Việt Nam nhất thế giới về mức độ tương tác với doanh nghiệp trên facebook
Tính trong “hệ sinh thái” Facebook, Việt Nam đứng thứ nhất trên thế giới về mức độ tương tác giữa người dùng với các trang doanh nghiệp; đứng thứ hai trên thế giới về tỷ lệ xuất khẩu và quảng cáo thông qua Facebook và thứ 18 về mức độ hoạt động kinh doanh trên mạng.
Trong bối cảnh cạnh tranh thương mại ngày càng gay gắt thì con đường đưa sản phẩm đến người tiêu dùng trở thành nút thắt quan trọng đối với nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đòi hỏi họ phải có cái nhìn toàn cầu. Do vậy, việc phát triển thương mại điện tử là một điều tất yếu.
Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê, năm 2015, Việt Nam có gần 95 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới. Số lượng các mặt hàng thương mại cũng vì thế tăng lên đáng kể, tạo ra sức ép lớn trong việc quảng bá sản phẩm và tiếp cận người tiêu dùng. Trong bối cảnh ấy, kinh doanh trên các ứng dụng công nghệ thông tin tiên tiến đang nổi lên như một hướng đi tích cực và mang lại hiệu quả cao cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV).
Tại Hội thảo “Tăng cường năng lực cho DNNVV thông qua đổi mới công nghệ” do Hội đồng Doanh nghiệp Mỹ Châu Á (US – ASEAN) phối hợp cùng Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức ngày 20/9, ông Huỳnh Kim Tước, Giám đốc khối DNNVV khu vực APAC và các thị trường mới nổi cho biết: Tính trong “hệ sinh thái” Facebook, Việt Nam đứng thứ nhất trên thế giới về mức độ tương tác giữa người dùng với các trang doanh nghiệp; đứng thứ hai trên thế giới về tỷ lệ xuất khẩu và quảng cáo thông qua Facebook và thứ 18 về mức độ hoạt động kinh doanh trên mạng.
Cùng với đó, kênh Youtube cũng ngày càng thu hút thêm nhiều lượt truy cập từ phía người dùng Việt Nam. Hiện tại, một người Việt Nam dành 45 phút truy cập Youtube/ ngày, dẫn đầu về thời gian xem cũng như số lượng người dùng Youtube trong khu vực Đông Nam Á.
Theo Ông Daniel P. Le, với lượng truy cập di động lớn như hiện nay, doanh nghiệp việt sẽ có cơ hội lớn trong việc phát triển thương mại điện tử
Hay theo chia sẻ từ theo ông Daniel P. Le – Phụ trách phát triển các thị trường mới nổi của Google tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, trung bình mỗi người Việt Nam sẽ rút điện thoại ra 120 lần/ngày.
Video đang HOT
Mặt khác, khách hàng có tâm lý lựa chọn mặt hàng trên cơ sở quy định tính chuyên nghiệp và đáng tin cậy từ website của doanh nghiệp. Do đó, để trang web thu hút được khách hàng, trước hết phải đảm bảo công thức vàng “3 giây”, tiếp đó là sự đa dạng và tính thẩm mĩ của hệ thống menu thông tin.
Vì vậy, đổi mới công nghệ là một trong những biện pháp hàng đầu giúp doanh nghiệp giải quyết hàng loạt những vấn đề trọng điểm như: nâng cao năng suất tiêu thụ, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh, tạo được vị thế bền vững trên thị trường.
Thực tế, có không ít doanh nghiệp nhờ đổi mới công nghệ đã đưa sản phẩm của mình “cất cánh” thành thương hiệu quốc tế.
Đầu tư cho công nghệ rõ ràng đã mang lại nhiều lợi ích nhưng trên thực tế, đó không phải là điều dễ dàng đối với nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Trong bối cảnh đất nước hội nhập quốc tế, bài toán được đặt ra là với trình độ công nghệ và năng lực của DNNVV Việt Nam khi hàng rào thuế quan được dỡ bỏ, sự cạnh tranh trở nên khốc liệt hơn, khi đó, theo quy luật thị trường, hàng hóa có giá cả hợp lý, chất lượng tốt, mẫu mã đa dạng sẽ tồn tại và ngược lại.
