Việt Nam sẽ tắt mạng 2G vào năm 2022, thương mại 5G trong năm 2020
Bộ TT&TT đã trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phương án dừng công nghệ di động cũ 2G vào năm 2022 giúp nhà mạng tiết kiệm chi phí vận hành và dành tần số và nguồn lực để tham gia vào công nghệ di động mới.
Bộ TT&TT cũng đã trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phương án dừng công nghệ di động cũ 2G vào năm 2022 giúp nhà mạng tiết kiệm chi phí vận hành và dành tần số và nguồn lực để tham gia vào công nghệ di động mới.
Bộ TT&TT cho biết, Bộ đã trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phương án dừng công nghệ di động cũ 2G vào năm 2022. Lý do tắt sóng mạng 2G là do hiện nay trên mạng viễn thông Việt Nam đang tồn tại đồng thời 3 công nghệ di động mặt đất là GSM (2G) triển khai năm 1990, IMT 2000 (3G) triển khai từ năm 2009 và LTE-A (4G) triển khai từ 2016 và dự kiến triển khai thương mại 5G trong năm 2020. Như vậy thì từ 2021, trên mạng viễn thông Việt Nam tồn tại đồng thời 4 công nghệ di động. Việc duy trì cùng lúc 4 công nghệ này bắt buộc các doanh nghiệp phải duy trì vận hành, khai thác 4 mạng di động riêng biệt, gây tốn kém cho doanh nghiệp, tài nguyên tần số bị chia nhỏ và doanh nghiệp không tập trung nguồn lực để tham gia vào công nghệ di động mới. Vì vậy, việc loại bỏ công nghệ 2G cho phép giải phóng băng tần cho các công nghệ di động mới, giúp doanh nghiệp tiết kiệm và giảm chi phí khai thác, dành hạ tầng thụ động để phát triển các trạm phát sóng 5G.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam đã sản xuất được smartphone với giá rẻ có thể thay thế các thiết bị điện thoại 2G hiện nay và không ảnh hưởng nhiều đến người dùng.
Cùng với việc đưa ra lộ tắt sóng 2G, Bộ TT&TT cho biết đã cấp phép thử nghiệm 5G cho các doanh nghiệp viễn thông di động gồm: Viettel, VNPT, MobiFone. Hiện Viettel đã chính thức thử nghiệm công nghệ này tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Trong đó, VNPT, MobiFone đang triển khai đầu tư, lắp đặt hệ thống thiết bị 5G thử nghiệm trên thực địa và thử nghiệm trong năm 2019. Bộ chủ trương xem xét cấp phép chính thức 5G cho các doanh nghiệp vào năm 2020. Như vậy, Việt Nam hiện là một trong các nước đi đầu trong khu vực ASEAN về triển khai thương mại 5G.
Video đang HOT
Ông Đào Xuân Vũ, Tổng Giám đốc Viettel Networks cho biết, Viettel đã chuẩn bị các điều kiện về hạ tầng nhà trạm, hệ thống truyền dẫn, mạng lõi cũng như các kinh nghiệm, bài học và nhân sự về thiết kế, triển khai mạng 5G. “Tại TP. Hồ Chí Minh, Viettel đã hoàn thành phủ sóng mạng 5G liền mạch ở khu vực phường 12, quận 10. Đối với Hà Nội, chúng tôi đã phát sóng thử nghiệm một số trạm 5G đầu tiên vào tháng 5/2019 và sẽ triển khai mạng 5G liền mạch ở một khu vực thuộc quận Ba Đình trong 1-2 tháng tới. Tốc độ download của mạng 5G như Viettel đã công bố đạt 1,7Gb/giây, gấp hơn 50 lần so với 4G hiện nay. Đây là giai đoạn thử nghiệm về mặt kỹ thuật nên mục tiêu của Viettel là đánh giá được năng lực hệ thống, vùng phủ, tham số cũng như rút ra được các bài học về thiết kế, triển khai, vận hành khai thác hạ tầng mạng 5G, từ đó có cơ sở để xây dựng chiến lược, lộ trình phát triển cho 5G tại Việt Nam” ông Đào Xuân Vũ nói.
Theo genk
MobiFone tiếp tục lắp trạm thử nghiệm 5G
Cùng với các nhà mạng khác, MobiFone cũng đã và đang thử nghiệm mạng 5G tại các thành phố lớn, đánh dấu bước tiến lớn của ngành công nghệ thông tin ở Việt Nam.
