Việt Nam sẽ có Trung tâm Khoa học công nghệ hạt nhân 350 triệu USD
Ngày 19/11, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Liên bang Nga Đ.A. Medvedev. Hai bên khẳng định quyết tâm triển khai Trung tâm Khoa học công nghệ hạt nhân 350 triệu USD, hợp tác phát triển hạ tầng giao thông đô thị và đường sắt tại Việt Nam.
Hai Thủ tướng đã trao đổi các phương hướng và biện pháp thúc đẩy hơn nữa hợp tác giữa hai nước trên nhiều lĩnh vực nhằm đưa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt – Nga ngày càng đi vào chiều sâu và bền vững. Hai Thủ tướng bày tỏ hài lòng về quan hệ chính trị Việt Nam – Liên bang Nga có độ tin cậy cao, trao đổi đoàn và tiếp xúc được duy trì thường xuyên trên tất cả các cấp, đặc biệt cấp cao.
Hai Thủ tướng nhất trí thúc đẩy các dự án hợp tác quy mô trọng điểm trên các lĩnh vực năng lượng, công nghiệp, giao thông vận tải, nông nghiệp, đồng thời mở rộng hợp tác sang các lĩnh vực thông tin, công nghệ số, chính phủ điện tử.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội đàm với Thủ tướng D.A. Medvedev
Hai bên khẳng định quyết tâm triển khai dự án Trung tâm Khoa học Công nghệ hạt nhân tại Việt Nam trị giá 350 triệu USD.
Theo đó, Trung tâm Khoa học và công nghệ hạt nhân sẽ là cơ sở nghiên cứu khoa học và công nghệ hiện đại với các thiết bị tiên tiến, phục vụ cho các lĩnh vực về điện hạt nhân như tính toán, thiết kế, giải quyết các phát sinh trong thực hiện chương trình điện hạt nhân, cải tiến nhiên liệu, quản lý chất thải phóng xạ, sử dụng phóng xạ để triển khai trong các lĩnh vực vật liệu mới…
Bên cạnh đó cũng nhằm xây dựng tiềm lực cho Việt Nam để có thể tiến hành thiết kế, tiếp thu công nghệ lò phản ứng và các thiết bị của nhà máy điện hạt nhân, tiếp thu công nghệ chế tạo nhiên liệu hạt nhân và xử lý chất thải phóng xạ.
Video đang HOT
Việc xây dựng trung tâm sẽ giúp nâng cao năng lực khoa học công nghệ, tiến tới tự chủ trong vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa nhà máy điện hạt nhân, đảm bảo cho các nhà máy vận hành an toàn, đạt hiệu quả kinh tế.
Hai bên cùng nhất trí tầm quan trọng của hợp tác an ninh, quốc phòng và vui mừng nhận thấy hợp tác khoa học – công nghệ, văn hóa, du lịch, giáo dục – đào tạo, lao động, hợp tác giữa các địa phương hai nước đã phát triển tích cực thời gian qua; nhất trí tiếp tục mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực này.
Theo Báo Mới
Bên trong khu thảm họa hạt nhân Nhật Bản, nơi robot không sống nổi
Những hình ảnh và video hé lộ cảnh tượng bên trong trái tim của nhà máy điện hạt nhân Fukushima, nơi mức phóng xạ cao đến mức robot cũng không hoạt động được.
Theo Daily Mail, cảnh tượng được robot gắn camera cây gậy dài 15 mét, đưa vào trong lò phản ứng số 2 của nhà máy điện hạt nhân Fukushima.
Đây là nhà máy điện hạt nhân chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của thảm họa động đất vào sóng thần năm 2011.
Hình ảnh và video cho thấy năng lượng hạt nhân làm tan chảy các cột trụ, bức tường và trần nhà. Nước làm mát và các mảnh vỡ tạo thành một lớp dày tới 70cm trên mặt sàn.
Năng lượng hạt nhân rò rỉ làm tan chảy khu vực bên trong nhà máy Fukushima.
Quá trình phân tích lò phản ứng số 2 cho thấy có một số lỗ hổng gây rò rỉ phóng xạ. 7 năm sau thảm họa tại nhà máy Fukushima nhưng lượng phóng xạ vẫn còn rất lớn.
Con người không thể tiếp cận khu vực mà phải nhờ đến robot tự hành. Thậm chí tại một số khu vực bên trong nhà máy, robot không thể hoạt động hoặc bị hỏng hóc vì nồng độ phóng xạ vượt quá mức an toàn.
Tại một lò phản ứng, lượng Sievert (đơn vị đo liều bức xạ) lên tới 530/giờ, đủ để khiến một người trưởng thành tử vong ngay khi bị phơi nhiễm.
Nồng độ phóng xạ ở nhiều khu vực vẫn còn ở mức đặc biệt nguy hiểm.
Giáo sư Patrick Regan, chuyên gia về phóng xạ tại Đại học Surrey, Anh, nói chỉ 10 sievert thôi cũng đã có thể gây ra chết người. "Sievert là đơn vị đo mức độ hấp thụ phóng xạ của tế bào sống".
Nếu bị phơi nhiễm ở mức 10 sievert, hệ thần kinh của bạn sẽ ngừng hoạt động và bạn ngã xuống ngay lập tức, ông Regan nói.
Ở mức 1 sievert, bạn sẽ phải đối mặt với các triệu chứng nhiễm xạ không thể che giấu. 1 sievert sẽ làm tăng nguy cơ ung thư ở các tế bào sống lên 5%.
Khi trận động đất kinh hoàng xảy ra, chỉ 3 trong số 6 lò phản ứng ở Fukushima hoạt động và tất cả đều được dừng hoạt động ngay lập tức.
7 năm trôi qua kể từ trận động đất, sóng thần lịch sử nhưng con người vẫn phải dựa vào robot để khám phá tình trạng của nhà máy.
13 thiết bị khẩn cấp được kíchthoạt để duy trì trạng thái làm mát ở các lò phản ứng. Nhưng khi sóng thần ập đến, nước khiến các thiết bị khẩn cấp này ngừng hoạt động.
Đó là lúc lò phản ứng hạt nhân bị quá nhiệt và gây ra tình trạng nóng chảy, rò rỉ phóng xạ ra ngoài.
Đó là thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất của nhân loại kể từ vụ Chernobyl năm 1986.
Theo Danviet
Nhật Bản thừa nhận ca tử vong đầu tiên do nhiễm phóng xạ Fukushima Giới chức Nhật Bản ngày 5/9 đã lần đầu tiên thừa nhận rằng, một công nhân của nhà máy điện hạt nhân Fukushima đã thiệt mạng vì ung thư do bị nhiễm xạ tại nhà máy này sau thảm họa động đất, sóng thần năm 2011. Nhật Bản ghi nhận ít nhất 4 công nhân của nhà máy Fukushima mắc ung thư nghi...