Việt Nam sáng chế thành công máy bay không người lái
Việt Nam vừa thử nghiệm thành công đề tài “Nghiên cứu chế tạo tổ hợp máy bay không người lái phục vụ nghiên cứu khoa học”.
Máy bay không người lái
Sáng nay 3/5/2013, tại bãi thử nghiệm Viện Công nghệ không gian thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Liên hiệp Khoa học sản xuất công nghệ cao Viễn thông-Tin học (HTI) – km27 Đại Lộ Thăng Long Hà Nội, nhóm thực hiện Đề tài “Nghiên cứu chế tạo tổ hợp máy bay không người lái phục vụ nghiên cứu khoa học” đã tiến hành thành công bay thử nghiệm 2 mẫu máy bay không người lái trong số 5 mẫu máy bay chuyên dụng khác đã hoàn thiện tại Viện Công nghệ Không gian.
Cả 5 loại máy bay trên đều được thiết kế chế độ điều khiển bay tự động theo chương trình lập sẵn trên nền bản đồ số. Máy bay được trang bị camera máy ảnh tác nghiệp trong cả ban ngày và ban đêm cùng các trang bị nghiên cứu khoa học chuyên dụng khác.
Đối với loại AV.UAV.S3, AV.UAV.S4 có thể mở rộng tầm bay xa hơn khi sử dụng liên lạc vệ tinh dẫn đường hoặc các trạm chuyển tiếp mặt đất.
Video đang HOT
Các máy bay này có thể cất cánh từ đường băng, từ nóc ôtô, trên bệ phóng di chuyển hoặc phi bằng tay.
Chủ nhiệm đề tài, tiến sỹ Phạm Ngọc Lãng cho biết: Đề tài đã được đặt nền móng từ năm 2008 bởi nguyên Thứ trưởng Bộ Công An, Nguyễn Văn Hưởng và được sự ủng hộ của Nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông giáo sư-tiến sỹ khoa học Đỗ Trung Tá trên cương vị là Chủ tịch Hội đồng chính sách khoa học công nghệ quốc gia. Đồng thời được Chủ tịch Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Giáo sư Châu Văn Minh sát sao chỉ đạo nhóm đề tài suốt quá trình thực hiện.
“Với tinh thần nghiên cứu, lao động khoa học nghiêm túc không ngừng nghỉ suốt 4 năm của các nhà khoa học, các kỹ sư và công nhân kỹ thuật trong nhóm đề tài và triển khai đề tài, ngày hôm nay kết quả bay thử nghiệm và kết quả đo kiểm tra kỹ thuật diễn ra từ ngày 27/4/2013 theo giấy phép do Bộ quốc phòng cấp, đến nay, các tính năng thiết kế đều đạt tiêu chuẩn.
Sự kiện bay thử nghiệm thành công khẳng định các nhà khoa học, các kỹ sư thuộc Viện Công nghệ không gian – HTI thuộc Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã chính thức ghi danh mình là những người Việt Nam đầu tiên tự nghiên cứu chế tạo thành công máy bay không người lái mang thương hiệu Việt Nam.hoàn toàn bằng sự sáng tạo của người Việt Nam,” T.S T.S Phạm Ngọc Lãng nhấn mạnh.
Trong thời gian tới, nhóm đề tài tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện các loại máy bay mới có trần bay cao hơn, tốc độ bay lớn hơn và mở rộng tầm bay trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam, chủ nhiệm đề tài, tiến sỹ Phạm Ngọc Lãng nói thêm.
Ông cũng cho biết, ngay sau khi chương trình bay thử nghiệm, Viện Công nghệ không gian sẽ hoàn thiện kỹ thuật và đưa vào sản xuất hàng loạt phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học và đáp ứng nhu cầu chuyên dụng trong nước.
- AV.UAV.MS1: Chiều dài 1,0m; sải cánh 1,2m; khối lượng tối đa 4kg; tải có ích 1kg; bán kính hoạt động 2km; trần bay 200m; tốc độ lớn nhất 70 km/h; thời gian hoạt động trên không 1,0h; được trang bị camera chuyên dụng, cự ly truyền 2km.
- AV.UAV.S1: Chiều dài 1,80m; sải cánh 2,70m; khối lượng tối đa 12,0kg; khối lượng tải có ích 1,5kg; bán kính hoạt động 15km; trần bay 3000m; động cơ 45 cm3; tốc độ lớn nhất 120km/h; thời gian hoạt động trên không 2h; đường cất hạ cánh 50m; có thể cất cánh bằng bệ phóng, hạ cánh bằng dù; truyền ảnh online từ camera khoảng cách 15km.
- AV.UAV.S2: Chiều dài 2,60m; sải cánh 3,20m; khối lượng tối đa 45kg; tải có ích 15kg; động cơ 80cm3; tốc độ lớn nhất 150km/h; trần bay 3000m; đường cất, hạ cánh 200m; có thể cất cánh bằng bệ phóng, hạ cánh bằng dù; thời gian hoạt động trên không 3h.
- AV.UAV.S3: Chiều dài 3m; sải cánh 3,4m; khối lượng tối đa 115kg; khối lượng tải có ích 35kg; bán kính hoạt động 70km; trần bay 3000m; động cơ 350 cm3; tốc độ nhanh nhất 180km/h; thời gian hoạt động trên không tối đa 5h.
- AV.UAV.S4: Chiều dài 4,20m; sải cánh 5,0m; khối lượng tối đa 170kg; khối lượng tải có ích 50kg; bán kính hoạt động 100km; trần bay 3000m; động cơ 400 cm3; tốc độ lớn nhất 180km/h; thời gian hoạt động trên không 6h; bay cả ban ngày và ban đêm.
Theo xahoi
Tàu Nga nghiên cứu khoa học biển ở Trường Sa
Sau khi cập cảng Nha Trang ngày 29.4, ngày 2.5 tàu nghiên cứu biển "Viện sĩ Oparin" (ảnh) sẽ đưa các nhà khoa học của Liên bang Nga và VN thực hiện chuyến khảo sát, nghiên cứu ở vùng biển nước ta kéo dài đến ngày 8.6.
Đây là lần thứ tư các nhà khoa học hai nước khảo sát chung về biển VN trên tàu "Viện sĩ Oparin", sau các chuyến được thực hiện năm 2005, 2007 và 2010.
PGS-TS Bùi Minh Lý, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ Nha Trang (Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ VN), chủ trì nhiệm vụ hợp tác phía VN, cho biết tham gia chuyến nghiên cứu biển lần này có 22 nhà khoa học của Viện Hàn lâm khoa học Nga và 12 nhà khoa học của Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ VN; bên cạnh đó còn có thủy thủ đoàn 32 người. Mục đích chính của chuyến khảo sát là điều tra toàn diện về đa dạng sinh học và sinh hóa trên toàn vùng biển VN, bao gồm nghiên cứu các cộng đồng rạn san hô, thu thập và xác định các loại rong biển, sinh vật và vi sinh vật biển để tìm kiếm nguồn các chất chuyển hóa có hoạt tính sinh học mới. Việc nghiên cứu ở vùng biển Trường Sa được đặc biệt chú trọng. Kết quả nghiên cứu về các nhóm sinh vật, rạn san hô tại đây sẽ làm cơ sở đề xuất các biện pháp khai thác bền vững tài nguyên sinh vật, xây dựng các khu bảo tồn, du lịch; đồng thời góp phần khẳng định chủ quyền biển, đảo của nước ta.
* Sau khi thị sát một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa, PGS-TS Nguyễn Tấn Phong, Phó trưởng khoa Môi trường - Trường đại học Bách khoa TP.HCM, cho biết ông cùng các cộng sự sẽ chuyển giao công nghệ xử lý nguồn nước lợ từ các giếng trên các hòn đảo ở Trường Sa thành nước sinh hoạt và nước uống. Thiết bị xử lý gồm một máy bơm nước từ các giếng nước lợ, một hệ thống năng lượng mặt trời để cung cấp điện cho máy bơm và một bộ lọc nước bằng màng thẩm thấu ngược RO. Công suất của bộ lọc nước này là 500 lít/giờ. Mỗi ngày, bộ lọc nước sẽ cung cấp 5 m3 nước uống cho các đảo. Hy vọng, mô hình này sẽ góp phần chấm dứt cơn khát trên các đảo ở Trường Sa vào những tháng khô hạn.
Theo TNO
L'Oreal tiếp tục trao tặng học bổng "Vì sự phát triển phụ nữ trong khoa học" L'Oreal Việt Nam vừa công bố sẽ tiếp tục trao tặng học bổng L'Oréal- UNESCO Vì sự phát triển phụ nữ trong khoa học cấp quốc gia và quốc tế năm 2013 cho các nhà nghiên cứu khoa học nữ tại Việt nam. (Ảnh minh họa) Học bổng L'Oreal - UNESCO Vì sự phát triển phụ nữ trong khoa học cấp quốc gia...