Việt Nam tăng nhập khẩu từ Nhật, giảm mạnh với Trung Quốc
Quý I/2020, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường Nhật Bản tăng 15,8% trong khi giảm 18% với thị trường Trung Quốc.
Báo cáo về hoạt động thương mại 3 tháng đầu năm của Bộ Công Thương cho thấy giá trị nhập khẩu của Việt Nam từ khu vực Trung Quốc và Nhật Bản bắt đầu tăng trở lại từ đầu tháng 3.
Theo đó tháng 3, nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc tăng 7% so với cùng kỳ 2019, nhập khẩu từ Nhật Bản tăng 2,3%.
Quý I/2020 giá trị nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc giảm 18%. (Ảnh: Moit)
Tuy nhiên tính chung quý I, trong khi giá trị nhập khẩu từ thị trường Nhật Bản tăng 15,8% thì nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc lại giảm 18%.
Đáng chú ý, đối với thị trường ASEAN, nhập khẩu 3 tháng đầu năm ước giảm 8,3% so với cùng kỳ, trong khi cùng kỳ tăng 6,3%.
Cũng theo báo cáo, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 3 ước tính đạt 19 tỷ USD, tăng 2,3% so với tháng trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 7,7 tỷ USD, tăng 4,1%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 11,3 tỷ USD, tăng 1%.
Xuất khẩu chậm lại kéo theo kim ngạch nhập khẩu hàng hóa trong quý I giảm 1,9%, ước đạt 56,26 tỷ USD.
Trong quý đầu năm, kim ngạch nhập khẩu của khối doanh nghiệp trong nước và khối doanh nghiệp FDI đều giảm so với cùng kỳ năm 2019, với mức giảm lần lượt là 3,4% và 0,8%.
Về cơ cấu hàng hóa nhập khẩu, số liệu của Bộ Công Thương cho thấy chiếm 87,9% tổng kim ngạch hàng hóa nhập khẩu là nhóm hàng cần nhập khẩu (nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất trong nước) với kim ngạch đạt 49,47 tỷ USD, giảm 2,1% so với cùng kỳ 2019.
Video đang HOT
Tuy nhiên, trong tháng 3, kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này có sự tăng trưởng trở lại khi tăng 3,5% so với tháng 2/2020.
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tiếp tục là mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất, đạt 13,19 tỷ USD, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm 2019. Ngoài ra, kim ngạch nhập khẩu điện thoại các loại và linh kiện tăng 14,1% so với quý I/2019, dầu thô tăng mạnh 67,9%…
Trong khi đó, nhiều mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu giảm so với năm trước như máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng giảm 8,6%, vải các loại giảm 17,7%, chất dẻo nguyên liệu giảm 6,2%, sắt thép các loại giảm 16%, nguyên phụ liệu dệt, may, da giày giảm 14,5%, xăng dầu các loại giảm 17,6%….
Kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng cần hạn chế nhập khẩu cũng giảm 8,2% trong quý, đạt 3,72 tỷ USD. Đáng chú ý, trong nhóm này nhập khẩu ô tô nguyên chiếc dưới 9 chỗ đã giảm 43,8% về lượng và 46,6% về trị giá so với cùng kỳ.
Ở chiều ngược lại, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 3 ước tính đạt 20 tỷ USD, giảm 4,1% so với tháng trước.
Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu trong tháng 3 có kim ngạch giảm so với tháng trước. Cụ thể, dầu thô giảm 20,8%, sắt thép giảm 20,3%, hàng dệt may giảm 19,4%, giày dép giảm 19,1%…
Tính chung kim ngạch xuất khẩu 3 tháng đầu năm 2020 ước đạt 59,1 tỷ USD, chỉ tăng 0,5% so với cùng kỳ 2019 (cùng kỳ tăng 5,2%).
Tăng trưởng xuất khẩu trong quý I đạt mức thấp nhất kể từ năm 2003 đến nay. Đây cũng là xu hướng chung của thương mại quốc tế và khu vực bởi trong 2 tháng đầu năm 2020 kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc giảm 17%, Hàn Quốc giảm 1,5%, Thái Lan giảm 0,8%, Nhật Bản giảm 4,1%, Hồng Kông giảm 12%, Đài Loan giảm 6,3%…
Trong đó, khu vực khối doanh nghiệp trong nước ước đạt 18,65 tỷ USD, tăng 8,7%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm 2,9% so với cùng kỳ năm trước.
HOÀ BÌNH
22,6% kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đến từ Trung Quốc
Trung Quốc đang chiếm ưu thế lơn trong hoạt động ngoại thương của Việt Nam, đây là thông tin đáng chú ý vừa được Tổng cục Hải quan chính thức đưa ra liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu của cả nước trong cả năm 2019.
Cơ cấu tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu với Trung Quốc, Hoa Kỳ so với các thị trường khác trong năm 2019. Biểu đồ: T.Bình.
Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh
Theo Tổng cục Hải quan, kết thúc năm 2019, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước đạt 517,26 tỷ USD, tăng 7,6% (tương ứng tăng 36,69 tỷ USD) so với năm 2018. Trong đó trị giá hàng hóa xuất khẩu đạt 264,19 tỷ USD, tăng 8,4% và nhập khẩu đạt 253,07 tỷ USD, tăng 6,8%.
Năm 2019 chứng kiến mức xuất siêu kỷ lục của Việt Nam với con số lên đến 11,12 tỷ USD.
Đáng chú ý, trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam, riêng thị trường Trung Quốc chiếm đến 22,6% (với tổng kim ngạch 116,86 tỷ USD), một tỷ lệ áp đảo so với hơn 200 quốc gia, vùng lãnh thổ Việt Nam có quan hệ giao thương.
Cụ thể, năm 2019, nước ta xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 41,41 tỷ USD, chỉ tăng nhẹ 0,1% so với 1 năm trước, trong khi kim ngạch nhập khẩu lên đến 75,45 tỷ USD, tăng tới 15,2%.
Năm 2019, Trung Quốc chiếm tỷ trọng đến 29,8% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam trong khi con số này ở lĩnh vực xuất khẩu là 15,7%.
Ngoài chiếm vị trí số 1 về tổng kim ngạch, Trung Quốc cũng dẫn đầu về kim ngạch nhập khẩu và thứ hai về kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam (sau thị trường Hoa Kỳ).
Trong năm 2019, trao đổi thương mại hàng hóa của Việt Nam với châu Mỹ đạt 96,35 tỷ USD, tăng 23% so với năm 2018, là châu lục đạt mức tăng trưởng cao nhất.
Trong đó, riêng thị trường Hoa Kỳ chiếm đến 75,72 tỷ USD, tương đương 78,6% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và châu Mỹ.
Riêng ở lĩnh vực xuất khẩu, thị trường Hoa Kỳ đạt kim ngạch 61,35 tỷ USD, chiếm 83% tổng kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang cả châu lục; và chiếm 29,1% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước trong năm ngoái.
Thông tin đáng chú ý liên quan đến các châu lục khác như: Xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam với châu Á tiếp tục chiếm tỷ trọng cao nhất (65,4%) trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước. Trị giá xuất nhập khẩu trong năm 2019 với khu vực này đạt 338,35 tỷ USD, tăng 5,1% so với năm 2018, trong đó trị giá xuất khẩu là 135,45 tỷ USD, tăng 2,9% và trị giá nhập khẩu là 202,9 tỷ USD, tăng 6,6%.
Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các châu lục khác lần lượt là: Châu Âu đạt 65,9 tỷ USD, tăng 2,8%; châu Đại Dương đạt 9,6 ỷ USD, tăng 4% và châu Phi đạt 7,07 tỷ USD, tăng 1,2%.
Doanh nghiệp FDI xuất siêu lớn
Liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, đây vẫn là lực lượng đóng góp quan trọng nhất trong hoạt động ngoại thương của Việt Nam, dù tốc độ tăng trưởng trong năm ngoái có phần chậm hơn so với thông lệ nhiều năm gần đây.
Tháng 12/2019, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của doanh nghiệp FDI đạt 25,91 tỷ USD, giảm 3,7% so với tháng 11/2019 trước đó.
Qua đó, đưa trị giá xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI trong năm 2019 đạt 323,84 tỷ USD, tăng 3,2%, tương ứng tăng 10,14 tỷ USD so với năm 2018.
Xuất khẩu hàng hóa của khối doanh nghiệp FDI trong năm 2019 đạt 179,2 tỷ USD, tăng 4,3% so với năm trước, chiếm 67,83% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.
Ở chiều ngược lại, trị giá nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI đạt 144,64 tỷ USD, tăng 1,9% so với năm 2018, chiếm tỷ trọng 57,1% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước.
Đặc biệt, tính toán của Tổng cục Hải quan cho thấy cán cân thương mại của khối doanh nghiệp FDI trong năm 2019 đạt con số xuất siêu tới 34,56 tỷ USD.
Đây cũng là điều dễ hiểu khi nước ta đang có hàng loạt doanh nghiệp FDI hoạt động trong lĩnh vực chế xuất, sản xuất xuất khẩu quy mô lớn trong hầu hết các lĩnh vực, nhất là lĩnh vực điện tử với kim ngạch xuất khẩu hàng tỷ, thậm chí hàng chục tỷ USD/năm, điển hình là các nhà máy của Tập đoàn Samsung.
Thái Bình
Theo haiquanonline.com.vn
Nhu cầu nhập khẩu thiết bị bảo hộ y tế và khẩu trang từ các châu Âu - châu Mỹ Đơn cử, như: Thị trường Mỹ có nhu cầu 500 triệu chiếc khẩu trang N95, 200 triệu chiếc khẩu trang các loại khác, 1.000 máy trợ thở, 1 tỉ đôi găng tay, 100 triệu bộ áo choàng y tế và 50 triệu bộ áo bảo hộ phòng dịch... Năng lực sản xuất khẩu trang vải của Việt Nam lớn và đã có một...