Việt Nam sẽ là cường quốc nông nghiệp sinh thái, trung hòa carbon năm 2050
Việt Nam đặt mục tiêu đưa nông nghiệp đi theo quỹ đạo xanh, qua đó khẳng định vị thế cường quốc nông nghiệp sinh thái, trung hòa carbon, nhà cung ứng lương thực thực phẩm trách nhiệm và bền vững.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Thế Duyệt – TTXVN
Ngày 8/1, tại thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh Thái Bình, Tạp chí Cộng sản đã phối hợp tổ chức hội thảo quốc tế mô hình kinh tế nông nghiệp và khu dân cư nông thôn Thái Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 nhằm chuyển đổi nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn theo hướng chất lượng, hiệu quả và bền vững.
Tham gia hội thảo có đại diện lãnh đạo các Bộ, ban, ngành Trung ương; đại diện lãnh đạo các tỉnh, thành phố; các doanh nhân, các nhà khoa học trong và ngoài nước.
Tại hội thảo, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan khẳng định, nông nghiệp luôn có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển đất nước. Trong quá trình đổi mới, nông nghiệp góp phần đáng kể vào những thành tựu trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an ninh lương thực ở Việt Nam.
Trong hội nhập kinh tế ngày càng sâu sắc, Việt Nam đặt mục tiêu đưa nông nghiệp đi theo quỹ đạo xanh, phát thải thấp để đóng góp thực hiện cam kết trung hòa carbon vào năm 2050.
Tầm nhìn đó sẽ giúp nông nghiệp Việt Nam giảm chi phí, sử dụng ít đầu vào và tài nguyên, tạo ra tích hợp đa giá trị, qua đó, khẳng định vị thế cường quốc nông nghiệp sinh thái, trung hòa carbon, nhà cung ứng lương thực thực phẩm “minh bạch – trách nhiệm- bền vững”.
Nông nghiệp, nông thôn, nông dân Việt Nam phải hướng tới mục tiêu: nông nghiệp sinh thái – nông thôn hiện đại – nông dân thông minh.
Để thực hiện những mục tiêu nói trên, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng, trước hết cần thay đổi nhận thức, đổi mới tư duy về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Tư duy phát triển cần chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp; từ tư duy đặt năng suất và sản lượng lên hàng đầu sang đặt giá trị làm trung tâm thông qua tích hợp các hệ giá trị khác nhau vào sản phẩm.
Thay đổi từ tư duy tận dụng, khai thác sang bồi dưỡng và làm giàu tài nguyên phục vụ nhu cầu sản xuất bền vững; từ tự cung tự cấp sang hội nhập, hòa nhập với dòng chảy của chuỗi giá trị và các xu thế phát triển toàn cầu…
Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, để thay đổi, chuyển mình, ngành nông nghiệp không thể đứng một mình, làm một mình mà cần có sự chia sẻ, đồng hành, hỗ trợ, ủng hộ của các bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương, các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trong và ngoài nước.
Video đang HOT
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rất tâm đắc với chủ đề hội thảo. Tỉnh Thái Bình đặt vấn đề này đã truyền cảm hứng cho Bộ, Bộ sẽ tiếp tục còn tham gia với Thái Bình để làm sâu về vấn đề này. Tất cả các vấn đề gợi mở tại hội thảo gắn với Thái Bình là cần thiết; nội dung hội thảo phải được đi vào thực tiễn…
Ông Trần Mạnh Báo, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc ThaiBinh Seed cho biết, 50 năm qua, thực hiện lời dạy của Bác, Tập đoàn ThaiBinh Seed luôn đồng hành cùng nông dân Việt Nam, giữ vai trò tiên phong, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, lập nhiều thành tựu góp phần phát triển ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung, ngành giống cây trồng Việt Nam nói riêng.
