Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn để phát triển thị trường NFT
Dân số đông, trong đó tỷ lệ dân số trẻ chiếm cao, là yếu tố thuận lợi để phát triển thị trường NFT tại Việt Nam.
Đây là nhận định của ông Mark Hwang, Chủ tịch Hiệp hội NFT Hàn Quốc tại Việt Nam ( KONCA), chia sẻ tại chương trình “Kết nối đầu tư công nghệ Việt Nam – Hàn Quốc”, do Báo Đầu tư phối hợp cùng Hiệp hội Blockchain Việt Nam (VBA), Công ty TNHH Tin tức NBN (NBN) và KONCA tổ chức.
Theo ông Mark Hwang, thị trường NFT ở Hàn Quốc đang phát triển rất nhanh. Vào năm 2021, HYBE – cơ quan quản lý của các siêu sao K-POP trong đó có nhóm nhạc nổi tiếng BTS, tuyên bố sẽ hợp tác với nhà điều hành tiền điện tử lớn nhất Hàn Quốc để xây dựng những sản phẩm NFT. Không chỉ BTS, mà còn rất nhiều nghệ sĩ, ca sĩ, thần tượng khác cũng đang tham gia vào lĩnh vực này.
Yếu tố chính thúc đẩy sự phát triển của NFT là nhu cầu thị trường thay đổi, đặc biệt trong thời kỳ đại dịch Covid-19, khi các sự kiện không thể chỉ dựa vào hình thức tổ chức offline. Và công nghệ của NFT đã xuất hiện vào đúng thời điểm này. Những sản phẩm, món quà lưu niệm (CD, album) có khai thác NFT là bước khởi đầu dẫn tới sự phát triển thị trường NFT tại Hàn Quốc.
“Quy định tại Hàn Quốc cũng chưa thực sự hoàn thiện mà vẫn đang trong quá trình rà soát. Tuy nhiên, dựa trên kinh nghiệm của đất nước chúng tôi, ta cần tách bạch các quy định về tiền điện tử và quy định NFT thành 2 bộ phận riêng”, đại diện Hiệp hội NFT Hàn Quốc cho biết.
Từ thị trường Hàn Quốc nhìn về Việt Nam, ông Mark Hwang đánh giá Việt Nam có tiềm năng rất lớn để phát triển thị trường NFT.
“Phải có người dùng thì thị trường mới có thể phát triển”, ông lý giải. “Tôi cho rằng tiềm năng rõ ràng nhất của Việt Nam là lợi thế về dân số. Việt Nam có số dân gần 100 triệu người, trong đó lực lượng người trẻ từ 20-30 tuổi chiếm đông đảo, đây là những người dùng tiềm năng”.
“Đặc biệt, nhiều người đã có thể nói bằng tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Hàn, tiếng Nhật, hiểu được các nội dung khác nhau. Do đó, tôi tin rằng thị trường NFT tại Việt Nam có tiềm năng lớn, có nhiều cơ hội, không chỉ đối với giới giải trí mà còn cả các lĩnh vực khác nữa”, đại diện KONCA khẳng định.
Ông Mark Hwang, Chủ tịch Hiệp hội NFT Hàn Quốc tại Việt Nam.
Thực tế, Việt Nam bắt đầu nổi lên trên thị trường NFT những năm gần đây sau khi game Axie Infinity, tựa game NFT do CEO người Việt Trung Nguyễn sáng lập, được ưa chuộng trên toàn cầu.
Video đang HOT
Theo báo cáo La bàn Kinh tế số năm 2022 của Statista, với 2,19 triệu người dùng vào năm ngoái, Việt Nam nằm trong top 5 quốc gia có số lượng người dùng NFT lớn nhất thế giới, chỉ sau Thái Lan, Brazil, Mỹ và Trung Quốc. Tỷ lệ thâm nhập NFT vào đời sống cũng đứng thứ năm thế giới, ở mức 2,24%, sau Thái Lan, Canada, Australia và Brazil.
Một khảo sát khác thực hiện bởi công ty nghiên cứu dữ liệu Finder của Australia vào nửa đầu 2022 cũng cho thấy Việt Nam đứng thứ năm trên toàn cầu về tỷ lệ người chơi trò chơi các game NFT, xếp sau Ấn Độ, Hồng Kông, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Philippines.
Công nghệ tuần qua: Binance rót 1 tỷ USD cứu tiền số, tương lai Metaverse 17 tỷ USD ở Việt Nam
Binance cam kết chi 1 tỷ USD 'cứu' thị trường tiền số sau thảm họa FTX; cuộc chiến chip Mỹ - Trung lan dần sang châu Âu; ra mắt liên minh NFT tại Việt Nam...
là những tin tức công nghệ đáng chú ý trong tuần qua.
