Việt Nam nằm trong danh sách các quốc gia có mức độ rủi ro giao thông cao nhất thế giới
Một công ty chuyên tư vấn các dịch vụ du lịch vừa xếp Việt Nam vào danh sách các quốc gia có mức độ rủi ro giao thông cao nhất thế giới đối với du khách.
“ International SOS” lập ra một bản đồ rủi ro du lịch, nhằm mục đích tư vấn cho các du khách có ý định khám phá thế giới.
Đứng đầu danh sách các quốc gia nguy hiểm nhất thế giới theo thống kê của “International SOS” là Libya, Somalia, Yemen, Afghanistan, Sudan và Mali.
Ở thái cực ngược lại, các quốc gia được đánh giá an toàn cho du khách nhất là Đan Mạch, Na Uy, Phần Lan và Iceland. Đây cũng là các quốc gia thường xuyên nằm trong top đầu danh sách các nước có chỉ số hạnh phúc và mức sống cao nhất của Liên Hợp Quốc.
Bản đồ về mức độ an toàn của các quốc gia trên thế giới. (Ảnh: International SOS)
Phần lớn các khu vực còn lại của Bắc và Trung Phi bao gồm Ai Cập, Chad, Nigeria, Cộng hòa Dân chủ Congo, Bờ Biển Ngà và Mauritania được xếp loại có nguy cơ nguy hiểm cao. Mối lo bùng nổ dịch Ebola, cũng như các cuộc đụng độ giữa các giáo phái trên khắp lục địa đen được cho là lý do khiến các quốc gia ở châu Phi có thứ hạng thấp trong bảng xếp hạng.
“International SOS” cũng xếp hạng các quốc gia dựa theo mức độ rủi ro y tế dựa trên các yếu tố như tiêu chuẩn chăm sóc, mức độ sẵn sàng trong công tác chuyên môn, chất lượng dịch vụ cấp cứu và chăm sóc răng miệng.
Video đang HOT
Các quốc gia đạt được điểm số an toàn cao nhất là Nhật Bản, Australia, khu vực Tây Âu, Bắc Mỹ. Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ, Chile và phần lớn Đông Âu cũng được đánh giá là đang làm tốt nhiệm vụ chăm sóc y tế cho người dân.
Các quốc gia “đội sổ” theo bảng xếp hạng rủi ro y tế gồm có Niger, Libya, Somalia, Sudan, Yemen, Syria, Iraq, Afghanistan và Triều Tiên.
Tổ chức này cũng đưa ra bản đồ đánh giá mức độ an toàn giao thông của các quốc gia. Châu Phi, Trung Đông và châu Á được xếp hạng có rủi ro từ cao đến rất cao. Việt Nam cùng Thái Lan, Ả-rập Xê-út, Iran và Kazakhstan chia nhau các vị trí cuối cùng trong danh sách này.
Mức độ đậm của màu tỷ lệ thuận với mức độ rủi ro về an toàn giao thông. (Ảnh: International SOS)
Châu Âu, Bắc Mỹ, Australia được đánh giá cao, đồng nghĩa với việc tham gia giao thông ở các nước này an toàn và khả năng xảy ra tai nạn giao thông thường mức thấp tới rất thấp.
Một điểm bất ngờ là Ấn Độ, quốc gia ghi nhận khoảng 250.000 trường hợp thiệt mạng trong các tai nạn giao thông đường bộ mỗi năm lại được xếp ngang bằng với các địa diểm du lịch nổi tiếng như Ai Cập và Mexico.
(Nguồn: Express.co.uk)
SONG HY
Theo VTC
Mỹ rút quân khỏi châu Phi để dồn lực đối phó với Nga và Trung Quốc?
Quân đội Mỹ sẽ rút dần lực lượng đang tham gia vào các hoạt động chống khủng bố ở châu Phi trong vài năm tới để hỗ trợ trọng tâm hiện tại của Lầu Năm Góc là chống lại các mối đe dọa tới từ Nga và Trung Quốc.
Trong Chiến lược quốc phòng công bố vào cuối tháng 1/2018, Mỹ xác định Nga và Trung Quốc là trọng tâm cần phải đối phó, dấu hiệu mới nhất cho thấy các ưu tiên của Washington đang dịch chuyển sau hơn 1 thập kỷ tập trung vào cuộc chiến chống khủng bố.
"Sự tái tổ chức này dự báo sẽ làm thay đổi số lượng 7.200 quân nhân Mỹ đang hoạt động ở châu Phi trong vài năm tới", Tư lệnh Candice Tresch, phát ngôn viên của Lầu Năm Góc nói với Reuters.
Mỹ dự kiến sẽ rút dần lực lượng khỏi châu Phi trong 3 năm tới. (Ảnh: TNA)
Một quan chức Mỹ giấu tên cho biết việc cắt giảm quân có thể sẽ diễn ra trong 3 năm tới ở một số nước như Kenya, Cameroon và Mali.
Vai trò quân sự của Mỹ ở châu Phi đặc biệt được lưu tâm sau vụ việc các tay súng ở Nigieria phục kích và hạ sát 4 lính Mỹ.
Theo Reuters, Lầu Năm Góc đang quan ngại về một nước Nga hồi sinh, ảnh hưởng tới tiếng nói của Washington trong các cuộc xung đột ở Ukraine và Syria. Bộ Quốc phòng Mỹ cũng đang tập trung để đối phó trước sự bành trướng của Trung Quốc.
Quyết định rút quân khỏi châu Phi của Mỹ được đưa ra trong bối cảnh Nga và Trung Quốc đang tìm cách gia tăng ảnh hưởng ở châu Phi.
Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Liên Xô đã tạo ra các mối quan hệ quân sự và ngoại giao chặt chẽ với nhiều quốc gia châu Phi. Nga đang cố gắng hồi sinh các mối quan hệ đã mất sau khi Liên Xô sụp đổ. Kể từ khi phương Tây trừng phạt Nga vào năm 2014, Matxcơva đã ký 19 thỏa thuận hợp tác quân sự ở khu vực cận Sahara bao gồm Ethiopia, Nigeria và Zimbabwe.
Trong khi đó Trung Quốc nhiều năm qua đã duy trì hiện diện kinh tế ở châu Phi. Năm 2017, Bắc Kinh đi một bước xa hơn khi mở căn cứ quân sự đầu tiên bên ngoài Trung Quốc ở Djibouti.
Thông tin kế hoạch rút quân của Mỹ được đưa ra không lâu sau khi Ủy ban Chiến lược Quốc phòng công bố bản đánh giá Chiến lược quốc phòng năm 2018 của chính quyền Tổng thống Donald Trump. Theo tài liệu này, Mỹ đã mất đi lợi thế quân sự của mình ở mức độ nguy hiểm và có thể thua trong trường hợp chiến tranh với Trung Quốc hoặc Nga.
(Nguồn: Reuters)
SONG HY
Theo VTC
Lý do có thể khiến Mỹ rút quân khỏi châu Phi Trong vài năm tới, quân đội Mỹ sẽ rút dần lực lượng đang tham gia vào các hoạt động chống khủng bố ở châu Phi. Và mục tiêu của động thái này là nhằm hỗ trợ trọng tâm hiện tại của Lầu Năm Góc là chống lại các mối đe dọa tới từ Nga và Trung Quốc. Theo Reuters, quân đội Mỹ sẽ...