Việt Nam sản xuất thành công vaccine phòng bệnh tả lợn châu Phi
Sáng 1/6, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức họp báo thông tin kết quả nghiên cứu, sản xuất vaccine dịch tả lợn châu Phi.
Phun khử trùng nhằm phòng, chống dịch bệnh tả lợn châu Phi. Ảnh minh họa: Thanh Thương/TTXVN
Dự kiến ngày 3/6, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ chính thức công bố thành tựu này, đồng thời cấp phép lưu hành.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết, Việt Nam đã chính thức sản xuất được vaccine thương mại phòng bệnh tả lợn châu Phi, đáp ứng được các yêu cầu chuyên môn kỹ thuật, bảo đảm vô trùng, an toàn và hiệu lực, độ dài miễn dịch kéo dài 6 tháng. Từ đó, góp phần bảo vệ an toàn cho chăn nuôi, sản xuất lợn thịt. Việc sản xuất thành công vaccine thương mại phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi là sự kiện lịch sử.
“Chúng ta có thể tự tin sản xuất vaccine phòng dịch tả lợn châu Phi đáp ứng được nhu cầu phòng, chống dịch bệnh trong nước và hướng tới xuất khẩu sản phẩm vaccine. Đến thời điểm này, chưa có quốc gia nào công bố sản xuất thành công vaccine thương mại. Vì vậy, dư địa xuất khẩu vaccine phòng dịch tả lợn châu Phi được sản xuất tại Việt Nam sang các nước là rất lớn”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết.
Vaccine được công bố có tên thương mại NAVET-ASFVAC của Công ty cổ phần Thuốc thú y Trung ương Navetco.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết thêm, từ khi bệnh tả lợn châu Phi được phát hiện, mặc dù có hơn 4.000 công trình nghiên cứu liên quan đến virus tả lợn châu Phi và phát triển vaccine của các nhà khoa học được công bố. Tuy nhiên, trên thế giới chưa có vaccine thương mại phòng bệnh tả lợn châu Phi.
Việc nghiên cứu sản xuất vaccine phòng bệnh tả lợn châu Phi gặp rất nhiều khó khăn và thử thách ở nước ta và trên thế giới trong những năm trước đây như: sự hiểu biết về virus, cơ chế gây bệnh và đặc biệt cơ chế sinh miễn dịch và hoạt động để bảo hộ được động vật nhiễm bệnh còn rất hạn chế; khó khăn trong việc tìm ra dòng tế bào nuôi cấy phù hợp để có thể sản xuất vaccine thương mại với số lượng lớn…
Chia sẻ về quá trình nghiên cứu vaccine, ông Nguyễn Văn Long, Quyền Cục trưởng Cục Thú y cho biết, đầu tháng 11/2019 các nhà khoa học của Hoa Kỳ đã công bố nghiên cứu thành công chủng virus dịch tả lợn châu Phi nhược độc đã được cắt bỏ đoạn gen ASF-G-Delta I177L.
Đây là tiền đề rất quan trọng cho việc nghiên cứu, sản xuất vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi. Ngay trong tháng 11/2019, lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cử lãnh đạo Cục Thú y sang Hoa Kỳ dự họp, gặp trực tiếp với các chuyên gia Hoa Kỳ để bàn phối hợp nghiên cứu, sản xuất vaccine dịch tả lợn châu Phi.
Từ tháng 2/2020, việc nghiên cứu, sản xuất vaccine chính thức được thực hiện cùng với sự phối hợp của các chuyên gia Hoa Kỳ. Bộ đã chỉ đạo Cục Thú y thống nhất và ký thỏa thuận chung hợp tác kỹ thuật với Viện Nghiên cứu Nông nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ làm cơ sở cho các bên triển khai thực hiện. Từ tháng 7/2020, Bộ chỉ đạo cho phép nhập khẩu chủng giống virus dịch tả lợn châu Phi nhược độc cắt gen dùng để nghiên cứu, sản xuất vaccine phòng, chống bệnh tả lợn châu Phi tại Việt Nam.
Ngay sau khi tiếp nhận chủng giống ASF-G-Delta I177L từ Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ vào tháng 9/2020, Công ty Navetco đã khẩn trương triển khai nghiên cứu. Qua 5 lần thử nghiệm trong phòng thí nghiệm, kết quả 100% số lợn tiêm vaccine được bảo hộ. Còn trong điều kiện sản xuất có 80% số lợn tiêm vaccine được bảo hộ.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thành lập các Hội đồng khoa học cấp cơ sở, cấp Bộ và tổ chức hàng chục cuộc họp với sự tham dự của nhiều nhà khoa học hàng đầu Việt Nam, nhà quản lý và nhà sản xuất vaccine thú y để nghiên cứu, đánh giá rất kỹ lưỡng báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học, hồ sơ đăng ký lưu hành vaccine dịch tả lợn châu Phi NAVET-ASFVAC của Công ty Navetco.