Bước vào giai đoạn mới, ThaiBinh Seed tiếp tục phấn đấu xây dựng tỉnh Thái Bình trở thành trung tâm giống lúa của cả nước; Xây dựng và phát triển thành công thương hiệu “Gạo Thái Bình”; phát triển thị trường trong nước, từng bước vươn ra thị trường nước ngoài…
Ông Trần Mạnh Báo cho rằng, để phát huy lợi thế của nông nghiệp Thái Bình, tỉnh nên xây dựng chiến lược phát triển ngành lúa gạo Thái Bình theo 2 hướng chính là: xây dựng Thái Bình thành “trung tâm” sản xuất cung ứng giống cây trồng; trong đó chủ lực là giống lúa cho miền Bắc và cả nước; xây dựng ngành lúa gạo Thái Bình đạt trình độ cao của thế giới để Thái Bình thành trung tâm sản xuất và chế biến gạo chất lượng cao của khu vực Đồng bằng sông Hồng phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu.
TS. Chu Po Jung- chuyên gia nông nghiệp Đài Loan (Trung Quốc) cho rằng, hiện nay sự quan tâm ngày càng tăng của người tiêu dùng đối với các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên hữu cơ trong các lĩnh vực, buộc các nhà sản xuất phải sử dụng các nguyên liệu tự nhiên thay cho các nguyên liệu hóa học, tổng hợp. Các lợi ích về sức khỏe của các sản phẩm hương liệu và tinh dầu tự nhiêm làm gia tăng việc khai thác các nguyên liệu này trong sản xuất dược phẩm và điều trị y tế…
Trong khi đó, người nông dân Thái Bình có kinh nghiệm trong trồng cây nông nghiệp. Điều kiện đất đai, khí hậu, địa lý của Thái Bình thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Nhiều loại cây nông nghiệp của tỉnh có thể mở rộng, dùng để sản xuất tinh dầu mang lại hiệu quả kinh tế cao và có thể sản xuất tinh dầu kết hợp làm du lịch.
Tại hội thảo, các diễn giả còn cho rằng, tỉnh Thái Bình có thể ứng dụng chuyển đổi số trong nông nghiệp, có thể tái tổ chức không gian nông thôn, hay ứng dụng cách làm nông nghiệp hữu cơ của Nhật Bản…
Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Khắc Thận phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Thế Duyệt – TTXVN
Phát biểu tại hội thảo, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Khắc Thận cho biết, tỉnh rất có tiềm năng, lợi thế trong phát triển nông nghiệp, công nghiệp chế biến nông sản và công nghiệp hỗ trợ, phục vụ nông nghiệp, bởi có địa hình bằng phẳng, hệ thống sông ngòi dày đặc, đất đai phì nhiêu, màu mỡ, khí hậu bốn mùa, nguồn lợi thủy, hải sản phong phú.
Người dân Thái Bình cần cù, năng động, có truyền thống và trình độ canh tác cao để tiếp cận và thích ứng với những tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới…
Tuy nhiên, phương thức sản xuất nông nghiệp của tỉnh Thái Bình hiện nay nhìn chung vẫn mang đậm tính truyền thống, chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Chủ yếu vẫn trong tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún; sự liên kết giữa doanh nghiệp và hộ nông dân trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản chưa mạnh; phát triển nông nghiệp hữu cơ, sản xuất theo chuỗi giá trị còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng. Tỉnh cũng chưa tận dụng lợi thế của địa phương để hình thành và phát triển du lịch trải nghiệm trên hệ thống sông Hồng, sông Luộc, sông Hóa, bãi triều ven biển, rừng ngập mặn…
Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình khẳng định, việc tổ chức hội thảo “Mô hình kinh tế nông nghiệp và khu dân cư nông thôn Thái Bình” thời điểm này là rất cần thiết. Các tham luận, phát biểu của các đại biểu, chuyên gia tại hội thảo rất quan trọng, ý nghĩa, đã gợi mở cho Thái Bình nhiều vấn đề, giúp Thái Bình có định hướng phát triển nông nghiệp trong thời gian tới. Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình đã yêu cầu các cơ quan chuyên môn của tỉnh nghiêm túc tổng hợp, tổng kết từ hội thảo, để tới đây tham mưu với tỉnh trong công tác quy hoạch chung của tỉnh./.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Hai vấn đề cần tư duy lại trong tiêu thụ nông thủy sản ở ĐBSCL
Tại tọa đàm "Kết nối cung - cầu nông - thủy sản giữa các tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và TP Hồ Chí Minh" do báo Người Lao động tổ chức sáng 14/9, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan chỉ ra, đại dịch COVID-19 rút ra được hai vấn đề cần tư duy lại trong thời gian tới.