Vì vậy, để có đủ sức cạnh tranh thương mại với các nước trong khu vực, việc tiếp cận và nâng cao trình độ công nghệ, ứng dụng công nghệ hiện đại của DNNVV Việt Nam trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Ngọc Trang
Theo Dantri
Giao dịch thương mại điện tử B2C đã lên mức 4,07 tỷ USD trong 2 năm
Người sử dụng chưa có đủ độ tin cậy để hoàn tất một giao dịch thông qua thương mại điện tử, từ khâu giao nhận đến khâu thanh toán.
Sản phẩm không đúng so với những gì đã được quảng cáo vẫn là trở ngại lớn nhất khi người tiêu dùng quyết định mua sắm trực tuyến. (Ảnh minh họa)
Thống kê của Bộ Công Thương cho thấy, chỉ trong vòng 2 năm, từ 2013 - 2015, giao dịch thương mại điện tử theo loại hình doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C) đã có tốc độ tăng trưởng rất nhanh, từ mức 2 tỷ USD lên hơn 4,07 tỷ USD trong năm 2015, con số này cao hơn cả Indonesia.
Những con số nêu trên cho thấy, thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam đã và đang phát triển hết sức khả quan. Thanh toán điện tử đã phục vụ tốt cho quá trình phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều ý kiến cho rằng, rào cản lớn nhất để thương mại điện tử có thể phát triển mạnh hơn hiện nay lại chính là lòng tin của người tiêu dùng. Đặc biệt trong xu hướng hội nhập theo các Hiệp định thương mại tự do (FTA), thương mại điện tử sẽ rất dễ trở thành mảnh đất màu mỡ cho doanh nghiệp nước ngoài chiếm lĩnh.
Theo bà Lê Thị Hà, Cục thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (Bộ Công Thương), tiềm năng phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam rất lớn. Bởi lẽ, hạ tầng thanh toán điện tử đến 2015 không đã đáp ứng đủ để có thể yên tâm phát triển thương mại điện tử trên môi trường mạng. Nhờ sự phát triển mạnh mẽ của các công nghệ hiện đại bao gồm internet và mạng viễn thông, số lượng truy cập internet ở Việt Nam đang đang ở vị trí TOP 10 châu Á, và TOP 20 các quốc gia trên thế giới.
Trong khi đó, tỷ lệ người truy cập internet ở Việt Nam hiện nay đang chiếm khoảng 45% dân số, tương đương với khoảng 41 triệu người. Cùng với khoảng 127 triệu thuê bao di động trên 91 triệu dân đã cho thấy, xu hướng sau 2015 sẽ có bước khởi sắc của thương mại điện tử Việt Nam trên môi trường mạng điện tử nhất là trên nền tảng di động.
"Người tiêu dùng sử dụng internet đã chi tiêu tới 160 USD/năm cho mua bán trực tuyến. Chỉ cần 62% người sử dụng internet có mua sắm trực tuyến tương đương với khoảng gần 30 triệu người sẵn sàng chi tiêu khoảng 160 USD/năm sẽ là một tiềm năng rất lớn cho thị trường thương mại điện tử cần được khai thác" bà Hà nói.
"Chỉ cần 62% người sử dụng internet có mua sắm trực tuyến tương đương với khoảng gần 30 triệu người sẵn sàng chi tiêu khoảng 160 USD/năm sẽ là một tiềm năng rất lớn cho thị trường thương mại điện tử cần được khai thác, bà Lê Thị Hà, Cục thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (Bộ Công Thương) nói. "
Tuy nhiên, một xu hướng mới được bà Hà quan tâm, lưu ý hiện nay là các phương tiện truy cập internet đang dần thay đổi mạnh mẽ. Nếu như trước đây người tiêu dùng thường truy cập internet bằng máy tính để bàn thì ngày nay lại có xu hướng chuyển qua các thiết bị cầm tay.