Binance cam kết chi 1 tỷ USD 'cứu' thị trường tiền số sau thảm họa FTX.
Cuộc chiến chip Mỹ - Trung lan dần sang châu Âu
Chip và nguồn cung bán dẫn vốn là lĩnh vực dang làm gia tăng căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc. Washington đã tuyên bố tình trạng thiếu chất bán dẫn là một vấn đề an ninh quốc gia, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì khả năng cạnh tranh về công nghệ tiên tiến.
Theo ông Xiaomeng Lu, năm nay, Mỹ đã tăng cường các hạn chế của riêng mình và thúc ép các đồng minh ban hành chính sách của họ.
Vào tháng 8, chính phủ Mỹ đã ra lệnh cho hai nhà sản xuất chip hàng đầu là Nvidia và AMD ngừng xuất khẩu một số chip hiệu năng cao sang Trung Quốc.
Hai tháng sau, chính quyền Tổng thống Mỹ Biden công bố các biện pháp kiểm soát xuất khẩu sâu rộng, cấm các công ty Trung Quốc mua chip tiên tiến và thiết bị sản xuất chip mà không có giấy phép.
Các quy tắc cũng hạn chế khả năng cung cấp hỗ trợ cho việc phát triển hoặc sản xuất chip của công dân Mỹ hoặc chủ thẻ xanh của Mỹ tại một số cơ sở sản xuất nhất định ở Trung Quốc.
Đầu tuần này, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg kêu gọi phương Tây "cẩn thận để không tạo ra sự phụ thuộc mới" vào Trung Quốc. (Xem thêm)
Binance cam kết chi 1 tỷ USD 'cứu' thị trường tiền số
Sàn giao dịch tiền điện tử Binance cho biết sẽ dành 1 tỷ USD cho một quỹ phục hồi ngành công nghiệp tiền điện tử sau khi FTX sụp đổ làm tổn hại uy tín thị trường và niềm tin nhà đầu tư.
Động thái của sàn tiền số lớn nhất thế giới được đưa ra vào thời điểm thị trường tiền điện tử đang "lung lay" sau màn sụp đổ của FTX, sàn tiền số lớn thứ 3 thế giới.
Trong thông báo được đăng tải ngày 24/11 trên blog của Binance, sàn giao dịch tiền điện tử đưa ra thông tin chi tiết mới về quỹ phục hồi ngành của mình, nhằm mục đích hỗ trợ những người chơi đang gặp khó khăn sau vụ phá sản thảm khốc của FTX.
Binance cho biết họ sẽ dành 1 tỷ USD cam kết ban đầu cho quỹ phục hồi. Số tiền có thể tăng lên 2 tỷ USD trong tương lai "nếu có nhu cầu".
Quỹ phục hồi này cũng đã nhận được 50 triệu USD cam kết từ các công ty đầu tư tiền điện tử bao gồm Jump Crypto, Polygon Ventures và Animoca Brands.
Giám đốc điều hành Binance Changpeng Zhao chia sẻ: "Chúng tôi làm điều này một cách minh bạch". (Xem thêm)
Ông Trump không muốn quay trở lại với Twitter
Nhiều người bất ngờ khi cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump xác nhận rằng ông sẽ không quay lại mạng xã hội Twitter dù tài khoản của ông vừa được "mở khóa". Bởi họ cho rằng ông Trump có thể sử dụng nền tảng này như một công cụ truyền thông hữu ích để kêu gọi bầu chọn trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2024.
"Tôi nhận thấy không có bất kỳ lý do gì để quay trở lại Twitter. Có rất nhiều vấn đề ở mạng xã hội này và bạn có thể thấy điều gì đang xảy ra", ông Trump trả lời khi được hỏi về dự định quay lại Twitter trong một hội nghị ngày 20/11.
Vị cựu Tổng thống Mỹ cho biết ông sẽ gắn bó với mạng xã hội riêng Truth Social (Sự thật), được phát triển bởi công ty khởi nghiệp Tập đoàn Công nghệ và Truyền thông Trump (Trump Media & Technology Group). Theo ông Trump, Truth Social có mức độ tương tác của người dùng tốt hơn Twitter.
Tuyên bố của ông Trump được đưa ra sau khi tỷ phú Elon Musk, ông chủ mới của Twitter, ngày 19/11 thông báo sẽ khôi phục tài khoản của cựu lãnh đạo Nhà Trắng Donald Trump sau khi tiến hành khảo sát cho thấy 52% trên tổng số 15 triệu người tham gia ủng hộ việc khôi phục tài khoản Twitter của ông.
