Việt Nam như quê hương thứ hai của Samsung
Samsung coi Việt Nam là một trong những thị trường trọng điểm, đặt những nhà máy sản xuất lớn nhất tại Việt Nam và được hưởng nhiều ưu đãi từ chính phủ.
Đại diện Samsung khẳng định Việt Nam luôn nằm trong danh sách quốc gia được ưu tiên ứng dụng những tính năng mới nhất trên các sản phẩm, thiết bị. “Thị trường Việt Nam gần như quê hương thứ hai của Samsung, sau Hàn Quốc. Nhà máy lớn nhất của hãng đặt tại Việt Nam. Chính sách của chính phủ cũng có rất nhiều ưu đãi cho Samsung. Và đặc biệt là sức mạnh về dân số với lượng người dùng thiết bị, ứng dụng thông minh lớn thứ tư thế giới”, bà Huyền My – Giám đốc Marketing ngành hàng Điện tử Nghe nhìn của Samsung Vina chia sẻ trong diễn đàn Việt Nam trong kỷ nguyên kết nối mới diễn ra sáng 8/1 tại TP HCM.
Bà Nguyễn Huyền My, đại diện Samsung Vina chia sẻ về sức mạnh của Ai trong kỷ nguyên mới tại Diễn đàn công nghệ VnExpress, sáng ngày 8/1.
Bà My bật mí trong tháng 3 tới Samsung sẽ ra mắt thị trường Việt Nam mẫu điều khiển TV mới, được tích hợp thêm một phím bấm, kết nối trực tiếp vào ứng dụng. Bà Huyền My cho biết: “Điều khiển hiện tại của Samsung có hai phím, kết nối trực tiếp vào ứng dụng quốc tế. Sắp tới, chúng tôi sẽ có thêm phím thứ ba, kết nối trực tiếp vào một ứng dụng của Việt Nam. Việt Nam cũng là quốc gia đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á có tính năng này và là quốc gia thứ 5 trên thế giới mà Samsung triển khai”.
Thứ trưởng Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy cho rằng đây là sự kiện rất đáng mong chờ. “Nút bấm mới của Samsung không chỉ là tính năng mới cho trải nghiệm người dùng mà còn cho thấy xu hướng kết nối giữa các tập đoàn công nghệ quốc tế với các công ty Việt Nam”, ông Duy nói.
Video đang HOT
Đại diện Bộ Khoa học và Công nghệ nhấn mạnh trong kỷ nguyên kết nối mới, các công ty không thể đơn độc mà cần hợp tác với các tập đoàn hàng đầu để tạo ra sản phẩm của riêng mình, kết nối với những công nghệ mới nhất.
AI nâng cấp trải nghiệm người dùng trên nhiều phương diện tư nghe nhìn đến điều khiển bằng giọng nói.
Một vấn đề khác được ông Bùi Thế Duy đặc biệt quan tâm là khi AI hiểu người dùng nhiều hơn, nó có thể xâm phạm đến quyền riêng tư cá nhân. Vậy làm sao để AI không tạo ra những hiệu ứng ngược như theo dõi lại con người.
“Khi phát triển các sản phẩm công nghệ thông minh, một trong ba điều mà Samsung luôn chú trọng là bảo mật. Dữ liệu của người dùng phải được bảo mật tối đa. Ngay cả việc chia sẻ trên các nền tảng khác cũng phải được mã hóa”, bà Huyền My khẳng định. Một trong những công nghệ bảo mật mà hãng sớm triển khai từ nhiều năm trước là Knox – bảo vệ mật khẩu, dữ liệu cá nhân, thông tin sức khoẻ… của người dùng.
“Dựa trên ba nhu cầu chính của người dùng là nhu cầu sử dụng nội dung trực tuyến tăng cao, nhu cầu kết nối các thiết bị lớn và xu hướng nhà thông minh, Samsung sẽ tiếp tục tập trung vào phát triển AI, lấy người dùng là trọng tâm, xây dụng kho dữ liệu để phục vụ tốt hơn cho nhu cầu của người dùng ở Việt Nam”, đại diện Samsung nhấn mạnh.