Video đang HOT
“Kết quả nghiên cứu, sản xuất vaccine NAVET-ASFVAC của Công ty Navetco sau khi được các nhà khoa học độc lập đánh giá rất kỹ lưỡng đã được chấp nhận công bố trên các Tạp chí khoa học uy tín của thế giới và Tạp chí Khoa học thú y của Việt Nam. Ngày 17/5/2022, Viện nghiên cứu Nông nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ cũng đã có thư chính thức gửi Cục Thú y Việt Nam xác nhận vaccine NAVET-ASFVAC đảm bảo an toàn, hiệu lực”, ông Nguyễn Văn Long cho biết.
Về giá thành vaccine, ông Trần Xuân Hạnh, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Thuốc thú y Trung ương Navetco cho biết, dự kiến giá thành sẽ từ 34.000-36.000 đồng/liều, tương đương vaccine phòng bệnh tai xanh.
Hiện có 3 doanh nghiệp tham gia nghiên cứu vaccine dịch tả lợn châu Phi là: Công ty cổ phần Thuốc thú y Trung ương Navetco (Công ty Navetco), Công ty TNHH MTV AVAC, Công ty cổ phần tập đoàn Dabaco.
Tả lợn châu Phi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus gây ra trên lợn, xuất hiện lần đầu tiên tại châu Phi vào năm 1921. Bệnh có đặc điểm lây lan nhanh, gây bệnh ở mọi lứa tuổi và mọi loại lợn bao gồm cả lợn nuôi các loại và lợn rừng. Bệnh này gây tỷ lệ chết cao lên đến 100%.
Virus sinh sôi khi trời lạnh ẩm: Làm 7 điều này miễn dịch cực tốt, địch lại virus
Mùa đông là mùa mọi người hay mắc các bệnh về đường hô hấp. Vậy các tác nhân gây ra bệnh về đường hô hấp? Mọi người cần làm gì để phòng tránh bệnh đường hô hấp trong mùa dịch này?
Hệ hô hấp là cơ quan tiếp xúc trực tiếp với không khí nên thường rất nhạy cảm với thời tiết. Vào mùa đông, thời tiết lạnh ẩm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật như vi khuẩn, virus, nấm mốc, ký sinh trùng phát triển. Mùa đông lạnh cũng khiến sức đề kháng của cơ thể suy giảm...vì vậy sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp.
Các bác sĩ gia đình TQ chỉ ra một số các tác nhân gây ra bệnh đường hô hấp
1. Rhinovirus
Đây là virus thuộc họ Picornavirus, có kích thước từ 15-30nm. Rhinovirus nhân lên tốt nhất ở nhiệt độ 33 độ C, tốt hơn so với nhiệt độ 37 độ C trong cơ thể người. Vì vậy, Rhinovirus thường gây ra các bệnh về đường hô hấp trên, chủ yếu là cảm lạnh và các bệnh về mũi họng. Tuy nhiên, bệnh do Rhinovirus gây ra thường rất nhẹ và có thể tự khỏi trong vòng 1 tuần.
Rhinovirus gây các bệnh về đường hô hấp trên
2. Coronavirus
Coronavirus là một betacoronavirus, giống như MERS và SAR. Virus corona là một họ virus lớn, phổ biến ở nhiều loài động vật khác nhau bao gồm lạc đà, mèo và dơi và có thể lây lan sang người. Coronavirus có đường kính từ 80-150nm, có thể gây nhiễm trùng đường hô hấp, viêm phổi và khiến người bệnh tử vong.
3. Virus hợp bào hô hấp
Virus hợp bào hô hấp RSV (respiratory syncytial virus) là một loại virus gây nhiễm trùng phổi và đường hô hấp, gây viêm tiểu phế quản, viêm phổi. Virus RSV đi vào cơ thể qua mắt, mũi hoặc miệng. Loại virus này dễ dàng lây truyền từ người sang người qua các dịch tiết đường hô hấp bị nhiễm virus như ho, hắt hơi hoặc tiếp xúc trực tiếp như bắt tay. Virus RSV có thể tồn tại nhiều giờ trên các vật dụng như bàn ghế, đồ chơi của trẻ. Đây là loại virus chính gây nhiễm trùng đường hô hấp dưới ở trẻ em và gây nhiễm trùng đường hô hấp trên ở mức độ nhẹ với người trưởng thành. Tuy nhiên, virus này sẽ gây ra tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn ở người già và bệnh nhân suy giảm miễn dịch.
Các loại virus gây ra các bênh đường hô hấp có thể lây nhiễm trong cộng đồng thông qua 2 cách:
Một là lây trực tiếp từ người sang người khi hít phải những hạt nhỏ li ti từ dịch tiết đường hô hấp của người bệnh.
Hai là lây gián tiếp qua lòng bàn tay, khăn tay, đồ dùng cá nhân, bề mặt bàn, ghế... bị nhiễm dịch tiết từ mũi hoặc dịch tiết từ đường hô hấp có chứa virus của người bệnh, sau đó dùng tay tự chùi mũi, dụi mắt theo thói quen hằng ngày.