MobiFone trở thành nhà mạng thứ hai được Bộ Thông tin và Truyền thông ký quyết định cấp phép triển khai thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông 5G. Quyết định được ký hôm 25-4, có thời hạn thử nghiệm trong vòng một năm, từ 23-4-2019 đến 22-4-2020. Theo đó, MobiFone triển khai thử nghiệm 5G tại bốn thành phố lớn gồm Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng và TP.HCM.
MobiFone trở thành nhà mạng thứ hai được Bộ Thông tin và Truyền thông ký quyết định cấp phép triển khai thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông 5G.
Ứng dụng công nghệ 5G là xu thế toàn cầu
Công nghệ 5G đang được xem là xu hướng công nghệ di động tương lai của hệ thống thông tin. Khác xa và vượt bậc so với 1G, 2G, 3G..., mạng 5G sẽ giúp triển khai các dịch vụ tiện ích cho người dân từ y tế, giao thông thông minh, điều khiển máy móc từ xa... Mạng 5G có tốc độ 10-20 Gbps. Độ trễ chỉ ở mức dưới 1 ms (4G là 30-70 ms). Phổ tần cao với sóng mm 28-39 GHz (4G là 700 MHz-3 GHz), 5G sử dụng kênh băng thông rộng lên đến 400 MHz (4G là 20 MHz).
Mạng 5G có tốc độ truyền dữ liệu nhanh hơn 10-100 lần so với 4G. Mặt khác, mạng 5G có khả năng kết nối cao nên xử lý tốt với việc gia tăng số lượng lớn các thiết bị với nhau.
Mạng 5G có tốc độ truyền dữ liệu nhanh hơn 10-100 lần so với 4G.
Như vậy, có thể thấy trong bối cảnh cuộc sống con người càng đòi hỏi ứng dụng nhiều tiện ích thì xu hướng sử dụng mạng 5G ở các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam là tất yếu. Rõ ràng với những lợi thế như vậy của 5G hứa hẹn sẽ mang đến những trải nghiệm tuyệt vời cho người dùng.
Với trạm phát 5G, bình quân chi phí xây dựng trạm gấp ba đến bốn lần so với trạm phát 4G,nhưng mạng 5G với tốc độ kết nối nhanh gấp 40 lần so với mạng 4G hiện hữu, là tốc độ kết nối lý tưởng cho các loại thiết bị, nhất là với số đông. Trên thế giới, nhiều quốc gia cũng đã cấp phép thử nghiệm 5G.
Khai thác các tính năng ưu việt của công nghệ mạng 5G
Nắm bắt xu thế công nghệ của mạng 5G, các nhà mạng ở Việt Nam cũng đã vào cuộc thử nghiệm. Ngày 10-5-2019, kết nối lần đầu tiên trên mạng di động 5G được thực hiện. Tốc độ kết nối mạng di động 5G ở thời điểm đó với thiết bị đầu cuối đạt 1,5-1,7 Gbps - vượt xa tốc độ giới hạn lý thuyết của mạng 4G LTE, tương đương tốc độ của cáp quang thương mại.
Tiếp đó, vào tháng 9-2019, MobiFone đã tiếp tục thử nghiệm lắp đặt trạm 5G tại Hà Nội và đã đạt được những kết quả khả quan, hứa hẹn sẽ rút ngắn thời gian thử nghiệm, sẵn sàng các yếu tố cơ sở vật chất kỹ thuật để chính thức đưa 5G vào sử dụng.
Với giấy phép được cấp, MobiFone cho biết sẽ cung cấp dịch vụ thử nghiệm 5G với các ứng dụng dữ liệu tốc độ siêu cao (eMBB) nhắm tới các nhu cầu trực tuyến đòi hỏi băng thông tối ưu hơn. Trên nền tảng băng tần thế hệ mới này, MobiFone sẽ đẩy mạnh phát triển hệ sinh thái sản phẩm có thể khai thác hiệu quả các tính năng ưu việt của công nghệ mạng 5G.
Theo kỷ nguyên số
Chip 5nm chưa kịp "ra lò", TSMC đã lên luôn kế hoạch ra mắt chip 3nm vào năm 2022 TSMC "đang liên tục lập công", cụ thể là dây chuyền sản xuất 5nm đang được TSMC chuyển đến giai đoạn sản xuất hàng loạt (High Volume Manufacturing) trong Quý II/2020. Còn chip 7nm thì đang nhận được khá nhiều đơn hàng và đặc biệt là mới đây, TSMC đã trở thành công ty giá trị nhất châu Á. Với mục tiêu bám...