Việt Nam: Siêu “khủng bố” tin nhắn rác
Theo số liệu của các tổ chức quốc tế, Việt Nam đứng thứ 6 về phát tán tin nhắn rác, là đích tấn công của các tin tặc thế giới đổ vào Việt Nam.
Theo số liệu 8/2013, Việt Nam là nước phát tán tin nhắn rác, với số lượng tin nhắn được phát tán hàng ngày là 140 tỉ tin, trong đó 70% là thư rác, có nghĩa là Việt Nam phát 3,3 tỉ tin nhắc rác 1 ngày tương đương 2 triệu máy tính, thì mỗi máy tính phát tán gần 2000 tin nhắn rác/ngày. Đây là một số liệu rất lớn.
VNCert cũng ghi nhận 14.075 địa chỉ IP thuộc không gian mạng Việt Nam hoạt động trong mạng lưới Zeus Botnet, cập nhật 113.273 địa chỉ IP đang hoạt động trong mạng lưới botnet Sality, Downadup, Trafficconverter. Mạng lưới máy tính ma Sality có 20 địa chỉ thuộc sự quản lí của các CQNN.
Video đang HOT
Ngoài ra, VNCERT ghi nhận sự cố các trang web của Việt Nam tham gia tấn công vào ngân hàng Mỹ. Mạng botnet bRobot, được cho là điều hành bởi nhóm tin tặc Iran (Izz ad-Din al-Qassam Cyber Fighters) đã tấn công các trang web trên toàn thế giới và cài đặt mã độc để biến trang web này thành thây ma của mạng botnet bRobot. Việt Nam đã có 2309 trang web bị tấn công với mã độc được cài trên 6978 trang. Hiện nay qua theo dõi còn tồn tại 793 trang vẫn bị lây nhiễm (IP thuộcVNPT là 401, FPT 150, CMC 26, Viettel 14, ODS 12.
Thách thức đối với các tổ chức trong thời gian tới về an toàn an ninh mạng, VNCERT cho biết đó là mạng lưới gián điệp mạng (APT). Đây là Phương pháp tấn công mạng mà tin tặc không nhằm mục đích phá hoại mà nhằm mục tiêu trộm cắp thông tin và sử dụng các kĩ thuật để tránh sự phát hiện của các thiết bị, phần mềm mạng nhằm duy trì sự tồn tại trong mạng càng lâu càng tốt.
VNCERT khuyến nghị người sử dụng cần: Nâng cao nhận thức; Lên phương án thường xuyên kiểm tra và phát hiện mã độc trong mạng nội bộ, đặc biệt là các máy tính của các cán bộ lãnh đạo, cán bộ soạn thảo văn bản, hoặc các máy có chứa các tài liệu nhạy cảm; Phối hợp với các đơn vị chức năng trong việc theo dõi và cảnh báo sự hoạt động của mạng lưới mã độc gián điệp.
Theo Người Đưa Tin
Apple "xử" tin nhắn rác trên iMessage
Nếu bạn bị tin nhắn rác trên dịch vụ iMessage thì hãy thông báo với Apple để xử lý vấn nạn này.
Việc nhận các tin rác trên iMessage thực sự khó chịu hơn nhiều so với các tin nhắn rác SMS thông thường. Lý do là bởi iMessage có thể được tương tác dễ dàng qua máy tính đồng thời hệ thống xử lý của dịch vụ này có thể báo lại với kẻ phát tán liệu bạn đã nhận được tin nhắn hay thậm chí là đã đọc tin đó hay chưa - điều mà các loại hình thông điệp rác khác chưa có được.
Sự tiện dụng và ích lợi do iMessage đem lại là không thể phủ nhận nhưng song song với nó, sự bùng nổ của mô hình rắc rối mới này đã buộc Apple phải cung cấp một giải pháp tạm thời, cho phép người dùng gửi thông báo các tài khoản phát tán tin rác để tiến hành xử lý.
Tuy nhiên, hiện Apple chưa có giải pháp nhanh gọn nào cho quy trình báo cáo. Người dùng thực tế vẫn sẽ phải thực hiện nhiều bước khác nhau ngoài việc đơn giản là xoá các tin nhắn không mong muốn đi. Như thế, khi bạn nhận được tin nhắn rác, Apple hướng dẫn trước hết nên chụp màn hình.
Trên iPhone hoặc iPad, điều này có thể được thực hiện bằng thao tác nhấn cùng lúc Home và Power trên iPhone hay iPad. Với máy tính Mac, bạn nhấn Command Shift 3 (hình ảnh chụp sẽ có mặt trên Desktop của bạn dưới dạng tập tin PNG). Tiếp đó, bạn tạo email gồm địa chỉ email hay số điện thoại của thủ phạm (có trong tin nhắn rác), hình ảnh bạn vừa chụp, thời gian chính xác nhận được tin rác và gửi tới địa chỉ imessage.spam@icloud.com. "Táo" cũng khuyến khích bạn nên lưu hẳn địa chỉ này vào danh bạ để tiện cho việc thông báo trong trường hợp nhận được quá nhiều tin nhắn rác qua iMessage.
Sau đó, Apple sẽ sắp xếp các thông tin nhận được và lần lượt "thủ tiêu" các tài khoản spam khỏi mạng iMessage của mình. Ngoài ra, theo nhà sản xuất này, trong iOS 7 sắp ra mắt chính thức, người dùng cũng có tính năng cho phép chặn tin nhắn (bao gồm cả iMessage) hoặc cuộc gọi từ những nguồn không mong muốn - một món mới đáng hoan nghênh.
Theo VNE
Hàng trăm nghìn người dùng Skype bị tấn công Itar-tass ngày 10-6 cho hay rất nhiều người dùng đã bị tấn công bằng tin nhắn rác phát tán qua ứng dụng thoại Internet Skype. Nhiều người dùng Skype đã bị tấn công bằng tin nhắn rác - Ảnh: Slate Nguồn tin này dẫn thông báo của Công ty bảo mật ESET cho biết những đường dẫn (link) dạng ngắn trong các tin...