Đoàn Thanh niên TP Cần Thơ chung tay hỗ trợ nông dân tiêu thụ nông sản. Ảnh: Ánh Tuyết/TTXVN
Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, đại dịch COVID-19 cho thấy sự thiếu kết nối như là một thực thể kinh tế của 13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long. Đã là một thực thể kinh tế thì "mạch máu" chảy khắp ở 13 tỉnh, thành, không có biên giới hành chính, trong khi đó chúng ta lại quản lý theo biên giới hành chính.
"Đây là dịp để thử thách tư duy liên kết vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Nếu xem cả vùng là một thực thể thì chúng ta sẽ có ứng xử khác. Nếu xem đó là 13 chủ thể riêng biệt thì sẽ có ứng xử khác; trong đó cũng có trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chưa đảm đương được vai trò trong điều phối vùng Đồng bằng sông Cửu Long để nối "mạch máu" trong bối cảnh đại dịch vừa qua.
Đây là bài học để Bộ cùng chính quyền các địa phương xem lại tư duy vùng", Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho hay.
Vấn đề thứ hai được Bộ trưởng Lê Minh Hoan đưa là vai trò của thương lái. Theo Bộ trưởng, từ trước đến nay, chúng ta chưa bao giờ đưa thương lái vào trong các bản kế hoạch phát triển. Chúng ta chỉ nói tới doanh nghiệp, nông dân mà quên thành phần rất quan trọng trong nền kinh tế là thương lái.
Do đó, ngay từ đầu đã xem nhẹ việc tiêm phòng vaccine cho đối tượng này. Khi họ là một thực thể trong "mạch máu" thì không có cái nào chính, không có cái nào phụ. Tất cả đều đòi hỏi sự vận hành đều đặn.
Nói về vai trò của thương lái, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Long An, bà Đinh Thị Phương Khanh cho biết, khi thương lái rút khỏi thị trường đã tác động rất lớn đến lưu thông hàng hóa.
Bà Đinh Thị Phương Khanh đồng ý quan điểm chống dịch là trên hết nhưng phải song song với duy trì lưu thông, hàng hóa. Khi giao quyền chống dịch xuống phía dưới thì họ sẽ đặt nhiệm vụ chống dịch là chính chứ không phải lưu thông hàng hóa. Đôi khi văn bản của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xuống địa phương, hàng hóa cũng không được lưu thông mà phải là văn bản của Ban Chỉ đạo phòng, chống COVID-19 tỉnh thì hàng hóa mới được thông qua.
Hiện mô hình "3 tại chỗ" đối với các cơ sở giết mổ gặp nhiều vấn đề. Hầu hết các cơ sở giết mổ trong địa bàn tỉnh Long An không đáp ứng được yêu cầu. Chỉ có 3 cơ sở của Vissan, San Hà và Ba Huân có thể đáp ứng nhưng hiện cũng gặp nhiều khó khăn. Do đó cần xem xét, đánh giá lại phương án "3 tại chỗ" cho cơ sở giết mổ vì nguy cơ không bảo đảm an toàn thực phẩm, an toàn con người cũng như vấn đề môi trường, bà Đinh Thị Phương Khanh kiến nghị.
Ông Nguyễn Minh Cảnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre cho biết, khi thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg, tỉnh đã triển khai phương án "1 cung đường 2 điểm đến", "3 tại chỗ" và chỉ khoảng 30% doanh nghiệp hoạt động, từ 40-50% lao động trong doanh nghiệp làm việc. Thời gian đầu thực hiện, chính quyền địa phương còn lúng túng, nhiều thương lái ngưng hoạt động, việc hỗ trợ kết nối tiêu thụ nông sản gặp khó khăn.
Trong việc hỗ trợ vận chuyển, thu hoạch, tiêu thụ nông sản Bến Tre đã tổ chức những đội thu gom, thu mua trong dân, hỗ trợ xét nghiệm nhanh bảo đảm âm tính cho lực lượng này. Thực hiện việc thống kê sản lượng, chất lượng hàng hoá, giá bán nông sản và kết nối tiêu thụ với các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, đặc biệt là Tp. Hồ Chí Minh.
