Việt Nam nằm trong top 5 quốc gia có nhiều người sở hữu NFT nhất thế giới
Theo báo cáo mới nhất của Statista, NFT nhận được sự quan tâm lớn tại nhiều quốc gia Đông Á và Đông Nam Á, trong đó có Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam.
Theo Forbes, NFT (Non-fungible token) được định nghĩa là một “tài sản số đại diện cho một vật phẩm trong thế giới thực như tác phẩm nghệ thuật, sản phẩm âm nhạc, vật phẩm trong trò chơi và video”. NFT được mua bán trên Internet, thường bằng tiền ảo và được mã hóa bằng phần mềm về cơ bản giống như nhiều loại tiền ảo.
NFT nổi tiếng với sự độc nhất nhờ các mã định dạng cụ thể – đính kèm khi chúng được tạo ra (đăng tải trên chuỗi khối để mọi người có thể mua).
Tính riêng năm 2021, biểu đồ cho thấy Thái Lan là quốc gia dẫn đầu về số lượng người sở hữu NFT trên thế giới với tổng cộng 5,65 triệu người, xếp thứ 2 là Brazil với 4,99 triệu người.
Tiếp theo là Mỹ với 3,81 triệu người, Trung Quốc xếp thứ 4 với 2,68 triệu người và khép lại top 5 là Việt Nam với 2,19 triệu người sở hữu NFT.
Cũng theo báo cáo, khi xét trên quy mô dân số, Thái Lan vẫn là nước dẫn đầu với số lượng người sở hữu tài sản số chiếm 8,08% dân số đất nước. Một số quốc gia có lượng người sở hữu NFT khổng lồ khác bao gồm Canada (3,67% dân số), Brazil (2,33% dân số). Số lượng người sở hữu NFT tại Việt Nam chiếm 2,43% dân số.
Video đang HOT
Theo báo cáo của công ty dữ liệu chuỗi khối Chainalysis, tính tới hết năm 2021, thị trường NFT trị giá hơn 41 tỷ USD, gần tương đương với quy mô của thị trường nghệ thuật truyền thống vào năm 2020 (50 tỷ USD).
Tuy nhiên, tháng trước, thị trường NFT chứng kiến cú lao dốc mạnh khi số lượng giao dịch bán NFT bình quân hàng ngày giảm xuống còn khoảng 19.000, giảm tới 92% so với mức cao nhất khoảng 225.000 giao dịch hồi tháng 9 năm ngoái, theo Wall Street Journal.
Điều này xảy ra theo diễn biến giảm chung của thị trường tiền ảo, nỗ lo sợ lừa đảo và lạm phát gia tăng khiến mọi người ít có xu hướng đầu tư mạo hiểm hơn.
Theo Statista, sự bùng nổ của thị trường NFT tại Đông Nam Á xuất phát từ nhiều lý do, bao gồm sự phổ biến của các trò chơi kiếm tiền như Axie Infinity của công ty Việt Nam Sky Mavis. Đây là dự án do đội ngũ founder người Việt, dẫn đầu bởi ông Nguyễn Thành Trung.
Ngoài ra, phong trào nghệ sĩ giới thiệu sản phẩm của mình thông qua nền tảng số cũng là yếu tố thúc đẩy hoạt động giao dịch NFT.
Tuy nhiên, một số chuyên gia tài chính cho rằng rất rủi ro khi quá phụ thuộc vào NFT bởi vì tài sản ảo này không có nhiều cơ sở để xác định giá trị, mà hiện tại chủ yếu được mua bán dựa trên sự đồn đoán và thổi phồng.
“Các NFT không có kinh tế cơ bản dựa trên hoạt động kinh doanh của công ty hay quốc gia. Tài sản này mang tính đầu cơ và biến động. Bạn có thể lãi một cách khó hiểu nhưng cũng có thể mất tất cả”, Chuin Ting Weber, Giám đốc điều hành của hãng cố vấn tài chính MoneyOwl, nhận định.
Thông tin về tài sản số trong bài viết không phải là lời khuyên đầu tư. Tại Việt Nam hoạt động đầu tư tài sản số chưa được pháp luật công nhận và bảo vệ. Các loại tài sản số luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro tài chính
Mạng 5G đạt tốc độ thử nghiệm 4,7 Gb/giây tại Việt Nam
Mạng 5G được Viettel thử nghiệm trên băng tần sóng mmWave ghi nhận tốc độ 4,7 Gb/giây, nhanh gấp đôi tốc độ hiện tại.
Kết quả trên được Viettel công bố chiều 15/9, sau thời gian nghiên cứu và thử nghiệm cùng đối tác Ericsson và Qualcomm. Hệ thống được thiết lập tại phòng nghiên cứu Innovation Lab, sử dụng thiết bị vô tuyến của Ericsson và thiết bị di động tích hợp bộ vi xử lý Snapdragon X60. Trong khi đó, tốc độ được đo bằng công cụ SpeedTest, cao hơn 40 lần so với tốc độ mạng 4G và gấp hai lần so với mạng 5G hiện có tại Việt Nam.
Mạng 5G đạt tốc độ hơn 4,7 Gb/giây tại phòng thí nghiệm.
Nhóm nghiên cứu cho biết đã sử dụng công nghệ "kết nối kép vô tuyến" E-UTRA New Radio Dual Connectivity (EN-DC), trên băng tần sóng cực ngắn mmWave, qua đó giúp tăng tốc độ.
Trên lý thuyết, có 2 băng tần 5G phổ biến hiện nay là Sub-6 và mmWave. Sub-6 có tốc độ thấp hơn, nhưng bù lại khả năng xuyên vật cản, truyền xa tốt. Băng tần mmWave tốc độ cao, nhưng dễ bị ảnh hưởng bởi vật cản và phủ sóng trong phạm vi hẹp. Tùy địa hình hoặc mục đích, nhà mạng có thể áp dụng băng tần 5G khác nhau.
Theo ông Denis Brunetti, Chủ tịch Ericsson Việt Nam, Myanmar, Campuchia và Lào, việc thiết lập trên bằng tần mmWave là giải pháp dễ cài đặt, có thể triển khai 5G rộng rãi tại các khu đô thị có mật độ dân cư cao.
Viettel chưa tiết lộ kế hoạch triển khai mạng 5G này tại Việt Nam. Trước đó, các thử nghiệm mạng 5G thương mại tại Hà Nội và TP HCM cho tốc độ cao nhất là hơn 2 Gb/giây, còn tốc độ thực tế đạt từ 0,5 đến 1 Gb/giây.
Việt Nam đứng ở đâu trong chuỗi cung ứng Apple toàn cầu? Rất nhiều công ty cung ứng top đầu của Apple đặt nhà máy tại Việt Nam, từ Foxconn (Đài Loan), Goertek, Luxshare (Trung Quốc) cho đến Intel (Mỹ). Apple là một trong những công ty có giá trị nhất nước Mỹ với vốn hóa thời điểm hiện tại là 2.448 tỷ USD. Một trong những thành công của Apple là tạo ra cuộc...