Diễn đàn “Công nghệ Việt trong kỷ nguyên kết nối mới”, được tổ chức trong hai ngày 7 và 8/1 tại TP HCM, có ba phiên thảo luận về: Sản phẩm Công nghệ Việt, Việt Nam trong kỷ nguyên 5G và Sức mạnh AI trong kỷ nguyên kết nối mới. Đại diện các bộ, ngành, các công ty công nghệ Việt Nam, đại diện các nhà mạng lớn trong nước, các chuyên gia về trí tuệ nhân tạo hàng đầu… sẽ chia sẻ góc nhìn cùng những thách thức với nền công nghệ trong nước trước một kỷ nguyên mới.
Thị phần smartphone Việt Nam quý 3/2020: Vsmart đi ngang với 9%, Xiaomi tăng mạnh lên 12% và mở cửa hàng Mi Store chính thức tại Hà Nội
Riêng Xiaomi, có mặt từ năm 2017, Xiaomi đang ngày càng tăng cường nhận diện thương hiệu tại Việt Nam. Trong đó, Xiaomi chọn Digiworld (DGW) là nhà phân phối độc quyền các sản phẩm của hãng.
Theo số liệu thị trường mới nhất Canalys vừa công bố, top 5 thương hiệu điện thoại thông minh hàng đầu Việt Nam trong quý 3/2020 bên cạnh Samsung, Oppo, Xiaomi còn có Vsmart, VIVO.
Chi tiết, Samsung dẫn đầu với thị phần 33%, giảm 6% so với cùng kỳ năm ngoái. Oppo cũng giảm 21% và đứng thứ 2 thị phần với 15%. Vsmart đi ngang ở mức 9%.
Được biết, Vsmart là thương hiệu điện thoại Việt Nam, do Tập đoàn Vingroup bắt tay hợp tác với Pininfarina. Trong khuôn khổ thỏa thuận, 2 bên sẽ cùng xây dựng ngôn ngữ thiết kế đặc trưng cho các dòng smartphone thế hệ mới của VinSmart - CTCP Nghiên cứu và sản xuất VinSmart. Hình thức thân vỏ, cách thức hiển thị cũng như ngôn ngữ vận hành của điện thoại Vsmart đều sẽ được "cách mạng hóa" thông qua thỏa thuận này.
Các sản phẩm của VinSmart chiếm lĩnh chủ yếu ở phân khúc smartphone phổ thông có giá từ 2 triệu trở lại, với thị phần theo tuần có lúc lên tới 75-77%. Không dừng lại ở thị trường nội địa, VinSmart đặt tham vọng lấn sân quốc tế với thị trường trọng điểm là Mỹ. Trong khoảng tháng 8-9/2020, VinSmart huy động 3.000 tỷ đồng trái phiếu, cùng lượng tiền thu hồi tư việc thoái vốn VinHomes kỳ vọng hỗ trợ VinSmart thực hiện những tham vọng lớn thời gian tới.
Ngược lại, Xiaomi tăng trưởng mạnh 114% so với quý 3/2019 lên 12%, VIVO cũng tăng 75% lên 9%. Cũng theo Canalys, tại khu vực Đông Nam Á, Samsung đứng đầu với thị phần 20%, VIVO đứng thứ hai với 19%, Oppo đạt 18%, Xiaomi tăng lên mức 14% lên mức 18% trong quý 3/2020.
Riêng Xiaomi, có mặt từ năm 2017, Xiaomi đang ngày càng tăng cường nhận diện thương hiệu tại Việt Nam. Trong đó, Xiaomi chọn Digiworld (DGW) là nhà phân phối độc quyền các sản phẩm của hãng.
Mới đây, hãng cũng phối hợp với DGW mở cửa hàng Mi Store ủy quyền chính thức tại Hà Nội. Được niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hồng Kông, Xiaomi theo giới thiệu là một công ty internet với điện thoại và phần cứng thông minh được kết nối bằng nền tảng Internet vạn vật (IoT) ở cốt lõi.
Nhà máy Việt Nam là 'cứ điểm' của Samsung trong Covid-19 Tổ hợp nhà máy tại Việt Nam là nơi duy nhất của Samsung trên thế giới vẫn sản xuất smartphone một cách ổn định, bất chấp Covid-19. "Việc kiểm soát dịch bệnh hiệu quả của Việt Nam đã giúp tổ hợp Samsung thực hiện việc này", ông Choi Joo Ho, Tổng Giám đốc Tổ hợp Samsung Việt Nam chia sẻ tại diễn đàn...