Việt Nam sắp có tiêm kích hiện đại thay thế Su-27?
Tiêm kích Su-27SK và Su-27UBK từng là những chiến đấu cơ mạnh nhất của Không quân nhân dân Việt Nam.
Theo Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm – SIPRI, trong năm 1995, Việt Nam đã nhận từ Nga 6 tiêm kích Su-27 đầu tiên, hợp đồng có trị giá 200 triệu USD (bao gồm 5 chiếc Su-27SK và 1 chiếc Su-27UBK phục vụ công tác đào tạo phi công).
Tiếp theo, sang tới năm 1997 – 1998, Việt Nam nhận nốt 6 chiếc Su-27 nữa, đợt giao hàng lần này chỉ bao gồm 2 máy bay Su-27SK nhưng lại có tới 4 chiếc Su-27UBK.
Công ty chế tạo máy bay Sukhoi thông báo trên website của mình, thời hạn khai thác của dòng Su-27 Flanker là 20 năm, tương đương 2.000 giờ bay, tức là trung bình mỗi năm máy bay có 100 giờ hoạt động trên không.
Căn cứ theo số liệu của nhà sản xuất, việc chiếc Su-27UBK số hiệu 8526 vào dây chuyền đại tu, sửa chữa lớn của Nhà máy A32 trong năm 2015 là hoàn toàn hợp lý.
Sang tới năm 2016, chiếc tiêm kích trên đã hoàn thành việc tăng hạn sử dụng và quay trở lại trực chiến trong đội hình của Trung đoàn không quân 925.
Video đang HOT
Tiêm kích Su-27UBK số hiệu 8526 sau khi được Nhà máy A32 sửa chữa lớn, kéo dài thời hạn sử dụng
Sau đó đến tháng 10/2016, trong phóng sự “Nơi chữa bệnh cho máy bay tiêm kích” đăng trên chuyên mục “Nhịp sống quân ngũ” của báo Tuổi trẻ, thông tin cho biết: “Sau khi ra xưởng, máy bay Su-27 số hiệu 8526 có thêm 8 – 9 năm sử dụng nữa”.
Ước tính số giờ bay tiếp theo của chiếc Su-27UBK số hiệu 8526 là khoảng 800 – 1.000 giờ.
Hết thời hạn kể trên, việc tiếp tục đại tu kéo dài thời hạn hoạt động là khó có khả năng xảy ra, mà rất có thể máy bay vẫn được sửa chữa lớn nhưng sẽ rút khỏi biên chế chiến đấu và đưa vào diện dự bị như những chiếc MiG-21 hiện nay.
Được biết sau máy bay Su-27UBK 8526 (phiên bản 2 chỗ ngồi), Nhà máy A32 đang tiếp tục đại tu thêm 2 chiếc Su-27SK (phiên bản 1 chỗ ngồi) nữa.
Như vậy tính từ thời điểm năm 2016, có thể thấy rằng sớm nhất trong khoảng 8 năm nữa sẽ có tiêm kích Su-27 phải nhận sổ hưu.
Việc lên kế hoạch tìm ứng viên thay thế là tất yếu, không thể chậm trễ để đến thời gian trên không xảy ra khoảng trống trong lực lượng bảo vệ không phận.
Ứng viên hàng đầu cho vị trí kế thừa vai trò tiêm kích hạng nặng chiếm ưu thế trên không như Su-27 Flanker-B theo đánh giá khó có ai khác ngoài Su-30SM và Su-35S – những loại chiến đấu cơ thế hệ 4,5 hàng đầu hiện nay của Nga.
Trong trường hợp mọi thứ diễn ra thuận lợi, ngày về Dải đất hình chữ S của chúng sẽ chẳng còn quá xa.
