Việt Nam nên mua máy bay tuần tra biển nào?
Hiện nay, trên thế giới có 10 loại máy bay tuần tra hàng hải hiện đại, có thể phù hợp với yêu cầu của Việt Nam.
P-3 Orion là mẫu máy bay tuần tra biển đa nhiệm tầm xa do Lockheed Martin sản xuất từ những năm 1960, được khai thác sử dụng bởi 21 lực lượng tại 17 quốc gia. Khả năng bay lâu đến 16h và tầm bay lên đến 8.944km khiến nó trở thành máy bay tuần tra biển hàng đầu thế giới. Đã có tin là Việt Nam quan tâm tới việc mua P-3 Orion cũ của Mỹ và Tập đoàn Lockheed Martin rất hứng thú với việc này, tuy nhiên Việt Nam vẫn đang chịu lệnh cấm vận vũ khí sát thương từ Mỹ nên thương vụ rất khó thành công.
P-3 Orion có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ như tuần tra mặt biển/mặt đất, tác chiến chống ngầm, chống cướp biển, chống khủng bố, ngăn chặn buôn ma túy và phòng chống nhập cư bất hợp pháp. Nó được trang bị cảm biến hồng ngoại và quang-điện (EO), cũng như radar hình ảnh đặc biệt để phát hiện mục tiêu từ khoảng cách xa. Khoang vũ khí bên trong và 10 móc treo bên ngoài cho phép nó mang khoảng 10 tấn vũ khí (ngư lôi, tên lửa, bom). Bốn động cơ Allison T56-A-14 giúp P-3 Orion có thể đạt tốc độ 750km/h, tầm bay xa 4.000km, bay liên tục 16 giờ.
CN-235 MPA là một máy bay tuần tra biển đa chức năng do hãng CASA Tây Ban Nha sản xuất, được triển khai cho nhiệm vụ trinh sát và đảm bảo an ninh hàng hải. Nó cũng là cơ sở của máy bay trinh sát HC-144A Ocean Sentry được sử dụng bởi Lực lượng Tuần duyên Mỹ (US Coast Guard).
Máy bay có thể bay lâu đến 11h với tầm bay 4.200km. Hai động cơ tuốc bin cánh quạt General Electric GE CT7-9CE có công suất 1.750 mã lực/chiếc, đảm bảo hiệu suất rất cao. CN-235 có thể tích hợp được nhiều cảm biến và khí tài tùy theo nhiệm vụ. Máy bay có 6 móc treo cứng để trang bị vũ khí như tên lửa diệt hạm hoặc ngư lôi.
Alenia Aermacchi (Italy) đã phát triển máy bay tuần tra hàng hải ATR 42 MP Surveyor dựa trên cơ sở máy bay chở khách đường ngắn ATR 42. ATR 42MP hiện được sử dụng bởi lực lượng hải quan Italy (Italian Guardia di Finanza), tuần duyên Italy, lực lượng Không quân Nigeria và Cơ quan An ninh Tổng hợp Libya.
ATR 42 MP Surveyor trang bị 2 động cơ PW 127E, công suất 2.160 mã lực/chiếc cho tốc độ 400-500km/h, tầm bay 3.741 km, thời gian bay liên tục 11 giờ. Máy bay được tích hợp Hệ thống quan sát chiến thuật tiên tiến (ATOS), hệ thống quản lý mục tiêu. Hệ thống nhiệm vụ tiên tiến nhất, cùng với các cảm biến cho phép máy bay thực hiện hàng loạt nhiệm vụ, chẳng hạn như nhận dạng và theo dõi các tàu, giám sát hàng hải và vùng ven biển, SAR và nhiệm vụ phát hiện ô nhiễm.
An-74MP được phát triển bởi Công ty Antonov (Ukraine) dựa trên máy bay vận tải An-74. Máy bay có thể sử dụng cho nhiệm vụ trinh sát, đảm bảo an ninh hàng hải trong mọi điều kiện thời tiết, tìm kiếm và cứu hộ (SAR), trinh sát điện tử, phát thanh và phát hiện ô nhiễm biển. Máy bay trang bị 2 động cơ phản lực D-36-4A cho tốc độ 725km/h, tầm bay 3.704km, thời gian bay liên tục 8-9 giờ.
