Việt Nam nên mua xe tăng T-64E thay vì T-90, tại sao?
Với đơn giá một chiếc là 1,12 triệu USD trong khi sở hữu sức mạnh không thua kém nhiều, Việt Nam có thể lựa chọn xe tăng T-64E thay vì T-90.
Mấy năm gần đây thường xuyên xuất hiện thông tin từ Nga cho rằng Việt Nam đang xem xét việc mua xe tăng T-90 hiện đại. Tuy nhiên tới nay vẫn chưa có bất kỳ sự xác nhận nào từ Việt Nam về một thương vụ liên quan tới xe tăng chủ lực T-90. Có lẽ vẫn còn nhiều vấn đề khó khăn, mà đặc biệt là đơn giá mỗi chiếc T-90 là khá cao. Theo một số báo cáo, một chiếc T-90A có giá khoảng 4,25 triệu USD, mà phiên bản T-90MS lên tới 4,5 triệu USD.
Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta còn nhiều khó khăn thì việc chọn một chiếc xe tăng mới hiện đại cũng cần đi kèm giá cả phải chăng. Hiện tập đoàn Ukrspetsexport vẫn đang chào bán một phiên bản nâng cấp lớn của dòng tăng chủ lực T-64 được định danh là T-64E với những tính năng “khủng”, tương đương với sức mạnh T-90 mà đơn giá một chiếc chỉ là 1,1 triệu USD. Đó thực là cái giá hấp dẫn đối với những quốc gia đang tìm mua xe tăng mới, hiện đại, giá tốt như Việt Nam.
Xe tăng T-64E là dự án độc lập tài chính của nhà máy sửa chữa tăng Malyshev được khởi động từ giữa những năm 2000. Mục tiêu là phát triển phiên bản nâng cấp mạnh cho dòng tăng T-64BV. Ukraine thời điểm này được cho là còn có khoảng 2.200 chiếc T-64 nằm trong kho bảo quản, đó thực sự là nguồn thu lớn với quốc gia đang kiệt quệ về tài chính, và là “món quà trời cho” với những nước muốn mua xe tăng mới.
Video đang HOT
Xe tăng chủ lực T-64E gần như nâng cấp toàn diện mẫu T-64BV, tập trung cải tiến giáp bảo vệ, hỏa lực, hệ thống điều khiển hỏa lực, động cơ…
Một chiếc T-64E có trọng lượng lên tới 42,7 tấn, dài 9,23m, rộng 3,42m, cao 2,17m. Nguyên mẫu đầu tiên của T-64E hoàn thành năm 2010, chính thức ra mắt năm 2011, nhưng chưa tìm được khách hàng nào. Ảnh: T-64E đặt bên phải một chiếc xe chiến đấu bộ binh cải tiến trên khung gầm T-64.
Về giáp bảo vệ, sau nâng cấp giáp trước của T-64E được đánh giá là có bề dày tương đương 750mm giáp thép đồng nhất RHA. Ngoài ra, xe còn được trang bị giáp phản ứng nổ Duplet thế hệ mới có thể chống đạn súng RPG hay tên lửa chống tăng dùng liều nổ Tandem.
Ngoài ra, xe tăng T-64E còn được trang bị hệ thống phòng vệ chủ động Varta được đánh giá là tương đương Shtora-1 trên T-90. Varta được thiết kế để đối phó với các loại tên lửa chống tăng dẫn đường laser với kiểu lái bán tự động.
Về hỏa lực, T-64E trang bị hệ thống vũ khí rất ấn tượng gồm pháo nòng kép GSh-23L 23mm (với 900 viên đạn) và đại liên 7,62mm đặt trên giá điều khiển vũ khí tự động. Rất ít xe tăng chủ lực trên thế giới trang bị khẩu pháo cỡ 23mm hay là 20-30mm trên tháp pháo như T-64E. Hỏa lực pháo GSh-23L có thể bắn rơi trực thăng, máy bay, UAV, thậm chí bắn thủng giáp xe bọc thép.
Hỏa lực chính của xe tăng T-64E là pháo nòng trơn cỡ 125mm với hệ thống nạp đạn tự động cho tốc độ bắn 6-8 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 2,8km với đạn xuyên APFSDS, 2,6km với đạn nổ chống tăng HEAT. Ngoài ra, nó có thể phóng tên lửa chống tăng Kombat đạt tầm bắn đến 5km, xuyên giáp dày 750mm sau gạch ERA. Bộ nạp đạn tự động chứa tới 28 viên bên trong, còn lại 9 viên (tổng cộng mang 37 viên) nằm trong khoang bảo vệ.
T-64E được trang bị động cơ diesel tuabin tăng áp 5TDFE công suất 850 mã lực có thể sử dụng nhiều loại nhiên liệu (gồm diesel, xăng hoặc dầu lửa) cho tốc độ di chuyển đến 65km/h, tầm hoạt động 500km, có thể lội nước sâu 5m (với khí tài hỗ trợ).
Nhìn chung, sức mạnh kỹ thuật của xe tăng T-64E có thể coi là ngang ngửa với T-90 của Nga, vượt trội một số mặt bảo vệ so với T-72B nâng cấp. Trong khi đó, giá cả của T-64E phải chăng hơn, số tiền mua một chiếc T-90 có thể cho phép mua 3-4 chiếc T-64E. Rõ ràng, phương án xe tăng T-64E là một “món quà trời cho”, Việt Nam có lẽ nên quan tâm tới mẫu tăng này.
Theo_Kiến Thức
[Infographic] BMPT 72 "Terminator 2" Kẻ hủy diệt đến từ nước Nga
Những chiếc BMPT Terminator được coi là những kẻ hủy diệt trên chiến trường, bởi số lượng vũ khí khủng khiếp mà nó mang theo, đồng thời lại có giáp phòng thủ của một chiếc xe tăng chủ lực. Phiên bản BMPT 72 là biến thể mới nhất trong gia đình Terminator. Chúng được phát triển trên khung gầm của xe tăng chủ lực T-72 và được trang bị số lượng vũ khí khủng khiếp bao gồm cả tên lửa chống tăng, pháo nòng đôi 30 ly, súng phóng lựu liên thanh và súng máy đồng trục PKTM.
BMPT là viết tắt của cụm từ (Boyevaya Mashina Podderzhki Tankov, phiên âm tiếng Nga) tạm dịch là xe chiến đấu hỗ trợ xe tăng. Phiên bản BMPT 72 được trang bị tháp pháo dạng module cực kỳ hiện đại và rất hầm hố.
Kẻ hủy diệt 2 được trang bị pháo tự động nòng kép 2A42M 30mm. Pháo được thiết kế với khả năng ổn định cao hơn, cung cấp khả năng bắn chính xác hơn, tốc độ bắn nhanh hơn.
Pháo 2A42M có thể bắn được nhiều loại đạn khác nhau như: Đạn xuyên giáp APDS, APFSDS, đạn nổ phân mảnh, đạn HE. Đạn xuyên giáp bắn từ pháo 2A42M có khả năng xuyên giáp dày 20mm từ khoảng cách 700 mét, giáp dày 14-18mm từ khoảng cách 1.500 mét. Đặc biệt, loại đạn xuyên giáp APFSDS M929 mới có khả năng xuyên thủng giáp dày 55mm ở khoảng cách tới 1.000 mét, lên đến 2.000 mét, với giáp dày 45mm.
Vũ khí uy lực nhất trên Kẻ hủy diệt 2 chính là 4 tên lửa chống tăng dẫn bằng vô tuyến 9M120M Ataka-T, NATO định danh là AT-9 Spiral-2. Tên lửa được dẫn hướng đến mục tiêu theo cơ chế dẫn đường bán tự động SACLOS.
Thiết bị chỉ thị mục tiêu sẽ phát đi một chùm tín hiệu đến mục tiêu, một thiết bị phát sóng vô tuyến khác ở đuôi tên lửa sẽ giữ cho tên lửa hướng theo chùm tín hiệu đã được chiếu xạ cho đến khi trúng đích. Tên lửa được trang bị đầu đạn liều đúp có khả năng xuyên giáp dày tới 900mm sau giáp phản ứng nổ.
Bên cạnh nâng cấp về vũ khí, Kẻ hủy diệt 2 còn được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực cực kỳ hiện đại. Máy tính đường đạn kỹ thuật số cho phép tác chiến hiệu quả hơn, thời gian phản ứng nhanh hơn. Hệ thống cảm biến chỉ thị mục tiêu tinh vi cho phép phát hiện những mục tiêu được ngụy trang kỹ càng nhất.
Cùng xem thông số đáng sợ của Kẻ hủy diệt 2 này qua inforgraphic dưới đây.
Theo_An ninh thủ đô
Lịch sử u ám của hãng hàng không 'rủi' nhất thế giới Máy bay Airbus của hãng EgypAir, chở 66 người, vừa mất tích khi bay từ Paris tới Cairo đêm 18/5. Đây không phải là sự cố duy nhất với hãng hàng không này. Là một trong những hãng máy bay lớn và uy tín nhất của châu Phi, EgypAir chọn logo là Horus, vị thần bầu trời trong thần thoại Ai Cập cổ...