(Theo Đất Việt)
Trận chiến không đối hải kinh điển của lực lượng Không quân vận tải VN
Vào giai đoạn đầu năm 1966, bên cạnh nhiệm vụ vận chuyển trang thiết bị quân sự và bộ đội bằng đường không trên các chiến trường, Trung đoàn Không quân 919 còn được giao thêm một nhiệm vụ rất quan trọng, đó là nhanh chóng chuẩn bị lực lượng và phương án để triển khai các đòn tập kích đường không vào các mục tiêu trên biển và trên đất liền, góp phần cùng các lực lượng Không quân khác tiêu hao sinh lực địch.
Thời điểm đó, Trung đoàn 919 được trang bị các loại máy bay quân sự như: IL-14, Li-2, An-2.
Để thực hiện nhiệm vụ chiến đấu được giao, các cơ quan Quân chủng và Trung đoàn tích cực nghiên cứu cải tiến để có thể lắp vũ khí lên các máy bay vận tải quân sự. Với kết quả là 14 chiếc IL-14 và 2 chiếc Li-2 có thể lắp được giá treo, lắp đạn cối 120mm, 12 chiếc An-2 được cải tiến, lắp ráp thêm dàn phóng rốc-két. Đến đầu năm 1966, đã có 61 tổ bay đủ điều kiện tham gia chiến đấu. Giữa tháng 2-1966, các máy bay được cải tiến lắp vũ khí đã bay thử thành công tại trường bắn Kép và Hòa Lạc. Các tổ bay của Trung đoàn Không quân 919 đã sẵn sàng nhận nhiệm vụ chiến đấu.
Tổ An-2 của đồng chí Phan Như Cẩn. Ảnh tư liệu.
Đến đầu tháng 3 năm 1966, Bộ Tư lệnh Quân chủng chính thức được giao nhiệm vụ tập kích ban đêm vào các tàu chiến Mỹ hoạt động cách bờ biển Khu 4 từ 50km trở vào cho Trung đoàn Không quân 919. Các tổ bay và cơ quan của Trung đoàn đã bắt tay vào công tác chuẩn bị với tinh thần kiên quyết tấn công, tiêu diệt tàu chiến Mỹ để tạo thuận lợi cho tuyến chi viện trên biển của Hải quân.
Đêm 7-3-1966, sau khi nhận được tin tình báo có tàu Mỹ vào hoạt động ngoài khơi bờ biển Sầm Sơn, Thanh Hóa, Sở chỉ huy Quân chủng quyết định cho 2 chiếc An-2 cất cánh theo phương án tác chiến đã chuẩn bị. Lúc 23 giờ 18 phút, tổ bay cất cánh và từ Sân bay Gia Lâm. Phi công Phan Như Cẩn lái chính, dẫn đường trên không là Phạm Thanh Tâm và các nhân viên tổ bay Trần Sĩ Tiêu, Loan Thế Linh làm nhiệm vụ chỉ thị mục tiêu. Một chiếc nữa do phi công Đào Hữu Ngoan điều khiển (tổ bay còn có các phi công Trần Thoan, Lê Đình Oa, Vũ Công Tuân) làm nhiệm vụ thả pháo sáng, chỉ thị mục tiêu.
Cất cánh từ sân bay Gia Lâm, 2 máy bay tuyệt đối giữ bí mật, cố gắng giữ yên lặng, bay trong điều kiện thời tiết phức tạp ở độ cao thấp, vòng chờ ở Ninh Bình, sau đó tiến vào khu vực tác chiến. Lúc 23 giờ 47 phút, đội hình 2 chiếc An-2 bay ra biển, hạ xuống độ cao 300m. Theo chỉ dẫn của Sở Chỉ huy, Biên đội trưởng Phan Như Cẩn báo cáo phát hiện mục tiêu và xin vào công kích. Khi đó có ánh trăng, lái chính Phan Như Cẩn lệnh cho Đào Hữu Ngoan không thả pháo sáng mà bay chờ vòng ngoài, hỗ trợ khi cần thiết. Trên màn hình hiện sóng, ba tín hiệu tàu địch mỗi lúc một gần, Phan Như Cẩn quyết đánh chiếc cuối cùng. Anh đưa về chế độ công tắc bắn đồng loạt, chỉnh mục tiêu vào đúng vòng ngắm. Khi cự ly còn 300m, anh siết cò phóng liền 32 quả rốc-két, chiếc tàu Mỹ bốc cháy sáng cả một góc trời, các tàu khác hoảng hốt tháo chạy. Đến độ cao 50m, anh kéo máy bay lên cao, lệnh cho biên đội thoát ly khỏi vị trí chiến đấu. Trong khi đó, chiếc tàu chiến Mỹ vẫn bốc cháy dữ dội phía dưới.
Đây là trận chiến không đối hải đầu tiên và đã thành công vang dội của Không quân nhân dân Việt Nam. Trên đường trở về, mặc dù bị thương nhưng phi công Phan Như Cẩn vẫn điều khiển máy bay hạ cánh an toàn xuống bãi biển xã Quảng Vinh, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa trong đêm, các thành viên tổ bay đều an toàn. Chiếc An-2 thứ 2 của Đào Hữu Ngoan hạ cánh an toàn xuống Sân bay Gia Lâm lúc 2 giờ 38 phút, ngày 8-3-1966.
Sau khi rút kinh nghiệm thành công trận đánh ngày 7-3, lúc 0 giờ, ngày 14-4, Sở Chỉ huy Trung đoàn tiếp tục lệnh cho 2 tổ bay An-2 tiếp tục cất cánh từ Sân bay Gia Lâm làm nhiệm vụ tấn công mục tiêu trên biển. 2 chiếc An-2 bay thấp dưới mây tiến vào khu vực mục tiêu. Chiếc An-2 thứ nhất do phi công Nguyễn Tấu lái chính bay thấp dưới mây tiến vào khu vực mục tiêu và thực hiện nhiệm vụ thả pháo sáng chỉ thị mục tiêu, chiếc An-2 thứ hai do phi công Nguyễn Ngọc Huân điều khiển vòng vào công kích chiếc tàu biệt kích của Mỹ ở vùng biển gần khu vực Hòn Mê, Thanh Hóa. Sau khi tiếp cận mục tiêu, chiếc An- 2 phóng 11 quả rốc-két, trúng mục tiêu, chiếc tàu chiến Mỹ bốc cháy ở Đông Nam đảo Hòn Mê 9km. Lúc 3 giờ 23 phút, sáng 14-4-1966, cả hai chiếc An-2 về hạ cánh an toàn tại Sân bay Gia Lâm.
Với hai trận thắng liên tiếp trên biển, địch đã thay đổi chiến thuật, nếu trận ban đầu ta đánh tàu biệt kích Mỹ vào đêm sáng trăng. Phía Mỹ sau đó đã thay đổi chiến thuật đêm sáng trăng chúng không vào mà vào đêm tối đen. An-2 của chúng ta cũng thay đổi chiến thuật rất linh hoạt, dùng một chiếc mở cửa buồng hàng ra để thả pháo sáng, soi rõ mục tiêu. Và cơ trưởng Phan Như Cẩn cũng rất dũng cảm, sáng tạo trong cách đánh, để chắc thắng ông đã quyết định bắn rốc-két từ độ cao 300m, thay vì 600m như trong lý thuyết của các thầy giáo Liên Xô truyền cho. Có những lúc súng phòng không từ tàu địch bắn lên rất dữ dội, nhưng các phi công đã dũng cảm bổ nhào bắn trúng tàu địch, làm nên những kỳ tích trên biển.
(Theo Báo Phòng Không - Không Quân)
Vì sao Việt Nam không phục hồi F-5E như trực thăng UH-1? Trong khi trực thăng UH-1 đã trở lại bầu trời sau nhiều năm ngừng bay thì tiêm kích F-5E của Việt Nam lại không được may mắn như vậy. Hôm 3/5, sau khi nhà máy A42 trực thuộc Cục Kỹ thuật, Quân chủng Phòng không - Không quân thông báo bàn giao một chiếc tiêm kích F-5E trong kho lưu trữ cho bảo...