Video đang HOT
Máy bay được trang bị hệ thống bay và định vị hàng hải tích hợp thị giác, thiết bị thông tin vô tuyến và hệ thống truyền hình. Nó có thể tự bảo vệ mình bằng các hệ thống trinh sát và đối kháng điện tử, radar cảnh báo, thiết bị cảnh báo laser và hệ thống cảnh báo tên lửa tiếp cận. Hỏa lực của An-74MP có pháo GSh-23L 23mm, rocket không điều khiển, bom, tên lửa chống tàu. Khoang hàng hóa dài 7m có thể chứa 44 binh sĩ đầy đủ vũ khí và 16 cáng thương binh cùng với một nhân viên y tế và có tải trọng hàng hóa lên đến 10 tấn.
Saab 2000 MPA (Thụy Điển) là mẫu máy bay giám sát hàng hải đa nhiệm có khả năng tiến hành nhiều nhiệm vụ trinh sát đường không (ISR), giám sát và trinh sát hàng hải (MSAR), đảm bảo an ninh hàng hải và tác chiến chống tàu mặt nước. Tốc độ cao và thời gian bay lâu, xa (bay tuần tra vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý trong 5,5 giờ) khiến Saab 2000 trở thành máy bay tuần tra biển hiệu quả.
Saab 2000 MPA được trang bị các cảm biến tiên tiến và hệ thống C4I gồm radar giám sát hàng hải 360, cảm biến quang điện, hệ thống nhận dạng tự động (AIS), hệ thống xác định bạn – thù (IFF), hệ thống trinh sát điện tử (ESM), hệ thống tự bảo vệ (SPS), SATCOM và liên kết dữ liệu.
C295 MPA được hãng Airbus Military phát triển dựa trên khung thân máy bay vận tải C295 được triển khai trong nhiệm vụ tuần tra trên biển, giám sát vùng đặc quyền kinh tế, SAR và chống ngầm và tác chiến chống hạm nổi. Với 2 động cơ cánh quạt, C295 MPA đạt tầm bay hơn 3.000km, thời gian bay liên tục 8 giờ.
Các hệ thống chiến thuật phù hợp được tích hợp đầy đủ trên C295 MPA như định vị và thông tin liên lạc, radar, trinh sát hồng ngoại, quang điện, hệ thống phát hiện tín hiệu sóng âm, tín hiệu từ bất thường (MAD), hệ thống nhận dạng tự động (AIS), hệ thống xác định bạn – thù (IFF), hệ thống tác chiến điện tử và hệ thống phát hiện ô nhiễm biển. Các móc treo dưới cánh của C295 MPA có thể được trang bị tên lửa diệt hạm và ngư lôi, cho phép tấn công cả hạm nổi lẫn tàu ngầm.
Các hệ thống chiến thuật phù hợp được tích hợp đầy đủ trên C295 MPA như định vị và thông tin liên lạc, radar, trinh sát hồng ngoại, quang điện, hệ thống phát hiện tín hiệu sóng âm, tín hiệu từ bất thường (MAD), hệ thống nhận dạng tự động (AIS), hệ thống xác định bạn – thù (IFF), hệ thống tác chiến điện tử và hệ thống phát hiện ô nhiễm biển. Các móc treo dưới cánh của C295 MPA có thể được trang bị tên lửa diệt hạm và ngư lôi, cho phép tấn công cả hạm nổi lẫn tàu ngầm.
ATR 72 MP có thể hoạt động trong điều kiện môi trường khắc nghiệt, với nhiệt độ thấp và độ cao lớn. Nó được trang bị hệ thống nhiệm vụ SELEX Galileo ATOS, giao tiếp với các bộ cảm biến và thiết bị trên máy bay để thực hiện giám sát điện tử, trinh sát quang học, nhận dạng tàu và phát hiện ô nhiễm.
EMB 145 MP là một máy bay đa chức năng thế hệ mới được sản xuất bởi hãng Embraer (Brazil) để đáp ứng các yêu cầu đầy thách thức của tuần tra trên biển và chống tàu ngầm. EMB 145 MP trang bị 2 động cơ cánh quạt AE 3007 cho tốc độ Mach 0,78, tầm bay 3.020km.