"Khảo sát của Bộ Công Thương cho thấy, lượng truy cập internet nhiều nhất hiện nay là từ thiết bị di động với tỷ lệ 85%, trong khi năm 2015, tỷ lệ này chỉ chiếm 65%, tăng 21% trong vòng 1 năm. Đây là xu hướng mới mà các doanh nghiệp khi đầu tư vào thương mại điện tử cần tính toán khi xây dựng nền tảng thương mại điện tử thông qua thiết bị cụ thể để có ứng dụng bán hàng tốt nhất nhằm thu hút người tiêu dùng", bà Hà lưu ý.
Một thực tế đáng lưu ý khác được đại diện Cục thương mại điện tử và Công nghệ thông tin đưa ra là: Hình thức thanh toán đang là điểm yếu trong thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay, khi đa số người tiêu dùng sử dụng hình thức thanh toán COD - thanh toán khi nhận hàng. Điều này đang là rào cản trong phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam.
Tuy nhiên, nếu xem xét kĩ từ thực tế này có thể thấy, trở ngại phát sinh không phải do lỗi ở khâu thanh toán mà cái chính là ở lòng tin của người tiêu dùng đối với những website thương mại điện tử. Có nghĩa là người tiêu dùng chưa có đủ độ tin cậy để thực hiện toàn bộ một giao dịch bắt đầu từ khâu giao nhận đến khâu thanh toán.
"Sản phẩm kém chất lượng, không đúng so với những gì đã được quảng cáo vẫn là trở ngại lớn nhất khi người tiêu dùng quyết định mua sắm trực tuyến. Với 73% người tiêu dùng quan tâm đến thương mại điện tử khi được hỏi, chỉ có 61% cho rằng họ gặp trở ngại về giá, trong khi vẫn có tới 45% người tiêu dùng quan ngại về dịch vụ vận chuyển và giao nhận" bà Hà chỉ rõ.
Trước thực tế quá trình phát triển thị trường thương mại điện tử, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho rằng, nhiều quốc gia trên thế giới đang đứng trước kỷ nguyên phát triển công nghệ vô cùng mạnh mẽ, trong đó có thương mại điện tử. Cùng với đó, ở Việt Nam hiện nay, thương mại điện tử cũng đang là lĩnh vực được các doanh nghiệp và đông đảo người tiêu dùng quan tâm.
Do đó, trong giai đoạn 10 năm, từ 2001- 2010 được coi là thập kỷ ra đời và bước đầu phát triển của thương mại điện tử Việt Nam. Trong giai đoạn này, cơ sở hạ tầng đã bước đầu được xây dựng, cơ bản phục vụ được các ứng dụng thương mại điện tử. Trong giai đoạn tiếp sau, từ 2011 - 2015 khung pháp lý liên quan đến đến thương mại điện tử đã được hoàn thiện theo hướng quy định rõ nghĩa vụ của các doanh nghiệp, đồng thời tăng cường vai trò quản lý của cơ quan quản lý nhà nước.
"Thương mại điện tử không chỉ tập trung ở các thành phố lớn mà đã mở rộng trên phạm vi cả nước. Nhiều mô hình kinh doanh thương mại điện tử đã hình thành và được các doanh nghiệp vận hành, triển khai rộng rãi. Cùng với sự phát triển của thương mại điện tử, thanh toán điện tử cũng đã và đang phát triển nhanh chóng, đáp ứng tốt cho nhu cầu phát triển thương mại điện tử", Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết.
Cũng theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, năm 2015 và 2016 sẽ là năm bản lề đánh dấu bước phát triển mới của Việt Nam, với sự tham gia của Việt Nam vào nhiều FTA, trong đó có TPP sẽ hứa hẹn cho thương mại điện tử và thanh toán điện tử ngày càng phát triển mạnh mẽ. Mặc dù vậy, thương mại điện tử và thanh toán điện tử ở Việt Nam hiện nay vẫn còn là lĩnh vực khá mới tại Việt Nam, do đó nhiều ứng dụng của hình thức này vẫn còn ít nhiều hạn chế.
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Thương mại điện tử Việt Nam đạt doanh thu 4 tỉ USD Theo Báo cáo Thương mại điện tử 2015 của Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (Bộ Công Thương), doanh thu bán hàng qua hình thức thương mại điện tử tại Việt Nam trong năm 2015 đạt 4,1 tỉ USD, tăng 37% so với năm 2014 và chiếm 2,8% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ...