính gần như đã đánh gục người hùng một thời của đất nước mặt trời mọc.
Những bước đi đầu tiên đầy khó khăn
Một trong hai công ty tiền thân của Toshiba được thành lập vào tháng 7 năm 1875 dưới cái tên Tanaka Seisakusho bởi Tanaka Hisashige - một trong những nhà phát minh nổi tiếng thời bấy giờ và là công ty đầu tiên tại Nhật Bản sản xuất các thiết bị về điện báo. Ngoài ra, họ còn kinh doanh các thiết bị điện khác cho tới năm 1881, khi người sáng lập công ty qua đời. Lúc này, công ty trở thành một phần của công ty điện General Electric và bắt đầu sản xuất các loại ngư lôi và thủy lôi theo yêu cầu của Hải quân Nhật Bản. Điều này đã giúp công ty trở thành doanh nghiệp sản xuất lớn nhất thế giới tại thời điểm bấy giờ.
Song điều này không duy trì được lâu, khi hải quân nước này bắt đầu lựa chọn các nhà thầu khác có mức giá thấp hơn và thậm chí còn tự sản xuất được các loại hàng hóa mà Toshiba đang sản xuất. Công ty bắt đầu thua lỗ kể từ đây và bị vỡ nợ vào năm 1893; chủ nợ chính của doanh nghiệp, Ngân hàng Mitsui, đã tái cơ cấu và đổi tên thành Shibaura Seisakusho.
Doanh nghiệp tiền thân thứ hai của Toshiba là Tokyo Denki (Công ty điện Tokyo) hình thành trong những năm 90 của thế kỷ 19. Ban đầu, công ty này bán bóng đèn sử dụng sợi tre và rất nổi tiếng ở Nhật Bản nhờ sản phẩm này. Tuy nhiên, chỉ một thời gian ngắn sau khi Nhật Bản mở cửa giao thương với châu Âu, công ty đã gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ hàng hóa nhập khẩu. Bóng đèn của họ đắt hơn khoảng 60% so với hàng hóa châu Âu nhưng có chất lượng thấp hơn rất nhiều.
Nhà máy của Tokyo Denki những năm 1890 (Ảnh: Toshiba)
Do đó, tới năm 1905, công ty bị General Electric mua lại 51% cổ phần và bắt đầu bán các sản phẩm của hãng sản xuất thiết bị điện tới từ Mỹ này. Năm 1939, Tokyo Denki và Shibaura Seisakusho hợp nhất, tạo thành Toshiba ngày nay, dù phải tới năm 1978, cái tên này mới chính thức được đặt cho công ty.
Sự thành lập và phát triển mạnh mẽ của Toshiba
Ngay sau khi hai công ty sáp nhập, Toshiba nhanh chóng mở rộng và phát triển thông qua việc mua lại các công ty trong ngành công nghiệp nặng tại Nhật Bản. Lần lượt các công ty hóa chất, điện, điện tử và tàu sân bay của Toshiba được thành lập và phát triển một cách nhanh chóng, đưa công ty lên vị thế hàng đầu tại Nhật Bản.
Trong thời gian chiến tranh thế giới thứ 2 diễn ra, công ty đã phát triển nhanh chóng bằng cách thực hiện các đơn đặt hàng của nhà nước đối với đài, ống chân không và các vật tư quân sự khác, đồng thời sản xuất máy phát điện. Tuy nhiên họ cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ khi các nhà máy bị bắn phá sau chiến tranh.
Nhiều năm sau khi chiến tranh kết thúc, hoạt động sản xuất của công ty được phục hồi. Ban đầu, Toshiba tập trung vào sản xuất các loại máy móc điện hạng nặng và sau đó quay trở lại sản xuất các thiết bị điện nhỏ hơn khi quá trình tái thiết đất nước và các ngành công nghiệp được tiến hành. Toshiba cũng thành lập nhiều công ty con để tăng cường khả năng bán hàng và bắt đầu xuất khẩu sản phẩm của mình sang Đông Nam Á.
Cuối những năm 1950, nền kinh tế Nhật Bản phục hồi hoàn toàn sau chiến tranh và bắt đầu phát triển thần tốc. Điều này hỗ trợ cho sự phát triển nhanh chóng trong các ngành công nghiệp máy móc điện nặng, điện tử và truyền thông tại nước này, cũng là những ngành mà Toshiba tập trung vào phát triển. Cũng như nước Nhật, doanh thu và lợi nhuận của Toshiba tăng như vũ bão với những sản phẩm mới và những công nghệ do họ phát minh. Số lượng nhà máy của công ty được xây mới tăng trưởng nhanh chóng; những nhà xưởng cũ liên tục được mở rộng và số lượng sản phẩm được xuất ra nước ngoài ngày một nhiều hơn.
Trong giai đoạn từ sau năm 1973 tới những năm 2000, Toshiba có những nước đi vô cùng hợp lý, trong đó đáng kể nhất là việc họ tăng cường chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Nhờ đó mà nhiều công nghệ và sản phẩm mới lần đầu tiên xuất hiện trên thế giới được chính Toshiba phát minh và ứng dụng vào các sản phẩm của mình, trong đó phải kể đến hệ thống MRI, đầu DVD, máy đánh chữ Nhật Bản... Cũng trong giai đoạn này, công ty là một trong những nhà sản xuất máy tính xách tay lớn nhất tại Nhật Bản và trên thế giới.
Máy đánh chữ Nhật Bản đầu tiên do Toshiba sản xuất
Những sai lầm và sự dối trá
Sau một giai đoạn dài thành công, Toshiba đi lệch hướng với hàng loạt những sai lầm không thể tha thứ vào những năm đầu của thế kỷ 21. Đầu tiên, thay vì tập trung phát triển dòng TV LCD từ sớm, hãng vẫn cố gắng bám trụ với TV CRT và thậm chí còn tăng cường sản xuất loại TV này, dù những công nghệ được sử dụng đã lỗi thời.
Tiếp đó, hãng thực hiện thương vụ đấu thầu và mua lại nhà máy điện hạt nhân Westinghouse với giá 5.4 tỷ USD vào năm 2006. Với việc thắng thầu, Toshiba nắm giữ 77% cổ phần tại nhà máy này và được kỳ vọng sẽ thu lời lớn trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới muốn phát triển điện hạt nhân..
Tuy nhiên, kết quả mà họ nhận được đều là những trái đắng. Thảm họa của Toshiba bắt đầu bằng việc đóng cửa các nhà máy sản xuất TV CRT truyền thống tại Mỹ, Malaysia và Nhật Bản sau khi những nỗ lực của họ về việc phát triển dòng TV này dẫn đến việc thua lỗ nặng nề với sự vươn lên của TV LCD. Đầu năm 2015, Toshiba đã thông báo ngừng sản xuất TV trong các nhà máy của chính mình. Việc sản xuất của hãng được chuyển hoàn toàn sang cho các công ty là Compal tại Mỹ và Vestel tại châu Âu đã cho thấy sự thất bại nặng nề của Toshiba trong lĩnh vực này.
Vậy còn nhà máy Westinghouse? Sau khi tiếp quản nhà máy này, Toshiba đã tiến hành xây dựng nhà máy hạt nhân Vogtle Electric Generating Plant. Việc xây dựng nhà máy này đã khiến cho Toshiba chịu những khoản thua lỗ nặng nề. Việc xây dựng cực kỳ chậm chạp dẫn đến chi phí liên quan tăng cao. Trong khi đó, công ty lại ký hợp đồng thi công cố định mức giá với Georgia Power đã khiến Toshiba phải gánh khoản nợ khổng lồ cho công ty con. Kết quả, Westinghouse đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 vào ngày 29 tháng 3 năm 2017, với dự kiến sẽ gây ra khoản thua lỗ hàng năm lên tới 9 tỷ USD cho Toshiba. Một năm sau, Toshiba thông báo hoàn tất việc bán công ty mẹ của Westinghouse cho Brookfield Business Partners và một số đối tác với giá 4,6 tỷ USD - tức thấp hơn mức giá mà họ đã mua nhà máy này 12 năm trước đó.
Nhà máy Westinghouse là một nỗi hổ thẹn của Toshiba
Với nhiều sai lầm mang tính hệ thống như vậy, doanh thu của Toshiba liên tục giảm. Nếu như năm 2014, họ có được mức doanh thu lên tới 63.8 tỷ USD; thì tới năm 2019, mức doanh thu của Toshiba chỉ đạt 33 tỷ USD, tức hơn một nửa so với chỉ cách đó 5 năm. Một sự sụt giảm khủng khiếp chỉ trong một thời gian ngắn đã cho thấy mức độ khủng hoảng lớn đến thế nào tại công ty này.
