Việt Nam tham gia Ngân hàng AIIB do Trung Quốc khởi xướng
Việt Nam nằm trong số 50 nền kinh tế đã ký vào điều lệ hoạt động của Ngân hàng Phát triển hạ tầng châu Á ( AIIB)do Trung Quốc khởi xướng tại buổi lễ tổ chức ở Bắc Kinh hôm nay 29.6, theo Business Standard.
Đại diện các nước tham gia buổi lễ ký kết thông qua điều lệ hoạt động của AIIB hôm 29.6 – Ảnh: AFP
Trung Quốc sẽ chiếm 30,34% cổ phần trong AIIB và giữ 26,06% quyền biểu quyết. Theo điều lệ hoạt động của AIIB, mỗi quyết định muốn thông qua đều cần một lượng phiếu thuận “siêu lớn”, lên đến 75%, Business Standard cho biết.
Buổi lễ ký kết thông qua điều lệ hoạt động của AIIB diễn ra tại Bắc Kinh, Trung Quốc vào ngày 29.6 với đại diện của 57 nước.
Trong số này, 7 nước gồm Thái Lan, Nam Phi, Philippines, Đan Mạch, Malaysia, Kuwait và Hà Lan vẫn chưa ký điều lệ do chưa có được sự thống nhất đồng bộ trong nước. Tuy nhiên dự kiến họ sẽ tham gia vào cuối năm nay.
Video đang HOT
Theo AFP, Úc là nước đầu tiên ký vào văn bản điều lệ dài 60 trang của AIIB.
Ngân hàng AIIB có vốn điều lệ 100 tỉ USD, với gần 30 tỉ USD do Trung Quốc góp cổ phần. Đây là dự án nhằm hỗ trợ các nước đầu tư cơ sở hạ tầng, tập trung vào các lĩnh vực giao thông, năng lượng, viễn thông, môi trường, nông nghiệp, đô thị…
Đây là sáng kiến của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Tân Hoa xã dẫn lời ông Tập Cận Bình cho rằng việc ký kết AIIB là một “bước tiến lịch sử”.
“Trung Quốc sẽ cùng nỗ lực với các nước sáng lập khác để xây dựng một ngân hàng đa phương chuyên nghiệp, hiệu quả và minh bạch, từ đó cùng đóng góp vào sự thịnh vượng kinh tế châu Á và thế giới”, Tân Hoa xã
dẫn lời phát biểu của ông Tập Cận Bình.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Ấn Độ sẽ là 'quyền lực thứ hai' trong Ngân hàng AIIB do Trung Quốc lập
Ấn Độ dự kiến sẽ nắm cổ phần và quyền biểu quyết lớn thứ hai trong Ngân hàng Phát triển hạ tầng châu Á (AIIB) do Trung Quốc khởi xướng, The Wall Street Journal dẫn lời một quan chức Ấn Độ cho biết.
Nga cùng Trung Quốc và Ấn Độ dự kiến sẽ là những cổ đông lớn nhất AIIB - Ảnh: Reuters
Cổ phần của Trung Quốc trong AIIB dự kiến là 30%, trong khi Ấn Độ nắm khoảng 8%. Quyền biểu quyết cổ đông của Ấn Độ trong khi đó sẽ là 7,5%, theo The Wall Street Journal ngày 4.6.
Các chi tiết về cổ phần và quyền biểu quyết của 57 thành viên tham gia sáng lập AIIB đã được quyết định tại Singapore thời gian qua. Quyết định này dựa trên cơ sở các tính toán về GDP cũng như sức mua tương đương của các nước.
Theo tiết lộ của quan chức giấu tên với The Wall Street Journal, Trung Quốc sẽ giữ quyền biểu quyết lớn nhất. Như vậy Bắc Kinh có thể phủ quyết trong trường hợp bàn thảo các quyết định lớn đòi hỏi phải có 75% sự đồng thuận để thông qua.
Ngân hàng AIIB có quy mô 100 tỉ USD, sẽ tập trung giúp các nước có vốn hoàn thiện các cơ sở hạ tầng đường bộ, đường sắt, cảng và các công trình xây dựng ở châu Á.
AIIB do Trung Quốc khởi xướng, cũng được cho là đối thủ cạnh tranh với các tổ chức tài chính do Mỹ dẫn đầu như Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Tất cả các nước thành viên về nguyên tắc đã đồng ý các thỏa thuận trong dự thảo và đang chờ chính phủ của họ phê chuẩn trước khi có thể chính thức tham gia vào AIIB.
Bộ Tài chính Ấn Độ dự kiến sẽ sớm nhận sự chấp thuận của nội các liên bang. "Tôi không thấy bất kỳ khó khăn nào trong việc Ấn Độ tham gia vào ngân hàng, khi chúng tôi cần nguồn vốn lớn để xây dựng cơ sở hạ tầng trong nước", quan chức trên nói thêm.
Nếu đúng lịch trình, Ngân hàng AIIB dự kiến sẽ chính thức hoạt động vào cuối năm nay.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Những chi tiết thú vị về ngân hàng do Trung Quốc khởi xướng Ngân hàng Phát triển hạ tầng châu Á (AIIB) đã chốt danh sách ban đầu với 57 thành viên mang tư cách đồng sáng lập. Trang The Diplomat dẫn ra những chi tiết khá thú vị về định chế tài chính này. Chủ tịch Tập Cận Bình (trái) đã thành công bước đầu trong dự án AIIB - Ảnh: Reuters Ngày 31.3 qua,...