Việt Nam quan tâm theo dõi và mong muốn Myanmar sớm ổn định tình hình
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nêu rõ Việt Nam mong muốn Myanmar sớm ổn định tình hình để xây dựng và phát triển đất nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác ở khu vực.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN)
Ngày 1/2, trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước những diễn biến tình hình gần đây tại Myanmar, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nêu rõ:
“Là nước láng giềng trong khu vực và cùng là thành viên ASEAN, Việt Nam hết sức quan tâm theo dõi tình hình đang diễn ra tại Myanmar. Việt Nam mong muốn Myanmar sớm ổn định tình hình để xây dựng và phát triển đất nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác ở khu vực và tiếp tục đóng góp cho tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN “./.
Nhật cấm người nước ngoài nhập cảnh
Nhật dừng cấp phép nhập cảnh với người đi lại vì mục đích công việc từ 11 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có Việt Nam, và mở rộng tình trạng khẩn cấp.
Hôm 28/12, Nhật đã dừng cho phép người nước ngoài không sinh sống tại Nhật nhập cảnh do lo ngại về biến chủng nCoV. Tuy nhiên, họ vẫn mở biên với những người đi lại vì mục đích công việc đến từ 11 quốc gia và vùng lãnh thổ, gồm Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Hong Kong, Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Singapore, Sri Lanka và Malaysia.
Thủ tướng Yoshihide Suga thông báo tại Tokyo hôm nay rằng họ sẽ đình chỉ chương trình nói trên "để bảo vệ cuộc sống và sinh kế của người dân cũng như loại bỏ những rủi ro tiềm ẩn về đại dịch". Điều này đồng nghĩa với việc Nhật Bản cấm biên với tất cả người nước ngoài, trừ trường hợp có lý do đặc biệt như dự đám tang của người thân hay sinh con.
Người đàn ông đeo khẩu trang trên đường phố thủ đô Tokyo, Nhật Bản hồi tháng trước. Ảnh: Reuters.
Ông Suga cũng thông báo áp đặt thêm tình trạng khẩn cấp ở 7 tỉnh gồm Osaka, Kyoto, Hyogo, Fukuoka, Aichi, Gifu và Tochigi từ 14/1 đến 7/2. "Chúng tôi tiếp tục nhận thấy tình hình nghiêm trọng", ông Suga nói và nhấn mạnh các biện pháp là "tất yếu".
Tuần trước, Nhật đã ban bố tình trạng khẩn cấp kéo dài ít nhất đến ngày 7/2 tại thủ đô Tokyo cùng ba tỉnh lân cận là Kanagawa, Saitama và Chiba. Lệnh sẽ không được dỡ bỏ cho đến khi tỷ lệ nhập viện và ca dương tính giảm đáng kể. Với quyết định mới, tổng cộng 11 trong số 47 tỉnh của Nhật ở trong tình trạng khẩn cấp, chiếm 55% dân số 126 triệu người.
Các thống đốc tỉnh này yêu cầu người dân ở nhà sau 20h. Nhà hàng, quán rượu và quán cà phê phục vụ đồ uống có cồn được yêu cầu chỉ hoạt động từ 11-19h và đóng cửa trước 20h. Nếu doanh nghiệp từ chối tuân thủ, chính quyền tỉnh có thể yêu cầu họ đóng cửa và bêu tên, hành động cứng rắn nhất trong khuôn khổ pháp lý hiện hành. Người làm theo hướng dẫn sẽ được hỗ trợ tới 60.000 yen mỗi ngày.
Đây là lần thứ hai một số tỉnh thành Nhật Bản phải áp tình trạng khẩn cấp vì đại dịch Covid-19. Lần đầu tiên kéo dài hơn một tháng vào mùa xuân năm ngoái, khi các trường học và cơ sở kinh doanh không thiết yếu được yêu cầu đóng cửa. Nhật Bản chống dịch chủ yếu dựa vào việc người dân đóng cửa tự nguyện và hạn chế đi lại hơn là biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt như các nước khác trên thế giới. Dù ca nhiễm ở Nhật thấp hơn nhiều so với các nước châu Âu và châu Mỹ, Thủ tướng Suga đang đối mặt thách thức tổ chức Thế vận hội Tokyo mùa hè này, sau khi sự kiện bị hoãn năm ngoái do đại dịch.
Nhật ghi nhận hơn 290.000 ca nhiễm nCoV, trong đó hơn 4.000 người chết và hơn 220.000 người đã bình phục. Nước này gần đây ghi nhận 6.000 - 7.000 ca mới một ngày.
Iran bắt tàu Hàn Quốc có thuyền viên Việt Tàu hàng Hankuk Chemi treo cờ Hàn Quốc bị Vệ binh Cách mạng Iran bắt trên eo biển Hormuz, trên tàu có thuyền viên người Việt. Tàu hàng Hankuk Chemi bị lực lượng hải quân thuộc Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) bắt hôm 4/1 với lý do "liên tiếp vi phạm điều luật môi trường hàng hải" và gây ô...