Việt Nam phấn đấu trở thành trung tâm chế biến thủy sản hàng đầu thế giới
Theo đề án Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt, Việt Nam phấn đấu trở thành trung tâm chế biến thủy sản và đứng trong số 5 nước hàng đầu thế giới vào năm 2030.
Báo Tiền Phong thông tin cho biết quan điểm và định hướng là phát triển công nghiệp chế biến, bảo quản thủy sản quy mô hàng hóa lớn, hiện đại, an toàn, hiệu quả và bền vững; là trung tâm và động lực cho phát triển chuỗi giá trị thủy sản; gắn với kế hoạch thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp và chiến lược phát triển ngành thủy sản; nâng cao năng lực cạnh tranh và chủ động hội nhập quốc tế để sớm đưa Việt Nam trở thành trung tâm CBTS toàn cầu.
Mục tiêu là phát triển CBTS hiện đại, hiệu quả và bền vững, đáp ứng được nhu cầu, quy định của thị trường tiêu thụ; nâng cao năng lực cạnh tranh và tiếp tục hội nhập sâu rộng vào chuỗi giá trị toàn cầu; phấn đấu đưa Việt Nam trở thành trung tâm CBTS và đứng trong số 5 nước hàng đầu thế giới vào năm 2030.
Vào năm 2030, Việt Nam đứng trong số 5 nước hàng đầu thế giới về chế biến thủy sản. Ảnh minh họa
Mục tiêu cụ thể đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng sản lượng thủy sản chế biến đạt trên 6%/năm. Tỷ trọng giá trị xuất khẩu sản phẩm thủy sản chế biến giá trị gia tăng đạt trung bình trên 40%, trong đó: tôm đạt 60%, cá tra 10%, cá ngừ 70%, mực và bạch tuộc 30% và thủy sản khác đạt 30%.
Video đang HOT
Trên 70% số lượng cơ sở CBTS xuất khẩu đạt trình độ và năng lực công nghệ sản xuất từ trung bình tiên tiến trở lên. Hình thành một số tập đoàn, doanh nghiệp CBTS hiện đại, có tiềm lực kinh tế và trình độ quản lý ngang tầm thế giới.
Giá trị CBTS tiêu thụ nội địa đạt 40.000-45.000 tỷ đồng; góp phần vào giá trị xuất khẩu thủy sản đạt khoảng 14-16 tỷ USD. Đề án có 6 dự án, nhiệm vụ ưu tiên thực hiện với tổng kinh phí 420 tỷ đồng.
Theo báo Dân Trí để đạt được những mục tiêu trên, đề án đề ra các nhiệm vụ cần thiết như tổ chức thực hiện việc kiểm soát và phát triển nguồn nguyên liệu chế biến thủy sản từ nuôi trồng, khai thác và nhập khẩu nhằm đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp chế biến, phù hợp với nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu; tuân thủ các điều kiện, quy định của Việt Nam và thông lệ quốc tế; đảm bảo các yêu cầu về truy xuất nguồn gốc, tránh gian lận xuất xứ, gian lận thương mại.
Việt Nam sẽ thu hút đầu tư, hình thành các tập đoàn, công ty chế biến thủy sản lớn có tiềm lực kinh tế và trình độ quản lý ngang tầm thế giới; nâng cấp các cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu đạt trình độ và năng lực công nghệ sản xuất tiên tiến; nâng cao năng lực chế biến, trình độ công nghệ đối với các cơ sở chế biến tiêu thụ thủy sản trong nước, đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, đa dạng hóa chủng loại sản phẩm chế biến thủy sản.
Đề án cũng nêu việc đẩy mạnh chế biến các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, chú trọng tới nhóm sản phẩm chủ lực như tôm, cá tra, cá ngừ; đa dạng hóa các sản phẩm chế biến, tập trung nghiên cứu phát triển các sản phẩm từ cá ngừ, rong tảo biển và phụ phẩm; tách chiết các hợp chất có hoạt tính sinh học có giá trị cao phục vụ ngành thực phẩm, hóa dược.
“Phát triển thị trường tiêu thụ thủy sản, tổ chức lại chuỗi sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và sức cạnh tranh của sản phẩm thủy sản chế biến…”, một nội dung trong đề án được phê duyệt cho hay.