Doanh thu của Toshiba giảm liên tục từ năm 2013 tới nay
Tuy nhiên điều tồi tệ hơn cả là Toshiba đã che giấu những khoản lỗ của mình trong báo cáo tài chính năm 2016. Sau những cáo buộc về gian lận trong báo cáo tài chính đã xuất hiện từ đầu năm 2015, chủ tịch công ty là ông Hisao Tanaka đã buộc phải thừa nhận điều này và cúi đầu xin lỗi. Trong năm tài chính tính đến tháng 3 năm 2017, công ty đã phải thừa nhận khoản lỗ do suy giảm lợi thế thương mại là 712,5 tỷ yên (6,9 tỷ USD) đối với các hoạt động điện hạt nhân và khoản lỗ ròng của tập đoàn là 390 tỷ yên (3,8 tỷ USD). Cổ phiếu của công ty rơi xuống mức thấp nhất trong lịch sử, đánh dấu một bước lùi đáng kể của Toshiba.
Chủ tịch Toshiba xin lỗi về việc gian lận báo cáo tài chính của công ty
Trong những sai lầm lớn của mình, Toshiba vẫn thu được thành công từ mảng chip nhớ khi hãng mua lại mảng kinh doanh HDD của Fujitsu, cũng là một ông lớn khác của Nhật Bản. Mặc dù các mảng kinh doanh khác của công ty tương đối bết bát, tuy nhiên mảng thiết bị nhớ của Toshiba vẫn được đánh giá rất cao. Những nhân vật chủ chốt của công ty yêu cầu tách riêng mảng này thành một doanh nghiệp riêng nhằm tránh cho ông lớn của Nhật Bản khỏi bị phá sản. Vào ngày 20 tháng 9 năm 2017, hội đồng quản trị của Toshiba đã thông qua thỏa thuận bán mảng kinh doanh chip nhớ của mình cho một tập đoàn do Bain Capital dẫn đầu với giá 18 tỷ USD, với sự hỗ trợ tài chính của các công ty như Apple, Dell... Công ty độc lập mới được đặt tên là Toshiba Memory Corporation và sau đó được đổi tên thành Kioxia.
Nhà máy sản xuất chip nhớ tại Nhật Bản của Toshiba
Năm 2016, Toshiba bán mảng đồ gia dụng cho Midea với giá 53.7 tỷ yên (520 triệu USD) và bán mảng thiết bị y tế cho Canon với giá 665.5 tỷ yên (6.4 tỷ USD). 2 năm sau, Toshiba tiếp tục bán 80.1% cổ phần của bộ phận kinh doanh máy tính cá nhân cho Sharp. Đến tháng 6 năm 2020, Sharp hoàn tất mua lại 100% mảng này của công ty; Toshiba chính thức chia tay mảng kinh doanh laptop.
Như vậy, những mảng kinh doanh nòng cốt và là niềm tự hào của Toshiba ngày nào đã hoàn toàn thuộc về các công ty khác. Những sai lầm và sự chậm chạp của ban lãnh đạo trong việc sản xuất kinh doanh đã đưa Toshiba từ một trong những công ty đa ngành lớn nhất tại Nhật Bản phải bán đi hầu hết những thành tựu được gây dựng lâu năm của mình. Và có lẽ, ngày mà chúng ta nhìn thấy Toshiba hùng mạnh đã chấm dứt và không bao giờ quay trở lại. Từ một người khổng lồ, giờ đây Toshiba chỉ là một gã tý hon khi so sánh với bản thân những năm trước đây; và ngày trở lại của họ dường như còn rất rất xa
Đất đai của Bill Gates đã gần bằng Hong Kong Sau khi bỏ ra 171 triệu USD mua thêm 14.500 mẫu đất nông nghiệp, nhà sáng lập Microsoft đang trở thành người sở hữu diện tích đất nông nghiệp lớn nhất nước Mỹ. Bill Gates không phải một nông dân, cũng không bao giờ xắn tay tham gia lao động sản xuất nông nghiệp. Dẫu vậy, theo Land Report , người đàn ông...