Việt Nam sẽ được FTSE Russell nâng hạng vào tháng 9/2020?
“Việt Nam đã thỏa mãn 9/9 tiêu chí tại thời điểm được vào danh sách theo dõi. Do đó, chúng tôi tin rằng nếu các tiêu chí này được duy trì trong năm theo dõi hiện tại (tháng 9/2018 đến tháng 9/2019), Việt Nam rất có thể sẽ được nâng cấp lên thị trường mới nổi thứ cấp vào năm 2020″, VDSC nhận định về khả năng FTSE nâng hạng TTCK Việt Nam.
Việt Nam sẽ được FTSE Russell nâng hạng vào tháng 9/2020?
Theo báo cáo nhận định về tình hình nâng hạng thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam vừa được Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) công bố, trong đợt review hàng năm của FTSE Russell diễn ra vào tháng 9 vừa qua, TTCK Việt Nam được đưa vào danh sách theo dõi nâng hạng lên thị trường mới nổi thứ cấp (Secondary Emerging).
VDSC cho biết, theo quy định, một thị trường cần ở trong diện theo dõi ít nhất là một năm trước khi FTSE xem xét thông báo nâng hạng và sau đó là một năm nữa trước khi được chính thức nâng hạng. Vì vậy, trong trường hợp tích cực, Việt Nam sẽ được nâng hạng lên thị trường mới nổi thứ cấp vào tháng 9/2020.
Kuwait, China A shares và Saudi Arabia là các thị trường mới nổi thứ cấp gần đây nhất.
Với Kuwait, sau 10 năm chờ đợi kể từ khi được FTSE thêm vào danh sách theo dõi (tháng 9/2008), Kuwait đã được nâng cấp lên thị trường mới nổi thứ cấp vào tháng 9/2018. Trước đó, tiêu chí trở ngại của thị trường này là “Thanh toán – T 2/T 3″ – đã được đáp ứng từ tháng 5/2017.
Video đang HOT
Trong khi đó, với China A shares, việc tăng khả năng tiếp cận thị trường cho các nhà đầu tư quốc tế là một vấn đề tồn tại lâu dài đối với Trung Quốc. Điều này đề cập đến qua tiêu chí “Cơ quan quản lý TTCK chính thức chủ động giám sát thị trường”. Trung Quốc đã cho thấy các tiến bộ để thỏa tiêu chí này vào đầu năm 2018, ngay trước khi được thông báo nâng hạng từ FTSE.
Còn TTCK Saudi Arabia có ba năm nằm trong danh sách theo dõi, nước này đã hoàn thành hai tiêu chí vướng mắc là “Tỷ lệ giao dịch thất bại thấp” và “Thanh toán – T 2/T 3″. Nhờ đó, FTSE đã thông báo nâng hạng Saudi Arabia lên thị trường mới nổi thứ cấp vào tháng 9 năm 2018.
“Nhìn chung, cả ba thị trường trên đã được thêm vào danh sách theo dõi của FTSE ngay cả khi vẫn chưa thỏa mãn đầy đủ các chỉ tiêu và được FTSE thông báo nâng hạng ngay khi đáp ứng được những tiêu chí vướng mắc. Trong khi đó, Việt Nam vốn đã thỏa mãn 9/9 tiêu chí tại thời điểm được vào danh sách theo dõi. Do đó, chúng tôi tin rằng nếu các tiêu chí này được duy trì trong năm theo dõi hiện tại (tháng 9/2018 đến tháng 9/2019), Việt Nam rất có thể sẽ được nâng cấp lên thị trường mới nổi thứ cấp vào năm 2020″, VDSC cho hay.
Việt Nam đã hoàn thành 9/9 tiêu chí của FTSE về thị trường mới nổi thứ cấp
VDSC ước lượng tỷ trọng của cổ phiếu Việt Nam trong rổ chỉ số FTSE Emerging Markets Index sẽ trên 0,4%, dựa vào quy mô vốn hóa của rổ chỉ số FTSE Vietnam Index (19 tỷ USD) so với vốn hóa rổ FTSE Emerging Index (4.450 tỷ USD). Công ty chứng khoán này ước tính sẽ có khoảng 300 triệu USD dòng vốn thụ động chảy vào thị trường chứng khoán Việt Nam.
Trong khi đó, Công ty Chứng khoán MB (MBS) ước tính giá trị dòng vốn thụ động chảy vào thị trường Việt Nam sẽ đạt trong khoảng từ 184 triệu USD đến 555 triệu USD khi Việt Nam được FTSE nâng hạng. Theo MBS, quan trọng là sau đó các quỹ active sẽ tiếp tục đổ thêm vốn vào Việt Nam nhân cơ hội này và tạo nên một triển vọng rất tích cực sau khi được vào danh sách theo dõi.
Thanh Long
Theo Trí Thức Trẻ
HoSE nói gì về việc Việt Nam được FTSE Russell đưa vào danh sách theo dõi nâng hạng thị trường mới nổi?
