Việt Nam sửa chữa pháo phản lực BM-21 thế nào?
Nhiều đơn vị trang bị pháo phản lực BM-21 Grad đã có nhiều sáng kiến sửa chữa, bảo dưỡng các tổ hợp vũ khí cực kỳ mạnh mẽ này.
Lữ đoàn 204 (Binh chủng Pháo binh) là một trong những đơn vị được trang bị pháo phản lực BM-21 Grad – một trong những loại vũ khí có sức hủy diệt cực kỳ khủng khiếp của QĐND Việt Nam. Tất nhiên, trong quá trình sử dụng (tới hàng chục năm), việc hỏng hóc là không thể tránh khỏi. Thay vì phải nhờ tới nước ngoài, tập thể cán bộ, công nhân viên đơn vị bảo đảm kỹ thuật của đơn vị đã có nhiều sáng kiến rất hay trong việc sửa chữa BM-21 Grad.
Một trong những sáng kiến đó là thiết bị giá tháo bánh lốp – BM-21 Grad đặt trên khung gầm xe Ural hoặc Zil với những bánh lốp to lớn, nặng nề. Trước đây, mỗi khi tháo săm lốp sửa chữa phải mất tới nhiều tiếng, thậm chí là cần 3-4 người…
…thì nay, việc tháo săm lốp chỉ cần 2 người trong 15 phút nhờ thiết bị giá tháo do cán bộ nhà máy tự sáng chế.
Trên bệ phóng BM-21 Grad, một trong những thiết bị ảnh hưởng tới khả năng tiêu diệt mục tiêu của đạn phản lực là lực rút chốt.
Trước kia, việc sử dụng thiết bị kiểm tra lực rút chốt cũ cần tới 2 người thao tác, mất rất nhiều thời gian…
Video đang HOT
…Nhưng nay, thiết bị mới chỉ cần 1 người lính thợ nhưng đảm bảo độ chính xác cao.
Những sáng kiến nhỏ nhưng lại vô cùng giá trị này góp phần đảm bảo sức chiến đấu cho Lữ đoàn pháo binh 204 trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.
Kiểm tra sửa chữa động cơ xe Ural – khung gầm cơ sở tổ hợp pháo phản lực BM-21 Grad.
Pháo phản lực BM-21 Grad được trang bị 40 nòng pháo 122mm, tất cả 40 quả đạn pháo có thể bắn đi chỉ trong vòng 20 giây, nhưng có thể bắn từng quả một hoặc vài quả một cách nhau vài giây. Một tiểu đoàn pháo phản lực trang bị toàn BM-21 có thể đồng loạt bắn tới 720 quả đạn trong vòng 20 giây vào các mục tiêu trên một khu vực rộng, nên rất hữu hiệu để chống lại đội hình bộ binh và thiết giáp nhẹ, cũng như để phá hủy hệ thống hầm hào bán kiên cố.
Theo Kiến Thức
Không mua được tên lửa Iskander, Việt Nam sẽ chọn MGM-140 Mỹ?
Việt Nam có thể mua tên lửa đạn đạo MGM-140 do Mỹ sản xuất sau khi Nga chính thức cấm xuất khẩu mẫu tên lửa tối tân Iskander.
Gần đây, Tổng Giám đốc Tập đoàn Rostex (Tập đoàn Công nghệ Nga) đã đưa ra tuyên bố gây sốc rằng: Nga chính thức xếp tên lửa đạn đạo Iskander vào danh mục vũ khí cấm xuất khẩu ra nước ngoài. Điều này là trái ngược với những thông tin trên truyền thông Nga về việc sẵn sàng xuất khẩu Iskander hay là phát triển phiên bản xuất khẩu Iskander-E.
Việc Nga chính thức cấm xuất khẩu tên lửa đạn đạo Iskander khiến những quốc gia có nhu cầu về tên lửa chiến thuật mất đi cơ hội sở hữu loại vũ khí tấn công chiến thuật - chiến dịch cực kỳ mạnh mẽ này.
