Việt Nam sẽ xem xét cấp phép 4G từ năm 2018
Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son, để các doanh nghiệp viễn thông thu hồi vốn từ mạng 3G và tránh lãng phí quá trình đầu tư thiết bị đầu cuối của người dân, dự kiến, phải đến năm 2018, Bộ TT&TT mới xem xét việc cấp phép mạng 4G.
Dự thảo Quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia đến năm 2020 chỉ rõ, các doanh nghiệp cần mở rộng vùng phủ sóng, nâng cao hiệu quả sử dụng hệ thống mạng 3G, đến năm 2014 sẽ nghiên cứu, thử nghiệm và từ năm 2015 mới xem xét triển khai tùy thuộc vào điều kiện phát triển cụ thể của Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ TT&TT Lê Nam Thắng cho rằng, dựa trên sự phát triển của thế giới, đến năm 2015, chúng ta mới bắt đầu quá trình xem xét có nên đầu tư mạng 4G, tiếp tục phát triển mạng 3G hay nâng cấp lên mạng 3,5G.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son, để tránh việc lãng phí hay chạy theo thiết bị đầu cuối của người dân cũng như các doanh nghiệp có thời gian gần thu hồi vồn, dự kiến đến năm 2018, Bộ TT&TT mới xem xét việc cấp phép mạng 4G cho các doanh nghiệp.
Cũng từ năm 2018, Bộ TT&TT sẽ xem xét việc sắp xếp lại băng tần (hiện dùng cho hệ thống mạng 2G, phát thanh, truyền hình) để sử dụng cho hệ thống mạng 4G.
Đầu tháng 01/2012, Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU – International Telecommunications Union) đã chấp nhận LTE-Advanced và WirelessMAN-Advanced (thường được gọi là WiMAX 2) là hai công nghệ đạt tiêu chuẩn mạng 4G với tốc độ truyền dẫn gấp tới 500 lần so với chuẩn 3G và được ví như kết nối cáp quang cho ĐTDĐ (Tốc độ dữ liệu đường xuống cao nhất là 100Mbit/s trong trường hợp di chuyển nhanh và 1Gbit/s các kết nối trong khi di chuyển chậm).
Video đang HOT
Theo ICTnew
5 điều cần biết về mạng LTE
Bên cạnh điện toán đám mây, việc xây dựng hạ tầng cho mạng không dây thế hệ thứ 4-LTE, viết tắt từ Long-Term Evolution, cũng là đề tài mới nổi lên từ đầu năm nay, đặc biệt khi các nhà mạng di động ở Mỹ và châu Âu ráo riết lập kế hoạch chuyển đổi hạ tầng mạng viễn thông lên 4G trong thời hạn ba năm kể từ bây giờ.
Theo số liệu mới nhất của công ty nghiên cứu thị trường IHS iSuppli, tổng chi phí đầu tư cho hạ tầng mạng 4G trên toàn cầu theo dự kiến sẽ tăng từ mức 1,5 tỉ đô la Mỹ của năm 2010 lên đến 3,8 tỉ đô la trong năm nay và sẽ đạt mức 27,9 tỉ đô la vào năm 2014, tức là tăng 107,5% so với năm 2010.
Từ Bắc Mỹ - nơi chiếm 90 triệu trong tổng số 97 triệu đô la Mỹ tiền đầu tư cho mạng LTE toàn cầu năm 2009 - làn sóng đầu tư nâng cấp mạng di động lên 4G sẽ lan sang các nước châu Âu và trên toàn cầu.
Tốc độ tải về của các mạng 3G, WiMAX và 4G LTE của Verizon.
Tuy nhiên, việc chuyển đổi hạ tầng sang LTE không thể trở thành sự thực chỉ sau một đêm. Theo HIS iSuppli, đây là cả một quá trình chuyển biến công nghệ từ mạng 2,5G, 3,5G và 4G sao cho mạng thế hệ mới hỗ trợ đầy đủ cho tất cả các khách hàng hiện có và các khách hàng hòa mạng khác nhau (roaming). Điều này cũng có nghĩa là các nhà cung cấp chất bán dẫn sẽ tập trung phát triển các giải pháp hạ tầng mạng phù hợp với nhu cầu hiện nay của các nhà mạng nhưng cũng đáp ứng được các điều kiện sáp nhập các công nghệ mạng 3G, 3,5G với công nghệ mạng đời tiếp theo.
Sự thay đổi hạ tầng, theo IHS iSuppli, sẽ mang lại nhiều cơ hội cho các nhà cung cấp dịch vụ mạng, nhà sản xuất thiết bị hạ tầng gốc, nhà cung cấp chất bán dẫn, nhà cung cấp phần mềm chuyên về các giải pháp cho thiết bị đầu cuối. LTE được xem là chuẩn mới của thế giới về dữ liệu di động và có những điểm khác so với người tiền nhiệm 3G.
Tốc độ nhanh hơn
LTE được hiểu đơn giản là mạng di động thế hệ thứ tư (4G), sau 3G do 3GPP (Third Generation Partnership Project - Tổ chức chuẩn hóa các công nghệ mạng di động tế bào) chuẩn hóa. Công nghệ LTE cho phép truyền dữ liệu với tốc độ tải xuống trung bình 100 Mb/giây và tải lên là 50 Mb/giây. Tốc độ này nhanh hơn so với mạng 3G và cho phép sử dụng các dịch vụ về hình ảnh như ti vi, video, nghe nhạc, tải dữ liệu.
Các dịch vụ LTE đầu tiên được nhà cung cấp dịch vụ viễn thông Thụy Điển TeliaSonera cho ra mắt thị trường Stockholm (Thụy Điển) và Oslo (Na Uy) vào tháng 12-2009. Sau đó ở Mỹ, Verizon trở thành nhà cung cấp dịch vụ mạng di động đầu tiên triển khai 4G. Theo kết quả đo thử cuối năm ngoái, tốc độ tải xuống trung bình khi sử dụng mạng LTE - chạy trên tần số 2,6 GHz - của TeliaSonera là 33,4 Mb/giây. Mạng LTE của Verizon sử dụng băng tần hẹp hơn với 700 MHz. Tốc độ tải xuống trung bình của Verizon thấp hơn ở mức từ 5-12 Mb/giây, còn tải lên là 2-5 Mb/giây tùy theo khu vực phủ sóng. Tuy vậy, cả hai mức được công bố ở trên đều cao hơn so với tốc độ thực của mạng 3G thường không quá 4 Mb/giây. Việc một thế hệ mạng tốc độ cao hơn ra đời để đáp ứng được nhu cầu bùng nổ về các dịch vụ truyền tải dữ liệu video chất lượng cao là điều hiển nhiên.
Độ trễ tín hiệu giảm
Với mạng LTE, độ trễ của tín hiệu thấp hơn nhiều so với mạng 2G, 3G. Điều này cực kỳ quan trọng bởi vì hầu hết các ứng dụng có liên quan đến hình ảnh đều dựa trên việc truyền dữ liệu dạng gói giữa mạng di động và thiết bị di động đầu cuối với nhau. Ví dụ khi gọi quốc tế từ điện thoại di động (có thể thông qua Skype hay thẻ gọi quốc tế - dạng Voice IP), nếu thời gian trễ của tín hiệu nhỏ thì ta nghe đầu bên kia nói sớm và ngược lại, hoặc như với Streaming Video thì thời gian hiển thị hình ảnh cũng nhanh hơn. Nhà cung cấp dịch vụ Verizon cho biết với mạng LTE thì độ trễ của tín hiệu còn một nửa so với mạng 3G và khoảng chừng 30 ms.
LTE sẽ trở thành chuẩn toàn cầu
Hiện nay chỉ khoảng 17 dịch vụ thương mại chạy trên LTE nhưng theo Hiệp hội GSM thế giới đã có hơn 173 nhà cung cấp có kế hoạch phát triển các dịch vụ này.
Khi so sánh giữa LTE và GSM, ông Roger Entner - người sáng lập và nghiên cứu các ứng dụng viễn thông của công ty Recon Analytics, Mỹ - cho biết mạng GSM đang được sử dụng hầu hết ở châu Âu và châu Á trong khi châu Mỹ và Hàn Quốc lại đang sử dụng mạng CDMA. LTE sẽ có lợi thế hơn so với GSM là nó có thể dễ dàng tích hợp với 3G, 2G cũng như CDMA mà không thay đổi nhiều hạ tầng viễn thông.
Lưu ý các thông số từ nhà mạng
Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) cuối năm ngoái tuyên bố rằng LTE và WiMAX không đủ tiêu chuẩn của 4G, trừ khi các nhà cung cấp mạng đưa ra được phiên bản mới đạt tốc độ truyền dữ liệu lớn hơn 100 Mb/giây. Nhưng sau đó ITU không giữ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn này nữa và chỉ yêu cầu mức tốc độ tăng đáng kể so với 3G là xem như đạt yêu cầu.
Và rồi từ 3G, các nhà cung cấp đã nhanh chóng phát triển thành 4G và nó đã trở thành một thuật ngữ tiếp thị mới cho các nhà cung cấp dịch vụ - Entner cho biết. Chính vì vậy người sử dụng cần quan tâm và cân nhắc các thông số từ các nhà mạng để chọn lựa và sử dụng dịch vụ phù hợp.
LTE chưa thể phủ khắp
Hiện nay vùng phủ sóng của mạng LTE Verizon chỉ đến với 110 triệu dân và sẽ tăng gấp đôi vào năm tới, trong khi đó mạng 3G đã đến với 290 triệu người. Tuy nhiên, theo ông Dan Mead, Chủ tịch và CEO của Verizon, mọi thứ chỉ mới bắt đầu, 4G LTE của Verizon sẽ nhanh chóng mở rộng, nó sẽ đạt đến vùng phủ sóng như 3G vào năm 2013. Tương tự, AT&T cũng đi theo lộ trình này. Như vậy, cần khoảng hai năm nữa vùng phủ sóng LTE mới có thể đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng ở Mỹ và khi đó sẽ có nhiều thiết bị hỗ trợ cả 2G, 3G, 4G được chào đời.
Theo Xã hội thông tin
Muốn dùng 4G LTE giá rẻ? Hãy chờ sau 5 năm nữa Theo dự báo do hãng tư vấn Tariff Consultancy (TCL) vừa công bố, trong vòng 5 năm nữa, mức giá dữ liệu 4G LTE sẽ giảm mạnh, tới 60% vào năm 2016. Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet) Hiện nay, chuẩn mạng dữ liệu siêu nhanh 4G LTE đang là xu hướng nổi bật để các nhà mạng viễn thông, cùng những công ty...