Phấn đấu đưa Việt Nam vào Top 5 về chế biến thủy sản vào năm 2030
Tại Quyết định số 1408/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ngành chế biến thủy sản giai đoạn 2021 - 2030 nhằm phấn đấu đưa Việt Nam trở thành trung tâm chế biến thủy sản và đứng trong số 5 nước hàng đầu thế giới vào năm 2030.
Chế biến sản phẩm tôm xuất khẩu tại nhà máy của Tập đoàn Thủy sản Minh Phú tỉnh Cà Mau. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN
Đề án đặt mục tiêu phát triển chế biến thủy sản hiện đại, hiệu quả và bền vững, đáp ứng được nhu cầu, quy định của thị trường tiêu thụ; nâng cao năng lực cạnh tranh và tiếp tục hội nhập sâu rộng vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Hình thành một số tập đoàn, doanh nghiệp chế biến hiện đại
Theo Đề án, mục tiêu cụ thể là phấn đấu đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng sản lượng thủy sản chế biến đạt trên 6%/năm. Tỷ trọng giá trị xuất khẩu sản phẩm thủy sản chế biến giá trị gia tăng đạt trung bình trên 40% (trong đó tôm đạt 60%, cá tra đạt 10%, cá ngừ đạt 70%, mực và bạch tuộc đạt 30%, thủy sản khác đạt 30%).
Trên 70% số lượng cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu đạt trình độ và năng lực công nghệ sản xuất từ trung bình tiên tiến trở lên.
Mục tiêu tiếp theo là hình thành một số tập đoàn, doanh nghiệp chế biến thủy sản hiện đại, có tiềm lực kinh tế và trình độ quản lý ngang tầm thế giới.
Giá trị chế biến thủy sản tiêu thụ nội địa đạt 40.000 - 45.000 tỷ đồng; góp phần vào giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt khoảng 14 - 16 tỷ USD.
Đẩy mạnh chế biến các sản phẩm có giá trị gia tăng cao
Để đạt được những mục tiêu trên, Đề án đề ra các nhiệm vụ cần thiết, trong đó tổ chức thực hiện việc kiểm soát, phát triển nguồn nguyên liệu chế biến thủy sản từ nuôi trồng, khai thác và nhập khẩu nhằm đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp chế biến, phù hợp với nhu cầu tiêu thụ trong nước, xuất khẩu; tuân thủ các điều kiện, quy định của Việt Nam và thông lệ quốc tế; đảm bảo các yêu cầu về truy xuất nguồn gốc, tránh gian lận xuất xứ, gian lận thương mại.
Bên cạnh đó, thu hút đầu tư hình thành các tập đoàn, công ty chế biến thủy sản lớn có tiềm lực kinh tế, trình độ quản lý ngang tầm thế giới; nâng cấp các cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu đạt trình độ và năng lực công nghệ sản xuất tiên tiến; nâng cao năng lực chế biến, trình độ công nghệ đối với các cơ sở chế biến tiêu thụ thủy sản trong nước, đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, đa dạng hóa chủng loại sản phẩm chế biến thủy sản.
Một nhiệm vụ nữa là đẩy mạnh chế biến các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, chú trọng tới nhóm sản phẩm chủ lực (tôm, cá tra, cá ngừ); đa dạng hóa các sản phẩm chế biến, tập trung nghiên cứu phát triển các sản phẩm từ cá ngừ, rong tảo biển và phụ phẩm; tách chiết các hợp chất có hoạt tính sinh học có giá trị cao phục vụ ngành thực phẩm, hóa dược; phát triển thị trường tiêu thụ thủy sản; tổ chức lại chuỗi sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và sức cạnh tranh của sản phẩm thủy sản chế biến...
Ứng dụng công nghệ số trong kết nối cung cầu sản phẩm nông nghiệp Tổ công tác phía Nam của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, Tổ công tác đã đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ số như: sử dụng trang web, zalo vào kết nối cung cầu và đã mang lại hiệu quả thiết thực. Chế biến cá tra cắt khúc đông lạnh tại nhà máy của Công ty CP Đầu...