Đoàn viên công an thành phố Cần Thơ hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho người dân. Ảnh: Thu Hiền/TTXVN
Để hỗ trợ kịp thời cho nông dân, doanh nghiệp, hàng tuần, ban lãnh đạo tỉnh họp giao ban trực tuyến với các huyện các xã, các nhóm zalo để kịp thời nắm bắt thông tin người bán, người mua, triển khai bán hàng qua thương mại điện tử. Đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội nông dân... cũng hỗ trợ tích cực nông dân thu hoạch, tiêu thụ nông sản. Tuy nhiên, lượng nông sản của Bến Tre còn chờ thu hoạch khá lớn.
Trong khi nhiều tỉnh, thành khu vực phía Nam đang dư thừa lượng lớn hàng hoá, đặc biệt là nông thuỷ sản thì một số doanh nghiệp phân phối lại đang gặp tình trạng thiếu hụt hàng. Bà Trần Kim Nga, Giám đốc đối ngoại Công ty MM Mega Market Việt Nam cho biết, hệ thống siêu thị MM Mega Market đang thiếu một số mặt hàng nông sản, thuỷ sản tươi lẫn chế biến đông lạnh, thực phẩm khô.
Doanh nghiệp đã ký hợp đồng với các nhà máy chế biến thực phẩm ở Đồng bằng sông Cửu Long nhưng vì doanh nghiệp thực hiện "3 tại chỗ", "4 tại chỗ"... nên năng suất giảm mạnh. Các nhà máy sản xuất hàng đông lạnh đang hoạt động dưới năng suất, chủ yếu trả nợ các đơn hàng xuất khẩu đang tồn đọng.
Dù bộ phận mua hàng của siêu thị thường xuyên làm việc với các nhà cung cấp khác, hối thúc giao hàng nhưng trong bối cảnh khó khăn chung, lượng hàng cung cấp cho hệ thống không được đầy đủ. Đến nay, những khó khăn trong vận chuyển đã được tháo gỡ nhờ sự kết nối tích cực của các bộ với doanh nghiệp.
Nhìn lại những khó khăn trong lưu thông, ông Trần Bảo Ngọc, Vụ trưởng Vụ Vận tải, Bộ Giao thông Vận tải cũng đồng tình với nhận định của Bộ trưởng Lê Minh Hoan về việc Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long muốn phát triển thì phải xem là một thể thống nhất.
Vướng mắc trong lưu thông hàng hoá trên tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, sự ùn tắc do nhiều nguyên nhân; trong đó quan trọng là các tỉnh thành đã đưa ra các quy định về kiểm tra xe lưu thông hàng hoá theo các cách thức khác nhau, gây ách tắc.
Bộ Giao thông vận Tải đã chỉ đạo Tổng cục Đường bộ nắm bắt khó khăn của các địa phương để hướng dẫn tạo đường xanh, tạo thuận lợi và ưu tiên cho hàng hoá thiết yếu; trong đó có nông sản lưu thông nhanh hơn trong điều kiện kiểm soát dịch bệnh. Tuy nhiên, một số địa phương có thể hiểu chưa đầy đủ hướng dẫn này nên đưa ra những quy định quá chặt chẽ.
Ông Trần Bảo Ngọc nhận định, ban đầu do lúng túng nhất định của các địa phương nên việc vận chuyển hàng hoá giữa các địa bàn gặp trục trặc, đến nay đã khắc phục đáng kể. Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại, đâu đó còn những địa phương đưa ra quy định hàng thiết yếu, điều kiện xét nghiệm nhanh hoặc PCR đối với tài xế, phụ xế...
Để Đề án "Trồng 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025" trở thành hiện thực Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhấn mạnh, phải xã hội hóa nguồn lực cả nhân lực, vật lực để Đề án "Trồng 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025" trở thành ý thức tự nguyện của người dân, cộng đồng. Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Bích Hồng/BNEWS/TTXVN Tại hội nghị Triển khai Nghị định số 27/2021/NĐ-CP (Nghị định số 27),...