Theo HoSE, sự công nhận của tổ chức cung cấp chỉ số uy tín thế giới FTSE Russell sẽ góp phần thay đổi vị thế của thị trường tài chính quốc gia đối với công chúng nhà đầu tư; hứa hẹn sẽ đem tới nhiều tác động tích cực lên khả năng thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài, cũng như cải thiện thanh khoản của thị trường, chất lượng của doanh nghiệp niêm yết và là động lực để tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý.
Vào ngày 26/09/2018, một trong những tổ chức cung cấp chỉ số uy tín toàn cầu, FTSE Russell đã chính thức đưa thị trường Việt Nam vào danh sách xem xét để nâng hạng từ Thị trường Cận biên thành Thị trường Mới nổi.
Theo đó, thị trường chứng khoán Việt Nam đã đáp ứng được các tiêu chí xếp hạng của FTSE Russell đối với thị trường mới nổi thứ cấp (Secondary Emerging Market), bao gồm môi trường pháp lý, hạ tầng và chất lượng thị trường, hệ thống lưu ký và thanh toán bù trừ. Qua quá trình rà soát và đánh giá với các quy tắc nghiêm ngặt, Hội đồng Phân hạng thị trường và Hội đồng tư vấn Chính sách của FTSE Russell đã chính thức chấp thuận đưa thị trường chứng khoán Việt Nam vào danh sách xem xét nâng hạng của FTSE Russell. Để được chính thức nâng hạng, thị trường Việt Nam sẽ cần tiếp tục duy trì và cải thiện tốt hơn các tiêu chí được đề ra và thời gian tối thiểu xem xét là 1 năm.
Nhận định về thông tin trên, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) cho rằng thị trường chứng khoán Việt Nam được đưa vào danh sách xem xét của FTSE Russell là thành quả của quá trình phát triển không ngừng của nền kinh tế và thị trường vốn Việt Nam hướng tới những thông lệ quốc tế tốt nhất. Đây là kết quả của những nỗ lực trong thời gian qua của Bộ Tài chính, Ủy Ban Chứng khoán Nhà nước, hai Sở GDCK và TTLKCK nhằm hoàn thiện hơn thị trường chứng khoán nói riêng và đóng góp nền kinh tế nói chung.
Theo HoSE, sự công nhận của tổ chức cung cấp chỉ số uy tín thế giới FTSE Russell sẽ góp phần thay đổi vị thế của thị trường tài chính quốc gia đối với công chúng nhà đầu tư; hứa hẹn sẽ đem tới nhiều tác động tích cực lên khả năng thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài, cũng như cải thiện thanh khoản của thị trường, chất lượng của doanh nghiệp niêm yết và là động lực để tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý.
Đánh giá về việc được vào danh sách theo dõi nâng hạng của thị trường chứng khoán Việt Nam, CTCK MBS cho rằng còn quá sớm để ước tính một con số chính xác hay một khoảng cụ thể về dòng vốn được thu hút vào thị trường Việt Nam sau khi được nâng hạng, bởi tỷ trọng của của quốc gia và số cổ phiếu được đưa vào danh mục sẽ phụ thuộc lớn vào giá trị vốn hóa thị trường và thanh khoản tại thời điểm Việt Nam được đưa vào rổ chỉ số.
Bên cạnh đó, quy mô dòng vốn chủ động chảy vào thị trường sẽ phụ thuộc lớn vào độ hấp dẫn của Việt Nam và các thị trường mới nổi tại thời điểm vào rổ.
Giả thiết tỷ trọng của Việt Nam trong chỉ số FTSE các thị trường mới nổi phụ thuộc vào giá trị vốn hóa rổ chỉ số FTSE Vietnam Index, MBS ước tính tỷ trọng của Việt Nam trong rổ chỉ số FTSE Emerging markets Index sẽ vào khoảng 0,3%.
MBS ước tính giá trị dòng vốn thụ động chảy vào thị trường Việt Nam đạt trong khoảng từ 184 triệu USD đến 555 triệu USD. Quan trọng là sau đó các quỹ active sẽ tiếp tục đổ thêm vốn vào Việt Nam nhân cơ hội này và tạo nên một triển vọng rất tích cực sau khi được vào danh sách theo dõi.
Những cổ phiếu có khả năng được hưởng lợi lớn nhất sẽ là những cổ phiếu có tỷ trọng lớn trong rổ chỉ số FTSE Việt Nam như VNM, VIC, MSN, HPG...
Minh Anh
Theo Trí thức trẻ
Những cổ phiếu nào có thể vào danh mục khi FTSE nâng hạng thị trường Việt Nam? Khi Việt Nam lọt vào danh mục thị trường mới nổi, nếu với tỷ trọng bình quân 1% thì riêng các quỹ ETF sẽ phân bổ lại tỷ trọng mua vào ở thị trường Việt Nam khoảng 1,6 tỷ USD. Theo giả định này thì khi Việt Nam vào danh mục thị trường mới nổi sơ cấp của FTSE thì các ETFs sẽ...