Việt Nam phát hiện 158/380 loài mới thuộc Tiểu vùng sông Mekong mở rộng
380 loài mới được phát hiện tại khu vực Tiểu vùng sông Mekong mở rộng trong năm 2021-2022, trong đó có 158 loài đã được tìm thấy tại Việt Nam.
Xenopeltis intermedius, một loài rắn ở độ cao 2.500m so với mực nước biển ở vùng trung Trường Sơn.
Nhân ngày Đa dạng sinh học thế giới 22/5, WWF đã ra mắt báo cáo tập hợp các loài mới được phát hiện tại khu vực Tiểu vùng sông Mekong mở rộng.
Một loài thằn lằn đổi màu, một loài dơi với ngón cái dày, một loài rắn độc được đặt tên theo một nữ thần trong thần thoại Trung Hoa, một loài phong lan trông giống như một chú rối và một loài ếch sống trên cây có lớp da như phủ rêu, đây là 5 trong số 380 loài mới được các nhà khoa học phát hiện tại khu vực Tiểu vùng sông Mekong mở rộng của Đông Nam Á vào năm 2021 và 2022, trong đó có 158 loài được tìm thấy tại Việt Nam.
Nhiều loài trong số này đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng bởi các hoạt động của con người. WWF kêu gọi chính phủ các nước trong khu vực tăng cường bảo vệ các loài hoang dã quý hiếm, tuyệt vời này cũng như sinh cảnh của chúng.
Báo cáo mới phát hành của WWF ngày 22/5 tập hợp hàng trăm công trình nghiên cứu của các nhà khoa học từ các trường đại học, các tổ chức bảo tồn và các viện nghiên cứu trên thế giới. Kết quả là đã có 290 loài thực vật, 19 loài cá, 24 loài lưỡng cư, 46 loài bò sát và một loài động vật có vú đã được tìm thấy ở Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam.
Các phát hiện này góp phần nâng tổng số loài được phát hiện trong khu vực lên tới 3.390 loài kể từ năm 1997.
Loài hoa Rhododendron tephropeploides được phát hiện ở Phan Xi Păng, đỉnh núi cao nhất Việt Nam và thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn.
Trong số 380 loài mới, một số loài được phát hiện và mô tả ở Việt Nam gồm: Rhododendron tephropeploides, một loài hoa trắng được phát hiện ở Phan Xi Păng, đỉnh núi cao nhất Việt Nam và thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn. Xephoanthus nubigenus, có nghĩa là “hoa mây”, được phát hiện trong các khu rừng có mây bao phủ tại cao nguyên Lang Biang ở tỉnh Lâm Đồng.
Theloderma khoii - ếch rêu Khôi – là một loài ếch lớn tuyệt đẹp mang trên mình màu xanh rêu, giúp loài này hòa lẫn vào các tảng đá phủ đầy rêu và địa y. Bậc thầy ngụy trang này được tìm thấy tại các thung lũng sâu hẹp ở các vùng rừng núi đá vôi khu vực Đông Bắc Việt Nam.
Video đang HOT
“Hoa mây” Xephoanthus nubigenus được phát hiện trong các khu rừng có mây bao phủ tại cao nguyên Lang Biang ở tỉnh Lâm Đồng.
Subdoluseps vietnamensis là một loài thằn lằn bóng được phát hiện ở các khu rừng quanh các rừng keo và đồn điền cao su ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và tỉnh Bình Thuận, miền nam Việt Nam. Nhờ khả năng đào hang dưới cát mà loài này có thể tránh được những kẻ săn mồi và các đám cháy.
Xenopeltis intermedius là một loài rắn được đặt tên theo lớp vảy óng ánh trên thân, được phát hiện ở độ cao 2.500m so với mực nước biển ở vùng trung Trường Sơn.
Theloderma khoii – ếch rêu Khôi – là một loài ếch lớn tuyệt đẹp mang trên mình màu xanh rêu, giúp loài này hòa lẫn vào các tảng đá phủ đầy rêu và địa y.
Ông Nguyễn Văn Trí Tín, Quản lý Chương trình Bảo tồn động vật hoang dã của WWF-Việt Nam, cho biết: “Những loài mới này đang chịu áp lực rất lớn từ nạn phá rừng, môi trường sống bị phá hủy, phát triển đường sá, ô nhiễm, dịch bệnh lây lan do các hoạt động của con người, phải cạnh tranh với các loài xâm lấn và chịu tác động tàn phá của nạn buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp.
Đáng buồn thay, nhiều loài đã tuyệt chủng trước khi chúng được phát hiện. Hơn bao giờ hết, chúng ta cần có những hành động cấp bách để ngăn chặn sự tuyệt chủng các loài hoang dã bằng cách bảo vệ sinh cảnh sống của chúng, hỗ trợ khôi phục quần thể các loài tự nhiên, tái hoang dã và ngăn chặn các hoạt động săn bắt mua bán động vật hoang dã trái phép”.
Trong lời nói đầu của báo cáo, Tiến sĩ Trương Q. Nguyên thuộc Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam nhấn mạnh, cần phải hành động ngay lập tức và tăng cường sử dụng các công nghệ mới như âm thanh sinh học và công nghệ giải trình tự gen để giúp các nhà khoa học khám phá thêm nhiều loài trong điểm nóng đa dạng sinh học này.
Ông cho biết: “Để đảo ngược tình trạng suy thoái đa dạng sinh học đang ở mức báo động trong khu vực, chúng ta cần có những nỗ lực khẩn cấp, dựa trên cơ sở khoa học và đồng bộ cũng như các giải pháp bảo tồn cần được chính phủ, các tổ chức phi chính phủ và công chúng quan tâm nhiều hơn”.
Subdoluseps vietnamensis là một loài thằn lằn bóng được phát hiện ở các khu rừng quanh các rừng keo và đồn điền cao su ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và tỉnh Bình Thuận, miền nam Việt Nam.
WWF làm việc với các đối tác chính phủ, các tổ chức phi lợi nhuận và tư nhân ở 5 quốc gia thuộc Tiểu vùng sông Mekong mở rộng để xây dựng các chiến lược bảo tồn các loài và sinh cảnh của chúng. Các chương trình này tập trung bảo vệ các loài đặc hữu như voi châu Á, cá heo Irrawaddy và hổ, cũng như sinh cảnh của chúng bao gồm các hệ sinh thái rừng, sông và đại dương.
Để ngăn chặn sự suy giảm của các loài hoang dã, WWF đang hỗ trợ cải thiện quản lý các khu bảo tồn và giải quyết cuộc khủng hoảng đặt bẫy trộm, các điểm kinh doanh mua bán, gồm các kênh trực tuyến, động vật hoang dã bất hợp pháp, và tội phạm tài chính liên quan đến buôn bán động vật hoang dã.
Top 10 sự thật ít người biết về loài khủng long ăn thịt đáng sợ nhất thế giới
Khủng long bạo chúa (Tyrannosaurus Rex) là một chi khủng long chân thú sống vào cuối kỷ Phấn Trắng - 145-66 triệu năm trước.
Đáng chú ý, chi này chỉ gồm một loài duy nhất là Tyrannosaurus rex, thường rút gọn là T. rex.
1. Tyrannosaurus Rex là một cái tên rất vương giả. Người chịu trách nhiệm đặt tên cho khủng long bạo chúa là Henry Fairfield Osborn - Chủ tịch Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Mỹ vào thời điểm phát hiện và xác định loài khủng long này vào năm 1905. Trong tiếng Hy Lạp, "tyrannos" có nghĩa là "bạo chúa", "sauros" có nghĩa là thằn lằn và từ Latinh "Rex" có nghĩa là Vua. Nếu ghép đầy đủ cái tên này là "Vua Thằn lằn Bạo chúa".
2. Khủng long bạo chúa có 2 chi trước nhỏ tới nỗi khó tin. Trong khi cơ thể cao tới 4m, dài 12,3m và nặng khoảng 7 tấn thì 2 chi trước của Tyrannosaurus rex chỉ dài 1m. Điều này khiến nó trở nên cực kỳ nhỏ bé trước thân hình khổng lồ.
3. Các nhà khoa học không tìm ra tác dụng thật của 2 chi trước. Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể tìm ra tác dụng của 2 chi trước nhỏ bé của khủng long bạo chúa. Vì vậy, có nhiều giả thuyết cho rằng đây chỉ là thứ thiếu sót còn lại trong quá trình tiến hóa hoặc có thể chỉ có tác dụng giữ con mồi khi Tyrannosaurus rex tấn công.
4. Khủng long bạo chúa sở hữu cú cắn đáng sợ bậc nhất trong thế giới khủng long. Với chiều dài hàm khoảng 1,2m có chứa 60 chiếc răng dài hơn 30,5cm và lực cắn lên tới 57.000 N, khủng long bạo chúa đủ sức giết chết bất cứ loài động vật nào.
5. Khủng long bạo chúa có rất ít lông. Một nghiên cứu vào năm 2017 chỉ ra rằng, khủng long bạo chúa chỉ có một ít lông chạy dọc theo sống lưng và cổ.
6. Là loài "nhặt rác". Dù khủng long bạo chúa được biết đến là một trong những loài săn mồi đáng sợ nhất, nhưng chúng cũng ăn xác thối. Một nghiên cứu vào năm 2013 đã chỉ ra rằng, Tyrannosaurus Rex ăn xương của những con khủng long đã chết.
7. Có tuổi thọ khá ngắn. Từ những dữ liệu được thu thập từ các hóa thạch T-Rex, các nhà khoa học đã nhận định rằng, Khủng long bạo chúa chỉ có tuổi thọ khoảng 30 năm. Trong khi đó, các loài khủng long 4 chân khác có thể sống tới 100 năm.
8. Khủng long bạo chúa có thể ngửi từ rất xa. Khả năng ngửi mùi của T-Rex phát triển rất tốt nhờ vào những thần kinh khứu giác to. Thậm chí, chúng có thể ngửi thấy mùi thức ăn từ khoảng cách 1 dặm, tương đương 1,6km.
9. Khủng long bạo chúa chạy rất chậm. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khủng long bạo chúa có tốc độ chạy chỉ khoảng 27km/h. Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học lại không đồng ý với vấn đề này khi khẳng định, tốc độ thật của chúng có thể lên tới 70km/h.
10. Khủng long bạo chúa là một trong những loài khủng long trên cạn cuối cùng. Khủng long bạo chúa xuất hiện cách đây khoảng 68 triệu năm và chỉ sống được trong một thời gian ngắn trước khi sự kiện Tuyệt chủng cuối kỷ Phấn Trắng xảy ra.
Điểm danh những loài động vật có trái tim kỳ lạ nhất thế giới Những loài động vật có trái tim kỳ lạ nhất thế giới sở hữu nhiều nét đặc trưng, từ kích thước, hình dáng cho đến tập tính sinh sống. Thế giới động vật ẩn chứa nhiều điều thú vị và thông tin về những loài động vật có trái tim kỳ lạ nhất thế giới cũng nằm trong số đó. Do có kích...