Hiện Việt Nam cũng có trong tay một số tổ hợp tên lửa đạn đạo 9K72E Elbrus (NATO gọi chung là Scud), nhưng chúng đã khá lỗi thời, độ chính xác kém. Sớm hay muộn chúng ta sẽ phải thay thế chúng bằng tổ hợp vũ khí đạn đạo mới. Mà Iskander là ứng viên sáng giá nhất để thay thế Scud, nhưng nay đã không còn có thể.
Thật may mắn là vào thời điểm này, Mỹ đã chính thức gỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam kéo dài suốt nửa thế kỷ qua. Lẽ dĩ nhiên là Mỹ cũng phát triển vũ khí tương tự như Iskander, và may hơn nữa là nó không nằm trong danh mục vũ khí cấm xuất khẩu. Đó là hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật MGM-140ATACMS.
Hệ thống tên lửa chiến thuật lục quân (ATACMS) MGM-140 được thiết kế công ty Ling-Temco-Vought và sản xuất hàng loạt bởi Tập đoàn Lockhee Martin hùng mạnh. Tính tới ngày nay, đã có khoảng 3.700 quả tên lửa MGM-140 được sản xuất từ năm 1986.
Tên lửa đạn đạo MGM-140 được triển khai chiến đấu lần đầu tiên trong chiến dịch bão táp sa mạc năm 1991 với 32 quả được phóng đi. Tới chiến dịch Tự do Iraq 2003, hơn 450 quả đã được sử dụng. Tính tới đầu năm 2015, 560 quả MGM-140 đã được dùng trong chiến đấu.
Khác với Iskander, MGM-140 ATACMS không được thiết kế bệ phóng riêng rẽ, độc lập mà sử dụng chung với bệ phóng hệ thống pháo phản lực hạng nặng M270 MLRS...
...hoặc hệ thống pháo phản lực hạng nhẹ HIMARS. Điều đó có nghĩa là nếu Việt Nam nhập khẩu MGM-140 ATACMS thì đồng nghĩa có lẽ sẽ phải nhập cùng hệ thống pháo phản lực phóng loạt M270 hoặc HIMARS. Tất nhiên là sức mạnh của M270 hay HIMARS không hề thua kém BM-30 Smerch của Nga, chúng có tầm bắn với đạn rocket thông thường từ 32-70km và lên tới 120km với đạn tự dẫn thông minh.
Bệ phóng M270 MLRS thiết kế theo kiểu module cho phép triển khai lắp đặt rất dễ dàng cụm ống phóng MGM-140 lên bệ. Mỗi bệ M270 có thể triển khai tối đa 2 đạn MGM-140 trong khi HIMARS là một đạn.
Tên lửa đạn đạo MGM-140 có trọng lượng tổng thể 1,67 tấn, dài 4m và đường kính thân 610mm, sải cánh 1,4m, có khả năng triển khai nhiều loại đầu đạn với các tầm bắn khác nhau.
Ví dụ phiên bản đầu tiên MGM-140A Block mang đầu đạn chùm chứa 950 quả bom nhỏ chống bộ binh M74 với tầm bắn tối đa chỉ 128km.
Phiên bản mới nhất MGM-168 ATACMS Block IVA (tên cũ là MGM-140E) trang bị đầu nổ phá 230kg chứa bom nhỏ M74, tầm bắn tăng lên 300km, trang bị công nghệ dẫn đường GPS và INS.
Tên lửa đạn đạo MGM-140 trang bị công nghệ dẫn đường quán tính kết hợp GPS - nhìn chung là không tinh vi và phức tạp như Iskander, nhưng vẫn đảm bảo độ chính xác cao.
Hiện nay Mỹ đã xuất khẩu hàng trăm quả tên lửa cùng nhiều bệ phóng cho Quân đội Đài Loan, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, UAE.
Theo_Kiến Thức
[Infographic] M270 MLRS - Uy lực pháo phản lực phóng loạt tiêu chuẩn NATO Các dàn pháo phản lực của Mỹ luôn nổi tiếng về độ chính xác so với các đối thủ cùng loại trên thế giới. M270 MLRS hiện được coi là pháo phóng loạt tiêu chuẩn NATO uy lực nhất hiện nay do Mỹ chế tạo. Nó được sử dụng vào các nhiệm vụ chế áp, cô lập và phá hủy mục tiêu đối...