Ông Trump từng có khoảng 88 triệu người theo dõi trên Twitter. Tuy nhiên, tài khoản của ông bị Twitter "đình chỉ vĩnh viễn" hồi đầu năm 2021 với cáo buộc ông đã viết các dòng trạng thái nhằm kích động cuộc bạo loạn tại Điện Capitol ngày 6/1/2021 khiến 5 người thiệt mạng. (Xem thêm)
Metaverse mang lại cho nền kinh tế Việt Nam 9 - 17 tỷ USD mỗi năm?
Theo một phân tích gần đây của Deloitte, tác động của metaverse đến GDP tại châu Á ước tính rơi vào khoảng 0,8 đến 1,4 nghìn tỷ USD mỗi năm vào năm 2035, tương đương với 1,3 - 2,4% tổng GDP.
"Ước tính này có thể hiện thực hóa trong dài hạn nếu có những khoản đầu tư bền vững vào công nghệ trong vòng 5 - 10 năm tới. Mức độ, tốc độ hiện thực hóa được ước tính sẽ phụ thuộc vào những chiến lược riêng biệt mà các nền kinh tế thực hiện nhằm tối ưu các lợi ích của metaverse", Deloitte nhấn mạnh.
Theo phân tích của Deloitte, lợi ích tiềm năng metaverse mang lại cho nền kinh tế Việt Nam rơi vào khoảng 9 - 17 tỷ USD mỗi năm, tương đương với 1,3 đến 2,4% tổng GDP.
Cũng theo Deloitte, Chính phủ Việt Nam cũng đang tích cực xây dựng hành lang pháp lý cho thời kỳ kỹ thuật số, bao gồm một loạt những đánh giá quy định về luật liên quan đến kỹ thuật số trong vòng 1-2 năm tới. Bên cạnh những quy định liên quan đến kỹ thuật số, môi trường hỗ trợ startup cũng là một yếu tố quan trọng.
Theo đại diện Deloitte Việt Nam, không chỉ các startup, mà đông đảo người dân đang ở tâm thế đón nhận những công nghệ web mới, và việc ứng dụng sẽ hỗ trợ Việt Nam vững bước trên lộ trình đạt được chiến lược Make in Vietnam và các mục tiêu nền kinh tế số. (Xem thêm)
Ra mắt liên minh NFT
Sự kiện "Công bố thành lập Liên minh NFT" vừa chính thức diễn ra tại TP. HCM. Liên minh NFT được thành lập trên tinh thần cùng chung tay đóng góp và phát triển cộng đồng NFT Việt Nam, tạo bước tiến mới cho cộng đồng yêu công nghệ để có thể bắt kịp xu thế toàn cầu, nâng cao năng lực cạnh tranh với các doanh nghiệp cộng đồng quốc tế; qua đó, xây dựng hình ảnh và truyền thông về các hoạt động, đóng góp của ngành NFT cho sự phát triển của xã hội, góp phần đưa tài sản số Việt Nam vươn tầm và bắt kịp xu thế toàn cầu.
Liên minh NFT quy tụ các cá nhân, tổ chức lớn trong ngành công nghệ, blockchain nói chung và NFT nói riêng với mục tiêu trở thành thành tổ chức uy tín số 1 của quốc gia trong lĩnh vực này.
Trong đó, ông Vương Lê Vĩnh Nhân (Eric Vuong - đồng sáng lập kiêm tổng giám đốc Quỹ đầu tư Khởi nghiệp sáng tạo FUNDGO) đảm nhiệm vai trò chủ tịch Liên minh NFT; ông Nguyễn Đình Thắng (chủ tịch Trung tâm tài sản số TSS, chủ tịch hội đồng sáng lập Hồng Cơ Group, phó chủ tịch Hội tin học Việt Nam) giữ chức chủ tịch danh dự Liên minh; TS Lương Hoàng Hưng (phó chủ tịch Liên hiệp khoa học doanh nhân Việt Nam, tổng biên tập báo Sở hữu trí tuệ & sáng tạo) với vai trò cố vấn cấp cao Liên minh.
Ông Trương Gia Bảo (chủ tịch Liên minh chuyển đổi số DTS, phó chủ tịch Hiệp hội Tư vấn tài chính Việt Nam) đảm nhiệm vị trí phó chủ tịch Liên minh và bà Maria Phan (chủ tịch hội đồng quản trị Công ty Cổ phần đầu tư & phát triển OpenLive, Founder nền tảng Open Live NFT Marketplace) giữ chức phó chủ tịch thường trực Liên minh. (Xem thêm)
Nhà mạng "lấn sân" sản xuất camera Make in Vietnam Các nhà mạng cho hay, nếu so với tỷ lệ sử dụng camera trên đầu người thì Việt Nam vẫn ở mức thấp. Vì vậy, thị trường camera tại Việt Nam vẫn tiềm năng cho các nhà mạng. Kiến thức về công nghệ nói chung của người dùng Internet ngày càng tốt hơn, người dùng có xu hướng lựa chọn các sản phẩm...