T hiết kế mở của EMB 145 MP cho phép tích hợp nhiều hệ thống nhiệm vụ theo yêu cầu của khách hàng. Các móc treo trên cánh cũng có thể được trang bị vũ khí thông thường và vũ khí thông minh dùng cho tác chiến chống hạm nổi và chống tàu ngầm.
Máy bay tuần tra biển đa nhiệm tầm xa P-8A Poseidon được Boeing phát triển cho Hải quân Mỹ, thay thế loại P-3 Orion. Chiếc máy bay có khả năng thực hiện nhiệm vụ tuần tra trên biển, chống ngầm và tác chiến chống hạm nổi, cũng như tình báo, giám sát và trinh sát (ISR).
P-8 Poseidon thiết kế trên khung gầm cơ sở máy bay chở khách Boeing 737-800 trang bị 2 động cơ phản lực CFM56-7B cho tốc độ 789km/h, tầm bay hơn 2.200km, thời gian bay 4 giờ. Nó được lắp đặt hệ thống radar trinh sát AN/APY-10 tối tân cùng hệ thống phát hiện tàu ngầm, kho vũ khí lớn với ngư lôi hạng nặng, tên lửa chống tàu mặt nước tầm xa.
Falcon 900 MPA được hãng Dassault Aviation (Pháp) phát triển từ máy bay phản lực thương mại Falcon 900 DX. Máy bay có thể được sử dụng cho nhiều nhiệm vụ bao gồm cả chống ngầm và tác chiến chống hạm nổi, trinh sát, giám sát vùng đặc quyền kinh tế, hệ thống giám sát biển (SLOC), SAR, nhiệm vụ an ninh ven biển và bảo vệ môi trường. Falcon 900 MPA trang bị 3 động cơ phản lực Honeywell TFE 731-60 cho tốc độ Mach 0,85, tầm bay 1.200km.
Máy bay được tích hợp nhiều thiết bị tiên tiến như radar giám sát hàng hải xoay 360, hệ thống hồng ngoại (FLIR), hệ thống tác chiến điện tử, hệ thống trinh sát sóng âm, hệ thống tự bảo vệ và hệ thống thông tin liên lạc. Nó cho phép phát hiện các mối đe dọa rất nhiều và đảm bảo phi hành đoàn có thể nhanh chóng chống lại các mối đe dọa như vậy.
Theo Kiến thức
Trung Quốc rất "ngán" Hải quân Nhật
Sức mạnh hàng hải ngày càng tăng của Trung Quốc đang nổi lên là một thách thức lớn nhất đối với quân đội Nhật Bản kể từ sau khi Liên Xô sụp đổ. Chính vì thế, năm nay, Tokyo đã chính thức đặt dấu chấm hết cho một thập kỷ cắt giảm chi tiêu quân sự bằng một mức tăng 0,8%, đưa ngân sách quốc phòng của nước này lên 48 tỉ USD.
Nhật Bản được cho là sở hữu trong tay một lực lượng hải quân mạnh với những chiếc tàu chiến, trang thiết bị, vũ khí tối tân cùng đội ngũ binh lính tinh nhuệ, được đào tạo chuyên nghiệp, bài bản.
Chi tiêu quốc phòng của Nhật Bản trong năm tới được dự đoán sẽ tiếp tục tăng mạnh thêm 3%. Đây là thông tin vừa được giới chức quân sự cấp cao của Nhật Bản tiết lộ. Giới phân tích quân sự Nhật Bản tin rằng, Hải quân của họ vẫn nắm lợi thế rõ ràng về công nghệ và hoả lực so với đối thủ Trung Quốc, nhưng khoảng cách này đang dần bị thu hẹp lại.
"Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản là lực lượng hải quân lớn thứ hai và cũng có năng lực cao thứ hai, chỉ sau Hải quân Mỹ. Hải quân Trung Quốc thực sự rất e sợ năng lực thực sự của Hải quân Nhật Bản", Đô đốc nghỉ hưu Yoji Koda của Nhật Bản cho biết.
Ông Koda và các chuyên gia an ninh khác ước tính rằng, sẽ phải mất khoảng 15 năm để Trung Quốc đuổi kịp sức mạnh của Hải quân Nhật Bản và Mỹ ở Đông Á nếu Bắc Kinh có thể duy trì tăng chi tiêu quốc phòng hàng năm ở mức hai con số.
Trung Quốc trong năm nay đã tăng ngân sách quốc phòng thêm 10,7% lên mức 119 tỉ USD nhưng một số chuyên gia nước ngoài ước tính chi tiêu quốc phòng thực sự của Bắc Kinh phải cao tới mức 200 tỉ USD.
Khi Tokyo tăng chi tiêu quốc phòng, nước này cũng tái sắp xếp và trang bị lại cho quân đội nước này. Trong suốt thời Chiến tranh Lạnh, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản tập trung hoả lực vào quần đảo phía bắc, sẵn sàng đối đầu với Liên Xô và trợ giúp Hải quân Mỹ trong việc giám sát hạm đội tàu ngầm uy lực của Nga.
Tuy nhiên, trong giai đoạn này, Tokyo bắt đầu có những điều chỉnh nhất định. Nhật Bản hiện tại đang ở trong giai đoạn đầu của việc tái triển khai lực lượng đến phía tây nhằm sẵn sàng đương đầu với thách thức từ phía Trung Quốc, đối phó với hoạt động ngày càng gia tăng của Hải quân Trung Quốc. Và đó chính là một dấu hiệu chứng tỏ quyết tâm của Tokyo trong việc đối đấu quyết liệt với bất kỳ mối đe doạ nào đối với những quần đảo ở xa của họ, trong đó có nhóm đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.
Quân đội Nhật Bản đang lên kế hoạch thành lập một lực lượng tấn công đổ bộ giống với lực lượng thuỷ quân lục chiến của Mỹ. Đội quân mới này có thể được triển khai để bảo vệ các quần đảo bên ngoài của Nhật Bản hoặc sẵn sàng đánh chiếm lại một vùng lãnh thổ nếu nó bị chiếm bởi một lực lượng xâm lược nước ngoài.
700 thành viên đầu tiên của lực lượng gồm 3.000 lính tinh nhuệ này sẽ được rút ra từ quân đội Nhật Bản, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho hay. Nhật Bản đang sở hữu trong tay một hạm đội tàu trực thăng và tàu tấn công đổ bộ hùng hậu. Tokyo còn đang thử nghiệm một số phương tiện tấn công đổ bổ khác.
Những cuộc tập trận gần đây cho thấy, các nhà lập kế hoạch của Bộ Quốc phòng Nhật Bản đang bận bịu với việc lên kế hoạch đối phó với những mối đe doạ đối với các quần đảo ở xa của nước này. Điều này có thể được thấy rất rõ qua cuộc tập trận rầm rộ gần đây nhất xung quanh quần đảo của Nhật Bản. Cuộc tập trận kéo dài 18 ngày với sự tham dự của 34.000 binh lính bao gồm bài diễn tập đổ bộ vào một đảo san hô ở phía nam quần đảo Okinawa. Trước đó hồi đầu năm, 1.000 binh lính Nhật Bản đã tham gia vào một cuộc tập trận tấn công đổ bộ chung với Hải quân Mỹ ở California.
Nhật Bản đang có cuộc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải vô cùng nóng bỏng với nước láng giềng Trung Quốc ở biển Hoa Đông. Với sức mạnh quân sự liên tiếp được tăng cường, Trung Quốc ngày càng thách thức quyền kiếm soát quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư của Tokyo. Điều đó đã buộc chính quyền Nhật Bản phải hành động.
Kiệt Linh - (theo Reuters)
Theo_VnMedia
Trung Quốc đã biên chế 15 máy bay ném bom H-6K? Các phương tiện truyền thông Mỹ cho rằng, có nhiều dấu hiệu cho thấy, không quân Trung Quốc đã chính thức biên chế 15 máy bay chiếc ném bom H-6K, có khả năng mang tên lửa hành trình gắn đầu đạn hạt nhân. Máy bay ném bom H-6K được chế tạo dựa trên thiết kế của loại máy bay ném bom Tu-16 Badger...