Những việc cần làm trong mùa đông cũng như mùa dịch để bảo vệ sức khoẻ
1. Giữ ấm
Để phòng tránh các bệnh về đường hô hấp trong mùa đông, mọi người cần lưu ý giữ ấm cho cơ thể. Đặc biệt là người già, trẻ em và những người có sức khỏe kém càng phải chú ý đến sự thay đổi của thời tiết để bổ sung quần áo phù hợp với thời tiết và giữ ấm cho cơ thể. Khi ra ngoài cần chú ý giữ ấm vùng đầu và lưng, nên đeo khẩu trang, đội mũ, có biện pháp đầy đủ để giữ ấm cho cơ thể.
2. Chú ý vệ sinh, tránh lây nhiễm chéo
Các virus gây bệnh thường xâm nhập vào cơ thể thông qua mắt, mũi, miệng. Vì vậy, để phòng tránh mọi người nên rửa tay với xà phòng thường xuyên dù là trước bữa ăn, sau khi đi đại tiện hay sau khi đi từ bên ngoài về.
Ngoài ra, bạn cũng nên giữ gìn vệ sinh sạch sẽ các đồ vật trong gia đình, thường xuyên lau chùi bàn ghế và các bề mặt dễ bám vi khuẩn. Một tuần nên giặt và thay chăn, ga, gối, và phơi dưới ánh nắng mặt trời để tiêu diệt vi khuẩn, virus.
Trong thời kỳ dịch bệnh như hiện nay, mọi người cần tránh đến chỗ đông người, những nơi có không gian chật hẹp để tránh lây nhiễm chéo. Khi ra ngoài cần đeo khẩu trang, giữ khoảng cách và tránh tiếp xúc gần để giảm nguy cơ nhiễm virus.
3. Ăn uống hợp lý, duy trì cân bằng dinh dưỡng
Trong mùa đông và đặc biệt là trong thời kỳ dịch bệnh, mọi người cần chú ý đến chế độ ăn uống để giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng. Ngoài ra, mọi người cũng nên hạn chế ăn đồ quá nhiều dầu mỡ, cay nóng thay vào đó nên ăn nhiều thực phẩm bổ sung chất xơ và các loại vitamin như rau xanh, hoa quả,...
Ảnh minh họa: Ăn các loại thực phẩm giàu chất xơ và vitamin để tăng cường miễn dịch
4. Tập thể dục để tăng cường thể lực
Chỉ có nâng cao sức đề kháng của bản thân thì chúng ta mới có thể tránh được sự xâm nhập của virus một cách hiệu quả. Vào mùa đông, buổi sáng nhiệt độ rất thấp, nhiều sương, vì vậy mọi người không nên ra ngoài tập thể dục buổi sáng để tránh hít phải các chất độc hại, vi khuẩn, virus trong không khí gây ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ. Thay vào đó, mọi người có thể lựa chọn thực hiện một số bài tập đơn giản tại nhà, chẳng hạn như bài tập thể dục nhịp điệu, yoga, chạy bộ trong nhà,...
5. Nghỉ ngơi đầy đủ
Một giấc ngủ ngon có thể cải thiện hiệu quả hệ thống miễn dịch của cơ thể. Tình trạng mệt mỏi quá độ trong thời gian dài như thức khuya sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch, khiến cơ thể dễ mắc bệnh hơn. Vào mùa dịch, mọi người nên đi ngủ sớm và dậy sớm, không nên thức khuya. Mọi người nên đi ngủ trước 11 giờ đêm và ngủ đủ giấc từ 7-8 tiếng một ngày để tăng cường miễn dịch hiệu quả và chống lại sự xâm nhập của virus, vi khuẩn.
6. Tiêm vaccine phòng bệnh
Tiêm vaccine là cách giúp cơ thể nâng đáp ứng miễn dịch với virus hay vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Đối với trẻ em, cần được tiêm chủng đầy đủ, nhất là mũi phòng bệnh thường gặp như: Cúm, rubella, viêm phổi do phế cầu, sởi, ho gà... để được bảo vệ cơ thể một cách tối đa. Ngoài ra, trong mùa dịch, mọi người nên thực hiện tiêm đủ các mũi tiêm cơ bản và mũi tiêm nhắc lại của vaccine phòng Covid-19 để giảm nhẹ các triệu chứng khi vô tình nhiễm virus Sar-Covi-2.
7. Đi khám kịp thời
Trong mùa dịch, khi có các triệu chứng của Covid-19 như ho, sốt, khó thở,.... và tự điều trị một tuần không khỏi, mọi người có thể tự test nhanh tại nhà. Nếu dương tính cần liên hệ với các bác sĩ để được phát thuốc và theo dõi tình trạng bệnh thường xuyên, tránh bệnh tình trở nặng.
Ông Lê Đăng Dũng: "Viettel tự chủ trong nghiên cứu sản xuất thiết bị hạ tầng viễn thông" Tại Diễn đàn Doanh nghiệp Công nghệ số phiên chiều 11/12, ông Lê Đăng Dũng, Quyền Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Viettel nhận định hạ tầng viễn thông công nghệ số đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi số quốc gia. Bài tham luận của ông Lê Đăng Dũng, Quyền Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Viettel, có tựa đề:...