Việt Nam nhảy 30 bậc trong bảng xếp hạng Chỉ số phục hồi Covid-19, vươn lên ngang Nhật Bản, Singapore
“Chỉ số phục hồi Covid-19″ của Nikkei đánh giá các quốc gia và khu vực về khả năng quản lý dịch bệnh, triển khai vaccine và tính linh hoạt xã hội (mức độ tự do trong việc di chuyển).
Xếp hạng càng cao thì quốc gia/khu vực đó càng gần với khả năng phục hồi, có tỷ lệ nhiễm bệnh và tử vong thấp hơn, phạm vi tiêm chủng tốt hơn, cũng như ít hạn chế di chuyển hơn.
Theo Nikkei Asia, Việt Nam tăng 30 bậc lên vị trí thứ 62, ngang bằng với Nhật Bản và Singapore.
Video đang HOT
Trước đó, Việt Nam đã cải thiện 28 bậc lên vị trí thứ 90 trong bảng “Chỉ số phục hồi Covid-19″ của Nikkei công bố hồi tháng 1/2022 nhờ tỷ lệ tiêm chủng vaccine nằm trong top đầu thế giới và những tín hiệu mở cửa du lịch. Nikkei cho biết dù vẫn đang phải ghi nhận mức độ lây nhiễm cao nhưng nhờ tỷ lệ tiêm chủng nằm trong top đầu thế giới, Việt Nam đang dần quay trở lại với cuộc sống bình thường.
Ở những khu vực khác của châu Á, thứ hạng của Đài Loan (Trung Quốc) đã sụt giảm vì chuyển từ chiến lược zero-Covid sang sống chung dịch, ngay cả khi tỷ lệ nhiễm bệnh gia tăng. Đài Loan tụt khỏi vị trí 4 xuống vị trí thứ 94 trong bảng xếp hạng mới nhất.
Trung Quốc giảm tới 62 bậc so với tháng trước khi phải đối mặt với đợt bùng phát tồi tệ nhất. Gần 25 triệu cư dân Thượng Hải đã phải cách ly tại nhà trong hơn một tháng, trong khi Bắc Kinh đang chiến đấu với các đợt bùng phát nhỏ tại địa phương bằng các biện pháp kiểm dịch và hạn chế hàng loạt. Hàng triệu thành phố khác trên khắp Trung Quốc đang giãn cách toàn bộ hoặc một phần.
Số ca lây nhiễm hàng ngày của Trung Quốc đã giảm từ gần 30.000 vào giữa tháng 4 xuống dưới 10.000 ca hiện tại, với hơn 90% trường hợp mắc tập trung ở Thượng Hải. Trung tâm tài chính này cũng đã báo cáo 503 trường hợp tử vong kể từ ngày 17/4.
Hàn Quốc đã tăng 48 bậc lên vị trí thứ 25, khi số ca mắc mới giảm xuống và các biện pháp hạn chế di chuyển được nới lỏng. Hiện Hàn Quốc đã coi Covid-19 là bệnh đặc hữu và đang xem xét loại bỏ các hạn chế liên quan đến Covid-19.
Kinh tế Kiên Giang đang trên đà phục hồi nhanh
Ngày 8/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kiên Giang tổ chức hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 8 để sơ kết tình hình thực hiện nhiệm vụ quý I, đề ra phương hướng nhiệm vụ quý II/2022.
Về nhiệm vụ quý II/2022, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang Đỗ Thanh Bình nhấn mạnh, tỉnh tiếp tục triển khai nghiêm túc các chủ trương của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và của tỉnh về phòng, chống dịch COVID-19, không lơ là, chủ quan; đẩy nhanh tiến độ tiêm phòng dịch cho các đối tượng. Địa phương tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền các cấp, đề cao trách nhiệm người đứng đầu địa phương, cơ quan, đơn vị; thực hiện đồng bộ các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.
Tỉnh tiếp tục thực hiện hiệu quả sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyển sang kinh tế nông nghiệp; tập trung phát triển nuôi tôm đạt kế hoạch, diện tích nuôi, nâng cao năng suất, chất lượng và đến hết quý II đạt tổng sản lượng 40.340 tấn trở lên để bù đắp cho các lĩnh vực bị thiếu hụt. Kiên Giang tăng cường phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm; phòng, chống hạn mặn, đảm bảo nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất, sinh hoạt của nhân dân...
Cùng với đó, tỉnh tập trung cơ cấu lại, phục hồi và phát triển một số ngành, lĩnh vực quan trọng đang bị tác động trực tiếp bởi dịch COVID-19; đẩy nhanh tiến độ xây dựng kết cấu hạ tầng, sớm hoàn thành các dự án đã triển khai trong các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn, tiếp tục thu hút đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.
Kiên Giang đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản; tập trung thực hiện kế hoạch đầu tư công, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án, công trình đang triển khai thi công như: Cảng hành khách Rạch Giá, tuyến giao thông bộ Bến Nhứt - Giồng Riềng, đường ven biển Rạch Giá - Hòn Đất, đường 3/2 nối dài đoạn Rạch Giá - Châu Thành, hệ thống giao thông trên đảo Phú Quốc...
Ngoài ra, tỉnh đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới theo chiều sâu, bền vững, nhất là xây dựng xã nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu; xây dựng giao thông nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới...
Trong quý I/2022, Tỉnh ủy Kiên Giang tập trung chỉ đạo xây dựng, triển khai các chương trình, kế hoạch, đề án thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội XI Đảng bộ tỉnh. Tỉnh cơ bản hoàn thành công tác tự phê bình và phê bình, đánh giá, xếp loại chất lượng các tổ chức đảng, đảng viên, tập thể, cá nhân cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp năm 2021, với gần 96% tổ chức cơ sở đảng và 84,3% đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.
Qúy I/2022, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng tỉnh tích cực triển khai nhiệm vụ ngay từ đầu năm nên tình hình chung ổn định, các lĩnh vực tiếp tục có bước phát triển. Tỉnh tập trung phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19; ứng phó hiệu quả với nắng hạn, xâm nhập mặn. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội chuyển biến tích cực; quốc phòng - an ninh được giữ vững; trật tự an toàn xã hội ổn định; các chính sách dân tộc, tôn giáo và an sinh xã hội được thực hiện khá tốt.
Điều hành tín dụng đáp ứng kịp thời vốn cho sản xuất kinh doanh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có Quyết định số 422/QĐ-NHNN Ban hành Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ...